b/ Nguồn vốn xã hội hoá
1.3.1. Các lĩnh vực đầu tư phát triển GDĐHCĐ công lập
1.3.1.1. Chi đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực đối với các trƣờng ĐHCĐ là đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên.
Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực trong các trƣờng ĐHCĐ, bao gồm đầu tƣ cho hoạt động đào tạo đội ngũ giảng viên, đội ngũ nghiên cứu viên và cán bộ quản lý, nhân viên có khả năng nắm bắt theo kịp thời các tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với chuyên môn mà họ đảm nhận, đầu tƣ cho việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ lao động trong nhà trƣờng.
Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến nâng cao chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trƣờng ĐHCĐ.
Một trƣờng ĐHCĐ muốn phát triển, muốn đào tạo ra đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội phải có đội ngũ giảng viên đạt chuẩn. Đội ngũ giảng viên phải đƣợc đào tạo cơ bản không chỉ có bằng cấp cao mà phải có trình độ thực thụ về lĩnh vực chuyên môn mà họ phụ trách. Làm thầy không chỉ có trình độ cao mà còn phải có khả năng truyền thụ kiến thức cho ngƣời học và phải có khả năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sự phát triển của nhà trƣờng cũng nhƣ phục vụ phát triển kinh tế đất nƣớc. Ở các nƣớc tiên tiến các trƣờng đại học không chỉ là nơi đào tạo nhân lực chất lƣợng cao, mà còn là nơi nghiên cứu khoa học. Nhiều phát minh, sáng chế đƣợc nghiên cứu ra từ các trƣờng đại học chứ không phải chỉ ở các viện nghiên cứu.
Đối với Việt Nam các trƣờng đại học có bề dày lịch sử trên nửa thế kỉ nhƣng đội ngũ giảng viên vẫn còn yếu về năng lực giảng dạy và nghiên cứu, còn các trƣờng ĐHCĐ mới thành lập thì chất lƣợng đội ngũ lại càng thiếu và yếu. Tình trạng cử nhân dạy cử nhân vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều trƣờng. Ngay cả đội ngũ giảng viên có trình độ trên đại học do đào tạo chủ yếu ở các trƣờng đại học trong nƣớc, đào tạo chạy theo số lƣợng nên chất lƣợng cũng còn rất hạn chế. Vì vậy, đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực cho các trƣờng ĐHCĐ ở Việt Nam hiện nay là vấn đề cấp thiết trong xu thế cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ngày càng cao hiện nay.
Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực không chỉ quan tâm đào tạo nguồn nhân
ngũ đó, cũng nhƣ đầu tƣ thu hút các nhà khoa học tham gia giảng dạy (bao gồm cả
các nhà khoa học nước ngoài). Vì vậy, chính sách trả lƣơng phải theo quan điểm
đầu tƣ phát triển, chứ không phải theo chế độ lƣơng bổng bình quân nhƣ hiện nay. Với chính sách tiền lƣơng hiện hành không thể kích thích các giảng viên có trình độ say mê giảng dạy, nghiên cứu khoa học và thu hút các nhà khoa học giỏi tham gia giảng dạy.
1.3.1.2. Chi đầu tư hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo
Đầu tƣ nghiên cứu khoa học và triển khai các hoạt động khoa học công nghệ, là một nội dung quan trọng trong đầu tƣ phát triển các trƣờng ĐHCĐ hiện nay. Đầu tƣ nghiên cứu khoa học tùy từng lĩnh vực và ngành đào tạo mà có nội dung khác nhau. Có thể tập trung đầu tƣ vào một số lĩnh vực chủ yếu sau:
- Đầu tƣ biên soạn, xuất bản và chuyển giao các giáo trình và tài liệu phục vụ nghiên cứu, học tập và giảng dạy. Đây là vấn đề phức tạp và còn có nhiều quan điểm khác nhau trong việc đầu tƣ, nhƣ có thể đầu tƣ cho nhập giáo trình từ các trƣờng đại học tiến tiến trong nƣớc và nƣớc ngoài, hoặc đầu tƣ cho tự biên soạn và xuất bản. Dù bằng con đƣờng nào thì để có hệ thống giáo trình và tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập cho giảng viên và sinh viên đòi hỏi các trƣờng phải có kế hoạch dài hạn cho Đầu tƣ phát triển lĩnh vực này. Tình trạng nhiều trƣờng ĐHCĐ không có giáo trình và tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập của sinh viên đảm bảo chất lƣợng đang tồn tại khá phổ biến. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng đào tạo của các trƣờng ĐHCĐ ở Việt Nam hiện nay còn thấp, chƣa theo kịp xu hƣớng phát triển của nền kinh tế và nhu cầu xã hội.
- Đầu tƣ cho nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học, công nghệ. Đây là lĩnh vực cho đến nay nhiều trƣờng ĐHCĐ ở Việt Nam chƣa thực hiện đƣợc hoặc thực hiện nhƣng hiệu quả còn thấp, nhiều nơi còn nặng về hình thức, phong trào. Muốn các trƣờng ĐHCĐ trở thành các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lƣợng cao thì các trƣờng cần dành một lƣợng vốn thỏa đáng cho đầu tƣ triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ. Trong đó đặc biệt là đầu tƣ cho nghiên cứu các đề tài phục vụ giảng dạy, học tập, đề tài gắn giảng dạy với nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở địa phƣơng sở tại của nhà trƣờng.
Đầu tƣ triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ không chỉ cho đội ngũ giảng viên mà cần quan tâm đến nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Đây là hƣớng đầu tƣ vừa có ý nghĩa nâng cao chất lƣợng đào tạo, vừa có ý nghĩa nâng cao năng lực nghiên cứu của sinh viên trong qua trình học tập, để khi họ ra trƣờng có
Hoạt động nghiên cứu đƣợc thực hiện ở các cơ sở GDĐH là một trong ba chức năng cơ bản của trƣờng ĐHCĐ, cùng với dạy học và thực hiện các dịch vụ. Hoạt động nghiên cứu đƣợc cung cấp tài chính nhƣ thế nào là một việc rất quan trọng, đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét.
Thứ nhất, nhiều nƣớc tài trợ cho nghiên cứu cùng với giảng dạy bằng cách cấp
một khoản trọn gói cho các trƣờng. Lý do căn bản của cách làm này là khó mà chia cắt việc nghiên cứu ra khỏi chức năng giảng dạy và do đó nên cung cấp tài chính cho hai việc đó cùng với nhau. Tuy vậy, cách làm này có một trở ngại là các quan chức nhà nƣớc đã từ bỏ quyền đƣợc quyết định các trƣờng nên nghiên cứu những đề tài gì thay vì đáng lẽ họ phải coi đây là một vấn đề của hoạch định chính sách.
Thứ hai, ngay cả khi những nghiên cứu thực hiện ở các trƣờng đƣợc cung
cấp tài chính riêng tách khỏi nguồn tài chính cho giảng dạy, vẫn có câu hỏi về việc nên cung cấp tài chính theo từng dự án, thƣờng là qua thủ tục đẳng duyệt (peer review), hoặc là nguồn tài chính nên đƣợc giao về cho các trƣờng dựa trên một số tiêu chí nhất định. Hệ thống tài chính của Anh cung cấp tài chính cho nghiên cứu dựa trên đánh giá chất lƣợng tổng thể và khả năng nghiên cứu của từng trƣờng. Hệ thống liên bang Hoa Kỳ áp dụng cơ chế đẳng duyệt theo từng dự án. Nhƣng, việc cung cấp tài chính cho nghiên cứu ở cấp tiểu bang thì lại đƣợc thực hiện cùng với tài chính cho giảng dạy và các hoạt động khác.
Thứ ba, một vấn đề khác nữa là có nên dùng nguồn thu từ học phí, để chi trả
cho việc nghiên cứu và các hoạt động liên quan hay không, kể cả chi gián tiếp cho đào tạo sau đại học, nhƣ thƣờng thấy ở Mỹ, khi các nghiên cứu sinh vẫn đƣợc miễn học phí và đƣợc nhận một khoản sinh hoạt phí đƣợc trả bằng nguồn thu học phí của sinh viên bậc đại học.
Thứ tư, ở một số nƣớc, ngày càng nhiều các dự án nghiên cứu do các trƣờng
thực hiện đang đƣợc các công ty tƣ nhân cung cấp tài chính nhằm đƣợc chia sẻ lợi ích từ những khám phá trong nghiên cứu cơ bản cũng nhƣ trong nghiên cứu ứng dụng. Điều này có thuận lợi là làm tăng nguồn lực tài chính cho việc nghiên cứu của các trƣờng, làm giảm mức độ dựa cậy vào nguồn NSNN, nhƣng nó làm nảy sinh những câu hỏi về mặt đạo đức, về quyền của các tổ chức tƣ nhân trong việc xác lập những ƣu tiên trong nghiên cứu.
Ở Việt Nam nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học công nghệ của các trƣờng đại học, cao đẳng bao gồm: NSNN, kinh phí từ các dự án song phƣơng và đa phƣơng với nƣớc ngoài, kinh phí từ các nguồn tự thu của các nhà trƣờng, kinh
nghệ ban hành theo Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg ngày 28/9/2004 của Thủ tƣớng Chỉnh phủ. Kinh phí đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ của các trƣờng đại học, cao đẳng theo định hƣớng cơ bản sau:
Thứ nhất, Nhà nước tăng đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ cho các
trường đại học: đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ, tăng kinh
phí nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản định hƣớng ứng dụng. Quy định định mức nghiên cứu khoa học, kết quả nghiên cứu đƣợc công bố đối với cán bộ giảng dạy của các trƣờng đại học phù hợp với chức danh.
Thứ hai, Xây dựng cơ chế liên kết giữa trường đại học và tổ chức nghiên cứu
và phát triển: xây dựng và thực hiện các quy chế về kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo
và chuyên môn đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển và các trƣờng ĐHCĐ, về khuyến khích cán bộ nghiên cứu thuộc các tổ chức nghiên cứu và phát triển tham gia giảng dạy, về dùng chung phòng thí nghiệm và thiết bị phục vụ nghiên cứu và giảng dạy.
Thứ ba, Đẩy mạnh liên kết giữa trường đại học đối với cơ sở sản xuất, doanh
nghiệp: các trƣờng đại học thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà
nƣớc và ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ, chuyển giao kết quả nghiên cứu với các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các trƣờng đại học công nghệ thực hiện nhiệm vụ ƣơm tạo công nghệ và ƣơm tạo doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khoa học và công nghệ để sớm hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.
Trong giai đoạn 2001-2008, hoạt động nghiên cứu khoa học của các trƣờng đại học, cao đẳng, các viện và các trung tâm nghiên cứu bám sát các nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Các trƣờng đại học phải là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống. Bằng các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thực hiện các đề tài, dự án thuộc các chƣơng trình khoa học công nghệ và các chƣơng trình khoa học xã hội và nhân văn cấp Nhà nƣớc, các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nƣớc. Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, chú trọng các ứng dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng chống thiên tai.
- Nghiên cứu những vấn đề khoa học giáo dục và quản lý giáo dục: đổi mới
quản lý giáo dục đào tạo. Gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo, sản xuất kinh doanh, liên kết giữa các trƣờng đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp.
- Đầu tƣ tăng cƣờng năng lực nghiên cứu cho hoạt động khoa học và công nghệ trong các trƣờng ĐH, CĐ, tập trung vào một số trƣờng trọng điểm.
1.3.1.3. Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
Các trƣờng ĐHCĐ chỉ có thể đi vào hoạt động đào tạo có chất lƣợng khi hệ thống cơ sở vật chất đã đƣợc xây dựng đồng bộ và hiện đại. Hiện nay các trƣờng ĐHCĐ ở Việt Nam mặc dù đã đi vào hoạt động hàng chục năm nhƣng hệ thống cơ sở vật chất vẫn còn lạc hậu và thiếu đồng bộ. Tình trạng dạy chay, học chay, sinh viên chủ yếu học lý thuyết còn kỹ năng thực hành rất hạn chế đang khá phổ biến ở các trƣờng đại học và cao đẳng. Nhiều trƣờng thuộc khối kỹ thuật, công nghệ sinh viên ra trƣờng đƣợc các nhà tuyển dụng vào làm việc đều phải đào tạo lại, nhiều nhà tuyển dụng muốn tuyển đội ngũ cử nhân chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu công việc gặp rất nhiều khó khăn.
Đối với các trƣờng ĐHCĐ đầu tƣ phát triển sẽ tạo ra hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, nhƣ giảng đƣờng, thƣ viện, các phòng thí nghiệm, các cơ sở thực nghiệm, các phòng thực hành, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất, ký túc xá sinh viên.v.v… Đó là cơ sở vật chất có ý nghĩa rất quyết định đến việc nâng cao chất lƣợng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đầu tƣ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thƣ viện, phòng thực hành, thí nghiệm trong GDĐH, cụ thể hơn là việc xây dựng cơ sở vật chất hay trang bị mới các thiết bị hiện đại có xu hƣớng đƣợc cung cấp tài chính theo nhiều cách. Một số nƣớc chi trả cho loại chi phí này với cùng một cơ chế cấp phát tài chính cho giảng dạy, hoạt động, và các dự án nghiên cứu khả thi. Nhƣng trong nhiều trƣờng hợp khác, chi phí về cơ sở vật chất thƣờng đƣợc trả thông qua các nguồn lực tƣ nhân, qua phát hành trái phiếu mà việc hoàn trả dựa trên nguồn thu từ các khoản ủng hộ liên quan, hoặc qua quyên góp và hiến tặng ở những nƣớc mà tƣ nhân là một nguồn lực tài chính quan trọng. Khoản chi cho trang bị cũng có thể dựa trên học phí, nhƣ một nguồn tài chính chủ yếu cho cơ sở vật chất. Nhìn chung, tốt hơn là các chi phí về cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị không nên đƣợc cấp phát tài chính với cùng một cơ chế nhƣ chi giảng dạy và chi thƣờng xuyên, vì việc chi trả cho những nhu cầu ngắn hạn có thể hạn chế chi trả cho những nhu cầu dài hạn và phù hợp với quy chế về nâng cấp cơ sở.
1.3.2. Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển GDĐHCĐ công lậptrong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế