0
Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN, CHI NHÁNH HÀ THÀNH (Trang 58 -58 )

Thành lập từ năm 2003, chi nhánh Hà Thành là một chi nhánh trẻ so với các chi nhánh khác. Thanh toán quốc tế cũng bắt đầu đi vào hoạt động và tham gia các hoạt động tín dụng quốc tế như các chi nhánh khác. Tại đây chủ yếu khách hàng của ngân hàng là khách hàng trong nước do đó doanh số hoạt động còn thấp. Hơn thế nữa các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh như thanh toán séc, thanh toán bằng thẻ tín dụng tham gia vào thị trường muộn hơn chi nhánh ngân hàng khác do đó gây nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng. Một số nguyên nhân chủ quan dẫn tới thực trạng thanh toán quốc tế tại chi nhánh gồm:

Thứ nhất, vấn đề đào tạo cán bộ thanh toán quốc tế chưa được chú trọng đúng mực. Thanh toán quốc tế là nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi trình độ cán bộ phải vừa có trình độ chuyên môn, vừa phải có trình độ ngoại ngữ, thông thạo tiếng anh, nắm vững quy chế quản lý ngoại hối, thông lệ quốc tế, quy định ban hành của nhà nước. Thực tế tại BIDV, có đội ngũ thanh toán quốc tế còn rất trẻ song lại không được đào tạo một cách đồng bộ, cán bộ có nhiều kinh nghiệm còn mỏng, cán bộ thanh toán chưa được cập nhật thường xuyên và có hệ thống.

Thực tiễn so với lý thuyết phong phú và đa dạng hơn, do đó những nghiệp vụ phát sinh mới, đòi hỏi thời gian gấp rút cần có những cán bộ nhanh nhạy, có tinh thần học hỏi tìm tòi, sáng tạo hơn. Điều này khiến cho nhiều cán bộ trẻ chưa đủ tự tin cũng như kinh nghiệm để giải quyết, từ đó thời gian thực hiện nghiệp vụ bị chậm lại gây nhiều bất lợi cho chi nhánh ngân hàng.

Hiện nay có quy tắc mới UCP 600 về thanh toán tín dụng chứng từ đang được triển khai và bắt buộc các hệ thống và chi nhánh ngân hàng thực hiện. Với những quy tắc thay đổi như vậy cán bộ thanh toán quốc tế phải nghiên cứu cặn kẽ, công tác triển khai của các chi nhánh ngân hàng cần đồng bộ hơn tăng hiệu quả thanh toán cho toàn hệ thống.

Thứ hai, không chỉ có hệ thống BIDV gặp phải mà chung toàn hệ thống ngân hàng nhà nước đang có nhiều khúc mắc đó là việc áp dụng chế độ quản lý ngoại hối hạn chế. Nhiều khi chi nhánh ngân hàng không có đủ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu khách hàng nhập khẩu có doanh số lớn. Hà Thành luôn phải đảm bảo nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng có nhu cầu nhập khẩu trong khi nguồn thu ngoại tệ luôn không cân bằng so với nguồn thu từ khách hàng xuất khẩu, do đó việc cân đối thanh toán quốc tế luôn gây nhiều khó khăn cho cán bộ thanh toán quốc tế nói riêng và toàn chi nhánh nói chung.

Thứ ba, chính sách đối với khách hàng của BIDV chưa hấp dẫn được nhiều khách hàng. Chính sách đối với khách hàng có thể hiểu là vấn đề về ưu đãi, giá cả, chi phí, vốn vay… mà ngân hàng áp dụng cho khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Tại BIDV, Hà Thành áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng như tặng quà khuyến mại, tư vấn miễn phí, lãi suất ưu đãi,… song chính sách về tín dụng vốn vay cho khách hàng vẫn còn nhiều khắt khe nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Để đảm bảo an toàn tín dụng chi nhánh thường yêu cầu khách

hãng ký quỹ 100% khi mở L/C khiến cho khách hàng nhiều khi thấy bất tiện. Cũng như chi nhánh khác của BIDV, chi nhánh Hà Thành áp dụng biểu phí do BIDV ban hành do đó không đảm bảo tính cập nhật với thị trường. Biểu phí thường được xây dựng cho một khoản thời gian dài song trong khoảng thời gian đó thị trường có nhiều thay đổi. Cùng chính sách giá với khách hàng, chi nhánh không phân biệt khách hàng truyền thống hay khác hàng mới do đó khiến khách hàng nhiều khi có phân vân khi lựa chọn ngân hàng phục vụ cho nhu cầu của mình, từ đó doanh thu của chi nhánh có thể giảm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN, CHI NHÁNH HÀ THÀNH (Trang 58 -58 )

×