Đa dạng hoá các phương thức thanh toán quốc tế:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Thanh toán quốc tế tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển, chi nhánh Hà Thành (Trang 82)

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển, chi nhánh Hà Thành cần phải kết hợp chặt chẽ cả 3 nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ để mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng và kinh doanh. Trên cơ sở mối quan hệ mật thiết giữa 3 nghiệp vụ kinh doanh trên, chi nhánh cần có các biện pháp hỗ trợ phát triển các nghiệp vụ như:

_ Phát triển các hình thức cho vay trên cơ sở L/C đã được mở, áp dụng lãi suất cho vay ứng trước và chiết khấu với mức lãi suất ưu đãi. Chi nhánh có thể vừa cho vay vừa đầu tư vào khâu sản xuất và chế biến xuất khẩu vừa sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động vừa củng cố mối quan hệ khách hàng

nhằm mở rộng và phát triển các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

_ Đối với khách hàng truyền thống có thể mở rộng cung cấp thêm các dịch vụ có liên quan đến kinh doanh ngoại tệ như phát triển giao dịch quyền chọn ngoại tệ sử dụng, dịch vụ SWAP, giao dịch hợp đồng tương lai… nhằm hạn chế một số rủi ro về giá cả, tỷ giá, bảo đảm ngoại tệ cho xuất nhập khẩu, cho vay hay thanh toán.

Bên cạnh việc kết hợp phát triển các nghiệp vụ bổ trợ cho thanh toán cần phát triển đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ phát triển khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả cung cấp sản phẩm dịch vụ ngày càng hiện đại hơn. Có thể phát triển một số loại hình sản phẩm dịch vụ cho thanh toán quốc tế như:

_ Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, Master card… Dịch vụ này sẽ đáp ứng một khối lượng lớn khách hàng quốc tế và khách hàng Việt Nam trong bối cảnh kinh tế đang phát triển. Đồng thời có thể thêm một số biện pháp khuyếch trương khác và các chính sách ưu đãi hợp lý tăng hiệu quả sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, khuyến khích ngày càng nhiều khách hàng tham gia.

_ Nghiệp vụ Factoring và Forfeiting tức là nghiệp vụ bao tiêu thanh toán và mua bán nợ quốc tế. Nghiệp vụ Factoring là nghiệp vụ mà tại đó ngân hàng sẽ giúp cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước đánh giá uy tín vay mượn của các công ty nứơc ngoài, bảo trợ tín dụng và các dịch vụ nhờ thu đồng thời có thể giúp các nhà kinh doanh này trong nứơc việc bảo lãnh uy tín vay mượn của công ty nước ngoài, thay mặt họ chi trả các khoản nợ khi tới hạn. Forfeiting là hình thức mà trong đó ngân hàng hay công ty tài chính mua lại quyền đòi tiền của nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ mà không có quyền bảo lưu với họ trong trừơng hợp không được thanh toán.

III_ Một số kiến nghị:

1_ Kiến nghị đối với nhà nước:

Môi trường pháp lý ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động của ngân hàng. Hiện nay, có rất nhiều văn bản của chính phủ có quy định chồng chéo lên nhau, do có nhiều cơ quan nhà nước ban hành nên việc áp dụng trong thực tế gặp nhiều trở ngại.

Trong năm vừa qua Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO với chủ trương mở cửa hội nhập hợp tác kinh tế quốc tế trong đó lĩnh vực ngân hàng cũng là một trong những ngành được quan tâm chính sách luật pháp về ngân hàng trở lên cần thiết hơn đối với ngân hàng nói chung và hệ thống BIDV nói riêng.

Nhà nước hiện đã ban hành một số luật pháp và văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế như chính sách ngoại hối. Về luật ngoại hối hiện nay chúng ta có nghị định 63/1998/ NĐ_CP về quản lý ngoại hối, pháp lệnh ngoại hối số: 28/2005/PL-UBTVQH11, Công văn số 609/CV-QLNH về việc hướng dẫn thực hiện QĐ 921/QĐ-NHNN ngày 27/6/2005 về hạn mức mới về

ngoại tệ phải khai báo Hải quan cửa khẩu, Quyết định số 883/2005/QĐ-

NHNN ngày 16/6/2005 Quy định về chi phí khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp… Tuy đã được sửa đổi, sửa chữa qua nhiều năm tuỳ theo những biến đổi của nền kinh tế song còn rất nhiều bất cập gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng trong việc áp dụng vào thực tế. Vì vậy, nhà nước cũng như chính phủ cần có những nghiên cứu mới hoàn chỉnh hơn nhằm tạo ra những cơ sở pháp lý thống nhất, ổn định hơn, khắc phục tình trạng chồng chéo đưa ra các chính sách áp dụng.

Nhà nước cũng nên tạo điều kiện cho ngân hàng nhanh chóng tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta vì hiện nay đến cuối năm 2006 vốn điều lệ của BIDV chiếm 8000 tỷ đồng. Việc phát triển đầu tư vào công nghệ, trình độ nhân lực, cơ sở vật chất hạ tầng,… là vô

cùng tốn kém. Nếu phát triển sớm thì ngân hàng mới có cơ hội nâng cao hơn sức cạnh tranh không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà còn là sự cạnh tranh lớn của ngân hàng nước ngoài, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Hoạt động thương mại quốc tế cũng chịu sự tác động lớn của các văn bản, quy tắc, thông lệ quốc tế như: Quy tắc thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 hiện nay mới được ban hành đã bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới, bổ sung thêm các quy định mới cho phép chiết khấu tín dụng thư chậm trả, Luật hối phiếu ULB (Uniform law for Bill of Exchange) trong công ước Genever 1931, Luật thống nhất về séc ULC 1931(Uniform law for check ). Tất cả các văn bản pháp luật này đều bắt buộc phải tuân thủ khi tham gia thương mại quốc tế do đó nhà nước cần phải có các biện pháp giúp doanh nghiệp, ngân hàng thực hiện đúng.

Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, chính sách phát triển giao thương thương mại quốc tế là vô cùng cần thiết , từ đó có thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào thị trường các nước phát triển vốn đang là tiềm năng, tìm kiếm thị trường mới tăng cơ hội tiếp cận với các ngân hàng nước ngoài để tìm tòi học hỏi thêm,…

Ngoài ra có thể xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu bằng việc giảm bớt các thủ tục hành chính rắc rối phiền hà, giảm thời gian và phí thủ tục không cần thiết, tăng hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp.

2_ Kiến nghị đối với ngân hàng thương mại:

Với vai trò là ngân hàng đầu não trung ương BIDV cần đưa ra những chính sách thích hợp giúp cho ngân hàng có thể đứng vững trong cạnh tranh. Sức ép của thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngân hàng ngày càng lớn do đó cần có chính sách chỉ đạo hợp lý đến ngân hàng chi nhánh nhằm thống nhất, hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

BIDV cần đứng ra thực hiện các dịch vụ thanh toán hiện đại để có khả năng cạnh tranh với nước ngoài, tránh tình trạng lạc hậu về công nghệ, kém thống nhất trong hệ thống ngân hàng chi nhánh.

Ngân hàng không những chỉ đạo thực hiện các chính sách phù hợp mà nên tạo cho ngân hàng chi nhánh có cơ hội phát huy tính chủ động trong giao dịch, giảm thời gian thanh toán qua quá nhiều lần trình duyệt, kiểm soát, giảm chi phí phát sinh bất hợp lý đồng thời phát huy năng lực tự chủ trong các chi nhánh ngân hàng từ đó có thể có nhiều giải pháp thanh toán mới hiệu quả hơn.

Ngân hàng nên thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt, thực hiện quyền chọn mua giữa đồng tiền Việt Nam và ngoại tệ, tự do chuyển đổi ngoại tệ với tỷ giá linh hoạt trong các giai đoạn khác nhau.

Mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý để phát triển mối quan hệ với khách hàng tranh thủ công nghệ kỹ thuật cùng với sự mở rộng hợp tác đối ngoại với nước ngoài từ đó giúp ngân hàng giảm chi phí do thanh toán qua trung gian mà thanh toán trực tiếp với các ngân hàng cần quan hệ, phát triển trình độ giao dịch, tăng uy tín.

3_ Kiến nghị đối với nhà xuất nhập khẩu:

Rủi ro trong thanh toán quốc tế cho thấy nguyên nhân một phần cũng ở các nhà xuất nhập khẩu và rồi chính họ cũng là người chịu những tổn thất do rủi ro đó mang lại. Hiện nay ngày càng nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới ra đời, các nghiệp vụ xuất nhập khẩu ngày càng phức tạp do đó cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán trong doanh nghiệp. Cụ thể:

Mỗi doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu cần có cán bộ chuyên trách về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu được đào tạo chuyên sâu, có am hiểu về xuất nhập khẩu, nắm rõ các quy định, luật thương mại, các quy ước, thông lệ quốc

tế áp dụng cho từng trường hợp kinh doanh xuất nhập khẩu. Cán bộ chuyên trách này cũng cần phải có phẩm chất, đạo đức kinh doanh.

Doanh nghiệp nếu chuyên sâu về xuất nhập khẩu nên có các phòng ban tập trung nghiên cứu về các vấn đề này, có thể dự báo tình hình xuất nhập khẩu trong và ngoài nước từ đó có các quyết định đúng với từng thương vụ kinh doanh. Doanh nghiệp không chuyên sâu trong lĩnh vực này nên có chuyên gia tư vấn hoặc tìm đến các trung tâm tư vấn có uy tín như ngân hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có uy tín với doanh nghiệp mình để có thêm nhiều hiểu biết trong kinh doanh.

Không ngừng đào tạo cán bộ công nhân viên về trình độ và tay nghề để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ mua bán đạt hiệu quả tốt đồng thời tăng hiểu biết cho cán bộ nhân viên về hoạt động xuất nhập khẩu, tăng trình độ chuyên môn, tiếp cận với các phương thức giao dịch, thanh toán hiện đại.

Giữ chữ tín với bạn hàng kinh doanh cũng như với ngân hàng nên thực hiện tốt các quy định, chuẩn mực, cam kết để quan hệ doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với khách hàng ngày một tốt hơn, hiệu quả kinh doanh từ đó đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, đặc biệt khi ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO thì hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng được đổi mới và đạt nhiều thành tựu đáng kể. Nhiều chính sách độc quyền của nhà nước về ngoại thương đã bãi bỏ, nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu, giảm mạnh việc quản lý theo hạn ngạch, thu hẹp tối thiểu các mặt hàng cấm nhập, cấm xuất, các thủ tục phiền hà dần được xoá bỏ… Những đổi mới đó đã góp phần giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng phát triển hơn, đặc biệt là việc áp dụng các phương thức thanh toán vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Ngân hàng đóng vai trò là trung gian cầu nối giữa các khách hàng, tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ sản phẩm nhằm tạo sự tin tưởng cho khách trong quan hệ giao dịch mua bán, tạo hiệu quả cao hơn trong kinh doanh, tránh những rủi ro có thể xảy ra. Ngân hàng đồng thời cung cấp các phương án lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế bảo đảm an toàn và quyền lợi cho các bên từ đó và mở rộng quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới.

Để đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện hơn hoạt động thanh toán ngân hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngân hàng, tăng hiệu quả kinh doanh cho khách hàng. Đề tài này đã chú tâm đi sâu vào nghiên cứu vấn đề hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển, chi nhánh Hà Thành có ý nghĩa thực tiễn rất cao và đã giải quyết được những vấn đề sau:

_ Hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về thanh toán quốc tế, vai trò ý nghĩa kinh tế của thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng trong nền kinh tế

quốc dân và ý nghĩa vai trò của Ngân hàng đối với thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

_ Xuất phát từ hệ thống tư liệu phong phú được chọn lọc và xử lý theo mục đích nghiên cứu của đề tài, đề tài này đã khái quát thực trạng về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển, chi nhánh Hà Thành để có thể hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

_ Đề tài qua đó cũng đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng để hoạt động ngân hàng ngày một phát triển hơn, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế ngày càng giàu mạnh.

_ Tuy vấn đề thúc đẩy thanh toán xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay rất phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Nhưng với những kiến thức được học và tìm tòi nghiên cứu sinh viên đã cố gắng đưa ra những ý kiến phân tích và đánh giá của mình qua đó hy vọng đề tài sẽ góp phần nào đó vào nỗ lực của ngành ngân hàng trong việc duy trì ổn định tốc độ phát triển và gia tăng hiệu quả thanh toán quốc tế trong thời gian tới.

Do thời gian thực tập còn hạn hẹp, bài thu hoạch của em còn nhiều thiếu xót rất mong sự góp ý của cơ quan và thầy cô giúp em có hiểu biết sâu sắc hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển, chi nhánh Hà Thành và đặc biệt là thầy Nguyễn Thừa Lộc đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị định số 63/1998/ NĐ_CP về quản lý ngoại hối.

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển, Hà Thành năm 2003,2004,2005,2006.

3. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển, Hà Thành năm 2003,2004,2005,2006.

4. Báo cáo tình hình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, chi nhánh Hà Thành giai đoạn (16/09/03 đến 2007).

5. Quy trình thanh toán quốc tế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Việt Nam.

6. Quyết định số 883/2005/QĐ-NHNN ngày 16/6/2005 về chi phí khoản

vay nước ngoài của doanh nghiệp.

7. PGS. TS NGuyễn Xuân Trình_ Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương. NXB Giáo Dục 2003.

8. PGS. Vũ Hữu Tửu_ Giáo trình Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại thương. NXB Giáo Dục 2006.

9. Pháp lệnh ngoại hối số: 28/2005/PL-UBTVQH11.

10.Trang Wed của Bản tin thị trường: www.thitruong.vnn.vn

11.Trang Wed của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam : www.bidv.com.vn.

12.Trang Wed của Ngân hàng nhà nước: www.sbv.gov.vn 13.Trang Wed của Thông tin Thương mại Việt Nam:

www.thongtinthuongmaivietnam .com.vn.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên Bùi Thị Thuỳ Dương trong thời gian thực tập đã hoàn thành tốt nội dung và các yêu cầu thực tập, có tinh thần học hỏi trau dồi kiến thức và đã hoàn thành luận văn với đề tài: "Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đầu

tư và Phát triển, Chi nhánh Hà Thành".

Luận văn có đề tài: "Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và Phát

triển, Chi nhánh Hà Thành" nêu được một số những vấn đề lý luận tổng

quan về thanh toán quốc tế qua đó phân tích thực trạng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đpầu tư và Phát triển, Chi nhánh Hà Thành đã đưa ra được một số giải pháp có tính thực tiễn nhằm hoàn thiện hơn hệ thống thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Chi nhánh Hà Thành.

Thời gian thực tập ngắn song luận văn hoàn thành đúng thời gian và thể hiện tốt nội dung.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Thanh toán quốc tế tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển, chi nhánh Hà Thành (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w