Đầu tư phát triển và vốn đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh hải dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 27 - 29)

Theo luật đầu tƣ năm 2005, đầu tƣ là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản, tiến hành đầu tƣ theo quy định của luật này và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

Đầu tư phát triển:

Phát triển xét theo phạm vi của một quốc gia, đó là quá trình thay đổi theo hƣớng tiến bộ về mọi mặt của xã hội, bao gồm sự thay đổi cả lƣợng và chất, là quá

Đầu tƣ phát triển chính là một phạm trù hẹp của đầu tƣ chỉ những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt đƣợc các kết quả đó. Nghĩa là, ngƣời có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm nâng cao đời sống của mọi ngƣời dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm, lắp đặt trang thiết bị và bồi dƣỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thƣờng xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Xét trong phạm vi quốc gia thì đó là những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có.

Trên giác độ tài chính thì đầu tƣ phát triển chính là quá trình chi tiêu để duy trì sự phát huy tác dụng của vốn cơ bản hiện có và bổ sung vốn cơ bản mới cho nền kinh tế, tạo nền tảng cho sự tăng trƣởng và phát triển xã hội trong dài hạn.

Đầu tƣ phát triển là tiền đề, là cơ sở cho các hoạt động đầu tƣ khác. Các hình thức đầu tƣ gián tiếp, dịch chuyển không thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tƣ phát triển.

Trong thời đại ngày nay, đầu tƣ phát triển là đầu tƣ gắn với quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phƣơng tiện, phƣơng pháp tiên tiến hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động cao.

Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tƣ. Nhƣ

vậy theo quan điểm kinh tế vĩ mô vốn đầu tƣ trong kinh tế bao gồm ba nội dung chính là: Vốn đầu tƣ làm tăng tài sản cố định; Vốn đầu tƣ tài sản lƣu động và Vốn đầu tƣ vào nhà ở.

Chỉ tiêu “Vốn đầu tƣ” với nội dung nhƣ trên là rất cần thiết cho việc tính toán các chỉ tiêu liên quan nhƣ: tích luỹ tài sản, vốn hiện có,... và dùng trong phân tích về hiệu quả của đầu tƣ và các phân tích khác có liên quan đến vốn đầu tƣ, đồng

Theo Tổng cục Thống kê, “vốn đầu tƣ là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hay duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tƣ thƣờng đƣợc thực hiện qua các dự án đầu tƣ và một số chƣơng trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lƣu động”.

Vốn đầu tư phát triển là những chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu

tƣ nhằm tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tƣ, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá, cầu cống, đƣờng xá); tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật). Nhƣ vậy, vốn đầu tƣ phát triển là một bộ phận của vốn đầu tƣ xã hội nói chung đƣợc đầu tƣ vào các lĩnh vực nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và từng lĩnh vực, từng đơn vị tổ chức nói riêng, vốn đầu tƣ phát triển luôn gắn liền với các hoạt động đầu tƣ phát triển; đầu tƣ phát triển là một phƣơng thức của đầu tƣ trực tiếp. Hoạt động đầu tƣ này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tƣ trực tiếp tạo ra của cải mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức đầu tƣ này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế ở mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh hải dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)