Hội chứng khoang

Một phần của tài liệu Đánh giá chẩn đoán và điều trị tổn thương động mạch ngoại vi trong chấn thương xương khớp tại bệnh viện Việt Đức 2007-201 (Trang 76)

- Tỷ lệ: có 25 trường hợp (28,4%) TTĐM kèm HCK khi tới viện (bảng 3.12), ngoài ra còn 2 trường hợp HCK xảy ra sau phục hồi lưu thông động mạch (bảng 3.12). Tỷ lệ này theo N.S.Hiền tỷ lệ này là 26,1%; Ménétray J và cộng sự là từ 3% - 17% trong gẫy hai xương cẳng chân (có hoặc không TTĐM) [7], [62]. Như vậy tỷ lệ gặp HCK trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hẳn so với các tác giả nước ngoài và cao hơn so với nghiên cứu của

N.S.Hiền, Có thể do cơ chế thương tổn gẫy kín hoặc do bệnh nhân đến viện muộn, không được xử trí đúng ngay từđầu.

- Chẩn đoán:

HCK được xác định dựa trên các triệu chứng lâm sàng đã nêu ở mục 1.3.3.1 và đo áp lực khoang theo phương pháp Whiteside (mục 1.3.3.2.5).

+ Thời gian xảy ra HCK

Chúng tôi hay gặp HCK xảy ra sau chấn thương sớm nhất là 3 giờ (gẫy mâm chầy, TTĐM khoeo) và muộn nhất là 4 ngày (gẫy trên lồi cầu). Các tác giả khác cũng có nhận xét tương tự. Theo Arnaud JP và cộng sự, dấu hiệu đau của HCK xảy ra từ 2 – 6 giờ sau chấn thương, 70% trong tổng số 99 trường hợp HCK xuất hiện sau 6 giờ kể từ khi chấn thương. Trong 10 trường hợp HCK ở trẻ em của Roger JM thì 2 trường hợp xuất hiện từ 12 – 16 giờ, 4 trường hợp xuất hiện từ 2 – 15 ngày, 4 trường hợp xuất hiện sau 15 ngày. Theo Ménétray J: trong số 100 trường hợp có HCK có 40% xuất hiện sau chấn thương từ 12 – 24 giờ [47], [60].

+ Triệu chứng:

Trong lâm sàng chúng tôi gặp một vài dấu hiệu hoặc đầy đủ các triệu chứng của HCK. Tuy nhiên theo Rowland SA, giá trị của các triệu chứng đó là khác nhau. Đau do giãn cơ thụ động là dấu hiệu lâm sàng có giá trị nhất nhưng nó có thể mất đi khi bệnh nhân có tổn thương thần kinh ngoại vi hay ở giai đoạn muộn của HCK. Các triệu chứng khác có giá trị giảm dần là: giảm cảm giác, giảm chức năng cơ, chi căng nề, mạch ngoại vi yếu nhưng hiếm khi mất. Màu sắc da và nhiệt độ có thể chưa bịảnh hưởng nhưng thiếu máu ngoại vi do chèn ép khoang có thể đã nặng. Điều đó nói lên tầm quan trọng trong việc thăm khám và phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu của HCK.

> 30 mmHg

Bệnh nhân hôn mê, Đa chấn thương, Triệu chứng lâm

sàng không rõ Đo áp lực khoang Theo dõi áp lực khoang và lâm sàng Mở cân Triệu chứng lâm sàng rõ < 30 mmHg < 30 mmHg Triệu chứng lâm sàng rõ > 30 mmHg Nghi ngờ HCK

Hình 11: Theo dõi hội chứng chèn ép khoang (Ngun: Bài ging ngoi khoa sau đại hc – Trường Đại hc Y Hà Ni).

Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào sử dụng phương pháp này nhưng cũng xin nêu ra ở đây để bàn luận về giá trị của phương pháp và điều kiện áp dụng. Thực tế lâm sàng chỉ cần đo khi các dấu hiệu khác của HCK không rõ, để tránh một cuộc mở cân không cần thiết (vì mở cân là yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng, chăm sóc vất vả, kéo dài thời gian nằm viện, nguy cơ chảy máu, mổ lại, thậm chí cắt cụt).

Một phần của tài liệu Đánh giá chẩn đoán và điều trị tổn thương động mạch ngoại vi trong chấn thương xương khớp tại bệnh viện Việt Đức 2007-201 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)