Đánh giá trong dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo Dự án nội dung Hệ thức lượng trong tam giác chương trình Hình học lớp 10, Ban cơ bản (Trang 50)

sin co sx sin cos xc a b

1.2.9. Đánh giá trong dạy học theo dự án

1.2.9.1. Đánh giá trong dạy học

Theo Nguyễn Bá Kim: "Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc" [13]

Định nghĩa tổng quát đó có thể áp dụng vào giáo dục với nhiều cấp độ khác nhau. Đánh giá hệ thống giáo dục của một quốc gia, đánh giá một đơn vị giáo dục, đánh giá giáo viên và đánh giá ngƣời học.

Trong dạy học môn Toán, đánh giá được thể hiện không chỉ ở kết quả điểm số bài kiểm tra của người học mà còn cả ở thái độ xác nhận đúng, sai của

52

giáo viên và người học trong giờ học. Căn cứ để đánh giá là bài kiểm tra cùng với quá trình theo dõi tinh thần, thái độ học tập của người học.

Việc đánh giá ngƣời học cần đảm bảo các yêu cầu sƣ phạm sau: [12]

- Tính khách quan: Phải đảm bảo sự vô tƣ của ngƣời đánh giá, tránh tình cảm

cá nhân, thiên vị. Phải đảm bảo tính trung thực của ngƣời đƣợc đánh giá, chống quay cóp, gian lận trong khi kiểm tra. Phải đánh giá sát với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học, tránh những nhận định chủ quan, áp đặt, thiếu căn cứ.

- Tính toàn diện về các mặt trong mục đích dạy học: Trong một bài kiểm tra

cụ thể, một đợt đánh giá nào đó có thể nhằm vào một vài mục đích trọng tâm nào đó, song toàn bộ hệ thống đánh giá phải đạt yêu cầu toàn diện, không chỉ về mặt kiến thức mà cả về kỹ năng, thái độ và tƣ duy.

- Tính hệ thống: Việc đánh giá phải đƣợc tiến hành theo kế hoạch chủ động

cho cả quá trình, có hệ thống, bao gồm: Đánh giá thƣờng xuyên, đánh giá sau khi học từng nội dung, đánh giá định kỳ, tổng kết cuối năm học, khoá học.

- Tính công khai: Kết quả của việc đánh giá phải đƣợc công bố kịp thời để ngƣời học có thể tự đánh giá, tự xếp hạng trong tập thể, để tập thể ngƣời học hiểu biết lẫn nhau, học tập giúp đỡ nhau cùng phấn đấu đạt kết quả tốt, cùng nhau tiến bộ.

1.2.9.2. Đánh giá trong dạy học theo dự án

Trong các tài liệu viết về dạy học theo dự án của Intel và Hiệp hội Công nghệ trong Giáo dục Quốc tế [22], dự án Việt - Bỉ [2] hay theo các tác giả Bernd Meier, Nguyễn Văn Cƣờng [26], để đáp ứng đƣợc các vấn đề trong đánh giá và phù hợp với dạy học theo dự án, đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết là những hình thức đánh giá rất cần thiết và phù hợp để có thể khẳng định đƣợc những tác động tích cực của dạy học theo dự án đối với quá trình học tập của học sinh.

Đánh giá quá trình là loại hình đánh giá đƣợc tiến hành trong quá trình dạy

và học một nội dung nào đó, nhằm thu thập thông tin phản hồi về kết quả học tập của học sinh về nội dung đó, dùng làm cơ sở cho việc định hƣớng hoạt động dạy và học tiếp theo làm cho những hoạt động này có hiệu quả hơn.

Đánh giá quá trình trong dạy học theo dự án là đánh giá theo các giai đoạn hoạt động của học sinh để triển khai dự án học tập.

53

- Đánh giá việc hình thành dự án học tập: Trong đó cần đánh giá khả năng lựa chọn chủ đề cũng nhƣ khả năng xác định mục tiêu, nội dung của dự án học tập, xác định những công việc cần thực hiện trong dự án học tập, những sản phẩm chính cần đạt đƣợc sau khi hoàn thành dự án học tập, dự kiến thời gian thực hiện dự án học tập, xác định những mốc thời gian quan trọng trong quá trình thực hiện dự án học tập...

- Đánh giá việc xây dựng kế hoạch thực hiện dự án học tập: Trong đó cần đánh giá: Khả năng dự kiến các công việc cần triển khai trong nhóm có chi tiết, logic và khả thi hay không? khả năng dự kiến các nội dung cần nghiên cứu tìm hiểu có cụ thể hay không? phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm có phù hợp không? dự kiến thời gian hoàn thành từng nội dung công việc, thời gian hoàn thành dự án có hợp lý không? khả năng xác định các sản phẩm cần đạt đƣợc trong mỗi giai đoạn, trong mỗi nội dung công việc, đối với mỗi cá nhân trong nhóm có phù hợp hay không? khả năng dự kiến những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện dự án học tập...

- Đánh giá việc thực hiện dự án học tập: Khi đánh giá việc thực hiện dự án học tập, chúng ta cần tiến hành đánh giá chất lƣợng của các sản phẩm trong việc thực hiện các công việc đó, đánh giá tiến độ thực hiện các công việc trong nhóm đánh giá khả năng, thái độ và hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong việc tự lực cũng nhƣ cộng tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các công việc đƣợc giao...

Đánh giá việc hình thành dự án học tập của học sinh, xây dựng kế hoạch thực hiện dự án học tập của từng nhóm và việc thực hiện dự án học tập của học sinh, mức độ đánh giá đƣợc thể hiện trong mô hình dƣới đây:

Đánh giá tổng kết là loại hình đánh giá đƣợc thực hiện vào cuối mỗi giai đoạn đào tạo; cung cấp thông tin về kết quả học tập của học sinh so với mục tiêu

Mức Tốt

(Các công việc học sinh tự đề xuất, giáo viên

không phải hỗ trợ) Mức Yếu (Các công việc học sinh không tự đề xuất, giáo viên phải đƣa ra) Mức độ tự đề xuất của học sinh

54

giáo dục của mỗi giai đoạn; là cơ sở để phân loại học sinh nhƣng không góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh trong giai đoạn học tập đƣợc đánh giá. Tuy nhiên, nó vẫn có thể góp phần vào việc cung cấp thông tin, làm cơ sở cho việc cải tiến giai đoạn học tập tiếp theo trong tƣơng lai, cho những lớp kế tiếp.

Trong đánh giá tổng kết, song song với việc đánh giá dựa vào kết quả điểm số của các bài kiểm tra, các bài thi hết môn, chúng ta cần đánh giá chất lƣợng, số lƣợng của các sản phẩm của dự án học tập nhƣ đã đề ra trong kế hoạch thực hiện dự án học tập, đánh giá hoạt động hợp tác trong làm việc của các thành viên trong từng nhóm học tập (đánh giá việc tham gia đề xuất ý kiến của các cá nhân trong nhóm học tập, khả năng cộng tác trong công việc, trách nhiệm trong công việc, mức độ hiệu quả trong các công việc...) và đánh giá năng lực của từng thành viên trong nhóm học tập (đánh giá khả năng lập kế hoạch, khả năng hợp tác, khả năng tổ chức, khả năng giao tiếp...).

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo Dự án nội dung Hệ thức lượng trong tam giác chương trình Hình học lớp 10, Ban cơ bản (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)