Mối quan hệ tƣơng tác giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ cán Bộ bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 102)

b. Sự phù hợp giữa bằng cấp, chứng chỉ với công việc đƣợc đảm nhiệm

3.3. Mối quan hệ tƣơng tác giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý .Trong 8 nhóm biện pháp quản lý nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ BHXH Việt Nam mà tác giả đã nêu ở chƣơng 3 có vai trò hết sức quan trọng. Mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng và trong quá trình vận dụng chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển Do vậy, các biện pháp đó không đƣợc tách rời, độc lập mà chúng có mối quan hệ mật thiết thống nhất với nhau ràng buộc lẫn nhau.

Biện pháp tiêu chuẩn hóa cán bộ BHXH là biện pháp quan trọng hàng đầu đóng vai trò là nền tảng cho các biện pháp khác, để đảm bảo yêu cầu “ tiêu chuẩn hóa” các chức danh cán bộ theo quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức tƣơng xứng với các ngạch bậc vị trí công tác, đáp ứng sự phát triển và đổi mới của ngành. Từ đó việc quản lý nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ của ngành nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản sau:

Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ của hệ thống BHXH Việt Nam từ Trung ƣơng đến địa phƣơng ngày càng có chất lƣợng cao, đạt các quy định tiêu chuẩn hóa và cập nhật nâng cao năng lực, kiến thức và phẩm chất.

Đây là mục tiêu đầu tiên cần bám sát thì công tác bồi dƣỡng mới có hiệu quả. Vì tiêu chuẩn hóa chính là mấu chốt của đội ngũ cán bộ đƣợc coi là cốt lõi nhất để mọi ngƣời ý thức đƣợc đầy đủ trách nhiệm và phấn đấu học tập thƣờng xuyên, liên tục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến tiêu chuẩn hóa cán bộ một cách rất cô đọng và cơ bản là: “cán bộ phải vừa hồng vừa chuyên” tức là phải đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ phát triển trong mỗi thời kỳ đòi hỏi. Thông qua bồi dƣỡng thì mục tiêu trực tiếp đem lại là nâng cao đƣợc năng lực của cán bộ của BHXH Việt Nam, thích ứng với sự chuyển đổi và phát triển trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Sự nghiệp đổi mới đất nƣớc và yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục cải cách hành chính Nhà nƣớc một cách sáng tạo, có khâu đột phá và phù hợp với điều kiện của Việt Nam, của ngành BHXH đòi hỏi đội ngũ cán bộ không ngừng đƣợc bồi dƣỡng trên nhiều mặt. Theo chiến lƣợc chuyển dịch hƣớng đầu tƣ xây dựng phát triển các yếu tố tiềm năng ngày naychúng ta đang tập trung vào yếu tố con ngƣời để tạo ra nguồn nhân lực có chất lƣợng cao đƣợc coi là hàng đầu của quốc gia. Điều đó chỉ có thể đạt đƣợc bằng cách tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng. Đó cũng là một trong những mục tiêu bồi dƣỡng cán bộ của ngành BHXH Việt Nam cả trƣớc mắt và lâu dài.

Biện pháp tổ chức bồi dƣỡng cán bộ trong đó cần tập trung vào việc xây dựng và ban hành các quy định về bồi dƣỡng cán bộ. Nhất là những quy định về các đối tƣợng cán bộ nhất thiết phải đƣợc bồi dƣỡng theo các cấp học, các chƣơng trình bắt buộc; những quy định về nguồn kinh phí và các chế độ chính sách áp dụng trong công tác bồi dƣỡng cả ngƣời dạy và ngƣời học, quy định có tính pháp quy về tổ chức, đầu tƣ xây dựng, nâng cấp các cơ sở bồi dƣỡng. Trên cơ sở bổ sung, sửa đổi hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cần có

những văn bản hƣớng dẫn của các cơ quan chức năng trên từng lĩnh vực cụ thể để triển khai thực hiện. Sau đó BHXH Việt Nam cần có văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện cho sát với tình hình cụ thể trong công tác bồi dƣỡng cán bộ của ngành. Tính điều chỉnh của các văn bản không chỉ thể hiện ở những quy định bắt buộc phải chấp hành đối với công tác bồi dƣỡng mà đến lƣợt nó trở thành công cụ pháp lý cho những cơ sở bồi dƣỡng tổ chức thực hiện có hiệu lực và hiệu quả.

Sẽ không thể nâng cao đƣợc chất lƣợng công tác bồi dƣỡng nếu nhƣ không có sự hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho tƣơng xứng với vị trí, tầm quan trọng của công tác này trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Tóm lại, mỗi biện pháp mà tác giả đã nêu đều có một vai trò và ý nghĩa riêng nhƣng chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau. Hoạt động quản lý nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng sẽ chỉ đạt đƣợc hiệu quả khi 8 nhóm biện pháp chúng ta biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo.

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ cán Bộ bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)