b/ Nguồn vốn xã hội hoá
1.4.1. Hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển GDĐT
1.4.1.1. Hiệu quả đầu tư phát triển
Hiệu quả của đầu tƣ phát triển là hiệu quả tổng hợp của hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và đảm bảo môi trƣờng trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững nhằm huớng tới chất lƣợng phát triển. Việc đánh giá hiệu quả đầu tƣ phát triển phải bao gồm cả đánh giá định tính và đánh giá định lƣợng, cả tầm mức vi mô và vi mô.
Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế của đầu tƣ phát triển là tổng thể các yếu
tố về lợi ích kinh tế đo đƣợc bằng việc giá trị hoá các yếu tố kinh tế thu đƣợc so với
các chỉ tiêu đo lƣờng về mặt kinh tế nhƣ: ICOR, GDP, GNI, …Do vậy có thể dùng các chỉ tiêu này để đánh giá.
Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội là chênh lệch giữa các lợi ích mà xã hội thu
nhận đƣợc và chi phí nguồn lực mà xã hội phải bỏ ra để đầu tƣ. Hiệu quả xã hội của đầu tƣ phát triển là tổng thể các yếu tố lợi ích về xã hội do thực hiện công việc đầu tƣ phát triển mang lại. Hiệu quả xã hội phải đặt trong mối liên hệ với hiệu quả kinh tế và sự cân đối hài hoà giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, đảm bảo định hƣớng phát triển KTXH, bản chất, mô hình của nền kinh tế.
Hiệu quả về mặt môi trường: Hiệu quả về mặt môi trƣờng của đầu tƣ phát
triển là song song với việc tăng cƣờng, phát triển mạnh đầu tƣ phát triển nhƣng đảm bảo hài hoà giữa phát triển KTXH và đảm bảo môi trƣờng. Nghĩa là đầu tƣ phát triển nhƣng môi trƣờng sinh thái phải đƣợc duy trì trong tầm mức, tiêu chuẩn quy định, không ảnh huởng lớn đến môi trƣờng.
Hiệu quả về phát triển bền vững: Hiệu quả của đầu tƣ phát triển về phát triển
bền vững là việc đầu tƣ phát triển đƣa lại sự tăng trƣởng, phát triển kinh tế, xã hội cùng với việc đảm bảo môi trƣờng và phát triển phải bền vững.
Hiệu quả tổng hợp: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tƣ phát triển nói trên
có mức độ, phạm vi và điều kiện tác động khác nhau. Khi tổ hợp các tác động này có những yếu tố bổ sung làm tăng sự tác động tích cực của yếu tố khác nhƣng cũng có những yếu tố lại tác động tiêu cực đến yếu tố khác khi cùng tác động. Do vậy để đánh giá một cách chung nhất hiệu quả của hoạt động đầu tƣ phát triển cần phải xét hiệu quả tổng hợp. Có nhiều phƣơng pháp để tính toán hiệu quả tổng hợp. Ðơn giản thì có phƣơng pháp cho điểm, phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia. Phức tạp hơn có phƣơng pháp hồi quy, phƣơng pháp số bình quân đa chiều, ... Sử dụng phƣơng pháp này, phƣơng pháp khác hoặc tổ hợp các phƣơng pháp là tuỳ thuộc nguời đánh giá lựa chọn trong những trƣờng hợp cụ thể. Nhƣng dù sử dụng phƣơng pháp nào thì cũng cần phải xác định rõ ràng.
1.4.1.2. Hiệu quả về huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển Giáo dục đào tạo
Hiệu quả huy động vốn đầu tƣ phát triển giáo dục đào tạo là mức độ động viên, khai thác các nguồn lực của xã hội (bao gồm trong nƣớc và nƣớc ngoài) để
bỏ ra để huy động khai thác các nguồn lực của xã hội. Hiệu quả huy động vốn có thể đƣợc đo lƣờng bẳng số tuyệt đối qua từng năm với từng nguồn lực của xã hội và so sánh giữa các năm để xem xét đánh giá sự biến động của hiệu quả huy động giữa các năm.
Hiệu quả huy động vốn có thể đƣợc đo lƣờng bẳng số tƣơng đối là so sánh nguồn lực đƣợc huy động cho đầu tƣ phát triển giáo dục đào tạo với tổng nguồn lực đó, nhƣ so sánh với GDP, thu nhập bình quân đầu ngƣời, tỷ trọng các nguồn lực huy động, tốc độ tăng trƣởng hàng năm của vốn đầu tƣ, cơ cấu các khoản chi tiêu của ngƣời dân trong đó có chi tiêu cho giáo dục... qua đó đánh giá hiệu quả huy động.
Đối với mỗi cơ sở giáo dục đào tạo hiệu quả huy động vốn đầu tƣ phát triển đƣợc đánh giá bằng các chỉ tiêu nhƣ: tỷ trọng vốn đầu tƣ so với tổng nguồn thu, quy mô của mỗi nguồn vốn đầu tƣ đƣợc huy động, tốc độ tăng trƣởng hàng năm của vốn đầu tƣ.
Hiệu quả về sử dụng vốn đầu tƣ phát triển Giáo dục đào tạo là mối quan hệ tƣơng quan giữa kết quả đầu ra khi sử dụng vốn đầu tƣ phát triển với số vốn đầu tƣ phát triển đƣợc sử dụng trong quá trình tiến hành các hoạt động giáo dục đào tạo. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển giáo dục đào tạo thƣờng đƣợc xem xét trên các khía cạnh cơ bản sau:
- Hiệu quả kinh tế:
Thứ nhất, Giáo dục đào tạo là con đƣờng cơ bản nhất để tích luỹ vốn nhân
lực - nhân tố quyết định tăng năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Đào tạo nên một lớp ngƣời mới có năng lực cần thiết để đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất cụ thể. Đối với sự phát triển nền kinh tế thì đây là lực lƣợng quan trọng vào bậc nhất.
Thứ hai, Giáo dục đào tạo có vai trò quyết định đến phát triển và làm chủ KHCN hiện đại, nhân tố bảo đảm cho sự tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững. Giáo dục đào tạo có chức năng truyền bá kiến thức khoa học cho những ngƣời có năng lực học tập và vận dụng vào thực tế. Không những đào tạo đƣợc đội ngũ cán bộ khoa học mà còn sản sinh ra kiến thức khoa học thông qua hệ thống Nghiên cứu khoa học của các trƣờng Đại học.
Thứ ba, Giáo dục đào tạo góp phần quan trọng thúc đẩy việc hình thành và
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân phù hợp với xu hƣớng phát triển của mọi
- Hiệu quả về chính trị - xã hội: Trong lịch sử phát triển xã hội loài ngƣời, từ khi xã hội có giai cấp, có Nhà nƣớc thì Giáo dục đào tạo luôn là công cụ quan trọng của Nhà nƣớc. Xét về bản chất, Giáo dục đào tạo thực sự gắn bó với xu hƣớng chính trị tiến bộ. Nền giáo dục nƣớc ta hiện nay là nền giáo dục đƣợc ra đời và phát triển nhờ một thể chế chính trị cách mạng tiến bộ. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa và độc lập đƣợc quán
triệt một cách sâu rộng trong toàn bộ hệ thống giáo dục giáo dục Việt Nam.
- Hiệu quả về tư tưởng văn hoá: Giáo dục đào tạo không chỉ tạo ra con ngƣời
phát triển về trí tuệ, kỹ năng lao động mà còn đảm bảo cho việc hình thành một hệ tƣ tƣởng, hình thành một nếp sống mới trên nền tảng của một nền văn hóa mới, nhân sinh quan mới. Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển Giáo dục đào tạo không giống nhƣ các ngành sản xuất khác. Việc bỏ vốn đầu tƣ vào Giáo dục đào tạo, không thể đo đếm hiệu quả bằng các chỉ tiêu kinh tế nhƣ doanh thu, lợi nhuận; hiệu quả của hoạt động đầu tƣ phải sau một thời gian dài mới thấy đƣợc hiệu quả. Chính vì vậy, đầu tƣ phát triển Giáo dục đào tạo đó là thành quả của hoạt động đầu tƣ phát triển không thể lƣợng hóa bằng các con số về lợi nhuận một cách cụ thể, mà chỉ đƣợc nhận thấy qua các chỉ tiêu nếu xét trên góc độ tổng thể là số trƣờng lớp đƣợc xây dựng mới, tỷ lệ sinh viên/dân số, số sinh viên tốt nghiệp hàng năm, tỷ lệ số sinh viên tốt nghiệp có việc làm/số sinh viên tốt nghiệp, tỷ lệ gia tăng về quy mô sinh viên hàng năm, tỷ lệ số sinh viên có việc làm đúng ngành nghề đào tạo/số sinh viên có việc làm, số lƣợng các công trình nghiên cứu khoa học hàng năm của các cơ sở Giáo dục đào tạo…Nếu xét trên góc độ chi tiết của mỗi lĩnh vực đầu tƣ là hiệu quả khai thác sử dụng nhƣ: hiệu quả khai thác sử dụng cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ, trang thiết bị thực hành, thí nghiệm phục vụ đào tạo, hiệu quả khai thác sử dụng thƣ viện, quy mô và chất lƣợng đội ngũ, quy mô và chất lƣợng các công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình tài liệu đƣợc biên soạn, so với quy mô vốn đầu tƣ cho từng lĩnh vực, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển giáo dục đào tạo nói chung, mỗi cơ sở đào tạo nói riêng.