b. Sự phù hợp giữa bằng cấp, chứng chỉ với công việc đƣợc đảm nhiệm
2.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Thập niên 90 của thế kỷ XX là những năm Việt Nam đạt đƣợc nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội. Tình hình chính trị ổn định, các chỉ số kinh tế liên tục phát triển. Công cuộc đổi mới đƣợc bắt đầu từ năm 1986 đã thu đƣợc nhiều kết quả. Cơ chế quản lý kinh tế cũ của thời kỳ bao cấp đƣợc xoá bỏ, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.. Các quan hệ lao động cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Bộ luật lao động ra đời. Toàn bộ chƣơng XII quy định về BHXH, trong đó có quy định hình thức BHXH trong thời gian trƣớc mắt là bắt buộc và khuyến khích BHXH tự nguyện trong tƣơng lai. Bộ Luật Lao động cũng quy định về việc thành lập một tổ chức chuyên về BHXH. Chính vì những lý do trên Ngày 16/2/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam. Đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội nói chung và BHXH nói riêng. Là giai đoạn mở rộng chính sách BHXH từ việc chỉ áp dụng cho công chức, lực lƣợng vũ trang, nay đã đƣợc áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Một tổ chức mới thuộc Chính phủ chuyên về BHXH đã đƣợc ra đời, với nhiệm vụ giúp Thủ tƣớng Chính phủ thực hiện công tác BHXH. Ngày 26/1/1995, Chính phủ cũng đã ban hành kèm theo Nghị định 12/CP Điều lệ BHXH.
Với việc thành lập BHXH Việt Nam và ban hành Điều lệ BHXH, việc thực hiện công tác BHXH và các chế độ, quy định cụ thể về BHXH có nhiều nội dung thay đổi so với trƣớc. Chúng ta có thể thấy những thay đổi cơ bản nhƣ sau:
- Về chế độ hƣởng BHXH: đƣợc thực hiện theo nguyên tắc có đóng BHXH mới đƣợc hƣởng. Các điều kiện đƣợc hƣởng luôn gắn chặt với thời gian đóng BHXH. Các chế độ cơ bản nhƣ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, tử tuất và hƣu trí vẫn đƣợc giữ nguyên, tuy điều kiện đƣợc hƣởng có thay đổi qua từng thời kỳ. Riêng chế độ trợ cấp mất sức lao động nay chính thức bị loại bỏ do nhiều nguyên nhân mà một trong những nguyên nhân cơ bản là để đảm bảo cân bằng thu chi của quỹ BHXH và bảo đảm công bằng với các
chế độ khác, vì thời gian đóng góp vào quỹ BHXH của ngƣời đƣợc hƣởng chế độ mất sức là rất ngắn, trong khi thời gian đƣợc hƣởng trợ cấp hàng tháng tƣơng đối dài.
- Về mặt tổ chức, có một hệ thống tổ chức riêng để thực hiện công tác