b/ Nguồn vốn xã hội hoá
1.5.3. Bài học kinh nghiệm về huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển giáo dục đại học, cao đẳng công lập ở Việt Nam
giáo dục đại học, cao đẳng công lập ở Việt Nam
1.5.3.1. Về huy động vốn đầu tư phát triển
Thứ nhất, tăng cƣờng đầu tƣ NSNN cho GDĐH đi đôi với đổi mới phƣơng
thức cấp phát ngân sách.
Phát triển giáo dục - đào tạo, trong đó, có GDĐHCĐ để đào tạo nguồn nhân lực cho CNH,HĐH đất nƣớc là một trong ba đột phá quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Trong thời gian tới, Nhà nƣớc vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển GDĐHCĐ. Tuy nhiên, Nhà nƣớc cần đẩy mạnh đầu tƣ
cho một số trƣờng ĐH mũi nhọn thay vì đầu tƣ dàn trải nhƣ hiện nay; có biện pháp
quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với các nguồn đầu tƣ từ NSNN thông qua hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đầu tƣ và chất lƣợng đào tạo. Thay đổi phƣơng thức cấp kinh phí cho các trƣờng ĐHCĐ công lập theo tiêu chí đánh giá ở đầu ra.
Thứ hai, các trƣờng ĐHCĐ cần nâng cao chất lƣợng đào tạo, gắn đào tạo với
nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
Nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về
chất lƣợng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao uy
tín và vị thế của các trƣờng ĐHCĐ. Điều đó sẽ góp phần thu hút ngày càng nhiều sinh viên theo học và do đó các cơ sở đào tạo ĐHCĐ sẽ có điều kiện tăng nguồn thu.
Xây dựng các trƣờng ĐHCĐ thành các trung tâm NCKH - công nghệ mạnh là một yêu cầu bức thiết. Việc NCKH không chỉ giúp cho giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt nhu cầu giảng dạy mà còn tăng nguồn thu cho các trƣờng. Hơn nữa, hiện nay nhu cầu chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ hiện đại từ các cá nhân, các doanh nghiệp là rất lớn, vì vậy, các trƣờng có thể tận dụng khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu cho xã hội, tăng nguồn thu cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Thứ ba, tăng cƣờng gắn kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp.
Hợp tác giữa trƣờng ĐHCĐ và doanh nghiệp trong NCKH và chuyển giao công nghệ, trong đào tạo cán bộ... vẫn là xu thế phổ biến trên thế giới. Hợp tác giữa trƣờng ĐHCĐ và doanh nghiệp đƣợc coi là mô hình kết hợp nghiên cứu và sản xuất. Sản phẩm cuối cùng của quá trình nghiên cứu là sở hữu của cả hai bên, doanh nghiệp và trƣờng ĐHCĐ cùng chia sẻ lợi nhuận. Trong quá trình hợp tác này, doanh nghiệp thu đƣợc lợi nhuận từ việc bán sản phẩm. Còn nhà trƣờng có nguồn thu từ việc hợp tác với doanh nghiệp.
Do vậy, các trƣờng ĐHCĐ cần chủ động thành lập cơ quan điều hành hoạt động hợp tác này trong nhà trƣờng. Có nhƣ vậy mới quy tụ đƣợc các nhà khoa học giỏi chuyên môn, hình thành đội ngũ nghiên cứu, từ đó hiệu quả hợp tác giữa trƣờng ĐHCĐ và doanh nghiệp đƣợc nâng cao, mang lại lợi ích cho các bên tham gia.
Thứ tư, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đóng góp từ thiện cho phát triển
giáo dục.
Ở Việt Nam hiện nay, việc khuyến khích và đƣa ra ý tƣởng khuyến khích đóng góp từ thiện từ các cá nhân, tổ chức, các nhà hảo tâm cho các trƣờng ĐHCĐ chƣa đƣợc
chỉ thực sự rầm rộ khi các trƣờng tổ chức các sự kiện lớn, do vậy, chƣa thu hút đƣợc nhiều và thƣờng xuyên.
Để thu hút đƣợc nhiều nguồn tài trợ, đóng góp từ thiện, các trƣờng cần thành lập và duy trì hoạt động thƣờng xuyên của ban liên lạc cựu SV, có hình thức vinh danh đối với những đóng góp của cựu SV và các nhà tài trợ, đồng thời, tuyên truyền sâu, rộng đến cộng đồng để huy động đƣợc ngày càng nhiều các nguồn đóng góp. Muốn làm đƣợc điều đó các trƣờng cần phải nâng cao chất lƣợng và uy tín trong đào tạo, NCKH, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài trợ cho sự nghiệp phát triển
của nhà trƣờng.
1.5.3.2. Về sử dụng vốn đầu tư phát triển
Thứ nhất, giảm chi phí và tăng hiệu quả: cắt giảm chi phí không chuyên môn
nhƣ: chi phí hành chính, xây dựng và bảo dƣỡng, có thể đánh giá chi phí các dịch vụ do trƣờng ĐH cung cấp, đấu thầu mang lại hiệu quả hơn, xây dựng cơ chế phân tích chi phí, liên hệ chi phí - lợi ích; xây dựng chi phí quy chuẩn, tính đầy đủ chi phí hoạt động để chào hàng với bên ngoài.
Thứ hai, xây dựng cơ cấu hành chính: chuyển giao trách nhiệm về tài chính
cho các đơn vị phụ trách các quyết định quan trọng cấp chuyên môn, hình thành cơ quan phân bổ nguồn lực nội bộ để huy động, phân bổ và theo dõi việc sử dụng các nguồn lực; phân bổ lại nhóm các đơn vị cơ bản: hình thành chi phí, hồ sơ kế toán xung quanh vấn đề chi phí, lợi nhuận; củng cố bộ phận kế toán nội bộ, tập trung chức năng mua bán vào một bộ phận nhằm kiểm soát tốt hơn.
Thứ ba, củng cố cơ cấu Hội đồng trƣờng các trƣờng ĐH để đại diện cho lợi ích
của cộng đồng chứ không phải chỉ lợi ích của riêng nhà trƣờng hoặc một thế lực nào đó.
Thứ tư, quản lý minh bạch và có trách nhiệm xã hội để giảm thiểu sự ngờ vực, đồng thời có thể cổ vũ cho một số hoạt động có rủi ro.
Thứ năm, xây dựng hệ thống thông tin quản lý: mối quan hệ giữa các trƣờng
ĐHCĐ và cơ quan quản lý cấp quốc gia cung cấp thông tin công khai tất cả các cấp thuộc trƣờng, các nguồn lực có đƣợc; đóng góp tất cả các chi phí và lợi ích có đƣợc từ hoạt động (chƣơng trình).