Cơ chế quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh hải dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 67 - 70)

b/ Nguồn vốn xã hội hoá

1.5.2. Cơ chế quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính

Thực tế ở Australia, trên cơ sở hình thức cấp phát và kiểm soát, theo hình thức trọn gói trong 03 năm, tuy vậy đây là con số dự kiến. Thực tế tiến hành 2 tuần 1 lần thông qua việc rút kinh phí ở ngân hàng, căn cứ vào từng năm giữa thực tế và số kế hoạch nếu giao động nhỏ ~ 3% (tăng hoặc giảm) mức cấp thực tế cho năm tới không có sự điều chỉnh, nếu giao động lớn sẽ phải điều chỉnh lại phù hợp số thực hiện của năm trƣớc [37, tr101].

Việc quản lý, sử dụng chi tiêu do trƣờng đại học quyết định, Chính phủ không quy định cụ thể dùng vào việc gì, song việc kiểm soát là:

+ Kiểm tra đầu ra dựa trên nhà trƣờng phải cung cấp cho xã hội bao nhiêu

+ Thủ tục hành chính: hoá đơn, chứng từ... nhà trƣờng phải tuân thủ, sẽ đƣợc kiểm toán độc lập.

+ Việc rút tiền mặt ở quĩ công chi công việc rất khó khăn, các cơ quan ở

Australia hầu nhƣ đều dùng séc và credit card thay chi tiền mặt.

Đối với các trƣờng ĐH ở Mỹ, theo luật liên bang, mỗi bang và các vùng phụ thuộc có trách nhiệm phát triển hệ thống GDĐH của địa phƣơng, cụ thể họ phải xây dựng các trƣờng ĐH công lập thông qua việc cấp đất, ngân sách hàng năm và biên chế cán bộ, lập Hội đồng quản trị để quản lý công tác điều hành của Hiệu trƣởng. Tham gia quản lý hệ thống các trƣờng ĐH NCL bằng nhiều hình thức nhƣ cấp đất và cử ngƣời tham gia Hội đồng quản trị. Lƣợng trƣờng ĐH công lập do chính quyền Bang, quận, thành phố lập và quản lý chiếm 45% tổng số các trƣờng ĐH. Không có trƣờng ĐH do trung ƣơng quản lý, 46% trƣờng của các tổ chức tƣ nhân, 9% còn lại là các cơ sở đào tạo trên trung học, đào tạo nghề của 1 chủ sở hữu [37, tr 102].

Hầu hết các trƣờng ĐH ở Mỹ về tổ chức đều khá giống nhau, quản lý trực tiếp là một Hội đồng quản trị (công hay tƣ). Đứng đầu trong công tác điều hành ở cấp ĐH là một Giám đốc hay Hiệu trƣởng, dƣới trƣờng ĐH là các trƣờng trực thuộc nhỏ hơn và đứng đầu là một Hiệu trƣởng.

Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trƣờng đại học:

Các trƣờng ĐH thiết lập một khung quản trị năng động, tự chủ và độc lập để các trƣờng có thể mang lại sức sống mới từ việc học tập các trƣờng ĐH khác trong một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và đƣợc hoàn toàn tự chủ để phát huy năng lực và đặc tính của nhà trƣờng.

Ở Nhật Bản, tập đoàn hoá các trƣờng ĐH hƣớng tới một số tiêu chí: tính tự chủ của các trƣờng ĐH, tiếp cận có chủ đích tới “sự quản lý hiệu quả”; tăng cƣờng kiểm tra, giám sát từ hệ thống ngoài trƣờng ĐH; hệ thống tuyển dụng nhân sự tự chủ; và việc đánh giá các trƣờng ĐH đƣợc thực hiện bởi tổ chức thứ ba (tức là cộng đồng trong bộ ba: Nhà nƣớc - trƣờng ĐH- cộng đồng). Nhƣ vậy, tập đoàn hoá không bao hàm các nội dung có liên quan đến việc phát triển các hoạt động giáo dục và nghiên cứu trong các trƣờng ĐH. Tập đoàn hoá không phải là quá trình biến trƣờng ĐH thành doanh nghiệp (business company). Tuy vậy, khi trƣờng ĐH đƣợc tự chủ trong việc cân đối chi phí, cạnh tranh trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, giảm học phí để hấp dẫn SV và tăng cƣờng nguồn lực (hấp dẫn các giáo sƣ,

giảng viên giỏi bằng chế độ lƣơng cao, hiện đại hoá điều kiện làm việc, trang thiết

bị) thì sáng nghiệp trở nên nhiệm vụ rất quan trọng của trƣờng ĐH bên cạnh giáo dục và nghiên cứu. Bƣớc vào thế kỷ 21, các trƣờng ĐH phải là nơi phát sinh tri thức, thu thập các tƣ duy sáng nghiệp và sự tinh khôn. Sáng nghiệp bổ sung một

chiều thứ ba vào các hoạt động hàn lâm bằng cách chuyển sự sáng tạo thành tầm

nhìn, chuyển tƣ duy đổi mới thành dự án và chuyển sự đam mê thành chấp nhận rủi ro để hành động. Vì vậy, các trƣờng ĐH phải có chức năng sáng nghiệp, đây là chức năng rất quan trọng của trƣờng ĐH bên cạnh giáo dục và nghiên cứu. Tập đoàn hoá là quá trình đƣa chức năng sáng nghiệp vào các trƣờng ĐH, thể hiện bằng sự liên kết giữa ĐH - doanh nghiệp - cộng đồng.

Thứ nhất, đối với doanh nghiệp, cộng đồng là nguồn khách hàng, ngƣời sử dụng sản phẩm của các trƣờng ĐH thông qua việc sử dụng các sản phẩm đào tạo: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ; NCKH (phát minh, sáng chế...); dịch vụ (các khoá học, bồi dƣỡng, tập huấn...). Doanh nghiệp, cộng đồng là nguồn đầu tƣ bổ sung cho các trƣờng ĐH bằng việc xây dựng các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu... cung cấp kinh phí nghiên cứu theo đơn đặt hàng; cung cấp các loại học bổng, hỗ trợ SV thực tập, nghiên cứu; trả kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng theo đặt hàng. Doanh nghiệp, cộng đồng là ngƣời phản biện, kiểm định cho các hoạt động của trƣờng ĐH: chất lƣợng, khả năng hữu dụng sản phẩm đào tạo, NCKH, dịch vụ, các khung chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo. Doanh nghiệp, cộng đồng là ngƣời tham gia công tác đào tạo, NCKH của trƣờng ĐH để tạo môi trƣờng để SV, học viên cọ xát thực tiễn; hƣớng dẫn SV, học viên thực tập, NCKH, khoá luận, luận án; tham gia giảng dạy (lý thuyết, thực hành); hình thành, nâng cao kỹ năng sống, làm việc cho SV, học viên.

Thứ hai, đối với trƣờng ĐH là nhà sản xuất, nhà cung ứng các sản phẩm cho

doanh nghiệp, xã hội: sản phẩm đào tạo, NCKH, dịch vụ. Trƣờng ĐH là ngƣời có thể giúp doanh nghiệp, cộng đồng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tạo ra các sản phẩm mới, nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, năng suất lao động, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh, phát huy nội lực.

Trƣờng ĐH là ngƣời tiếp nhận đầu tƣ, hỗ trợ từ doanh nghiệp, xã hội. Muốn vậy, trƣờng ĐH, doanh nghiệp cần triển khai hợp tác với nhau, trên cơ sở nội dung

- Đổi mới tƣ duy về vai trò, chức năng quản lý đại học, ngoài cơ sở đào tạo, trƣờng ĐH phải có các cơ sở và nhóm nghiên cứu, các trung tâm dịch vụ, doanh nghiệp trong trƣờng ĐH.

- Xây dựng khung pháp lý chính sách khuyến khích hỗ trợ hợp tác đảm bảo sự phát triển thị trƣờng KHCN, nhân lực; quyền sở hữu trí tuệ; tính tự chủ, độc lập của trƣờng ĐH; sự đầu tƣ mạo hiểm; tạo sân chơi chung cho doanh nghiệp - trƣờng ĐH

thông qua vƣờn ƣơm KHCN, công viên khoa học...

- Xây dựng củng cố lòng tin doanh nghiệp - trƣờng ĐH tạo sự minh bạch, hai bên cùng kiểm soát, giao lƣu thƣờng xuyên... Đa dạng nguồn kinh phí từ hai phía và các bên có liên quan, xã hội hoá hoạt động KHCN, GDĐT và đẩy mạnh hợp tác quốc tế (công nghệ đào tạo, thiết bị, đội ngũ giáo viên, tạo cơ hội cho sinh viên thực tập tiếp cận, giao lƣu sinh viên quốc tế).

Thứ ba, vai trò cơ quan quản lý nhà nƣớc phải đƣợc tăng cƣờng: mở rộng và

trao quyền tự chủ cho các trƣờng ĐH liên kết, bắt tay với các doanh nghiệp trong quá trình thu hút các nguồn lực để phát triển, đòi hỏi phải có các khung pháp lý, hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, đảm bảo tính ổn định, bền vững. Việc đó thuộc trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nƣớc, các nhà quản lý.

Tập đoàn hoá các trƣờng ĐH hoàn toàn không đồng nghĩa với doanh nghiệp hoá các trƣờng ĐH (S. Gopinathan, SNIE). Ngoài thu nhập của nhà trƣờng thông qua các hoạt động sáng nghiệp, các nhà doanh nghiệp, công nghệ tƣơng lai sau này sẽ là lực lƣợng chủ chốt xây dựng quỹ endowment (bảo trợ) cho nhà trƣờng khi họ thành đạt trong kinh doanh và công nghệ. Các trƣờng ĐH vẫn phát triển đƣợc trong cơ chế thị trƣờng bởi vì hai chức năng khác: nghiên cứu và sáng nghiệp giúp cho GDĐH gắn kết hữu cơ với không chỉ thị trƣờng lao động mà cả thị trƣờng KHCN và sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh hải dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)