Phát triển đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về phẩm chất chính trị, có đạo đức, lối sống lành mạnh, là tấm gương

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Hưng Yên hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 98)

vàng về phẩm chất chính trị, có đạo đức, lối sống lành mạnh, là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo

Trong giáo dục và đào tạo, người thầy giữ vai trò quyết định trong việc truyền thụ tri thức, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và là tấm gương về đạo đức để học sinh, sinh viên soi vào và học tập. Nói về giáo dục, Togore - nhà hiền triết và thi hào vĩ đại của Ấn Độ đã viết: “Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy giáo thì được một thế hệ ”. Câu nói này luôn đúng với mọi dân tộc, mọi thời đại. Bản thân Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của thầy cô giáo với sự nghiệp trồng người. Người nói: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục... Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hoá” [47, tr.184]. Về phẩm chất của người thầy, Hồ Chí Minh yêu cầu: Phải giỏi chuyên môn; có lòng yêu nghề; phải có đạo đức cách mạng; phải yên tâm công tác; đoàn kết, thuần thục về phương pháp. Trong những năm gần đây, đại bộ phận đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng, đại học là những người có uy tín cao, tạo được niềm tin đối với các thế hệ sinh viên. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số ít giảng viên chưa tạo được niềm tin, thậm chí làm mất lòng tin đối với sinh viên. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến uy tín người giảng viên, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, sự tác động của nền kinh tế thị trường dễ làm cho người giảng

viên bị cuốn theo lối sống chạy theo đồng tiền, tất cả vì đồng tiền nếu bản lĩnh chính trị không vững vàng.

Thứ hai, đời sống khó khăn có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tâm huyết với

nghề của đội ngũ giảng viên, đặc biệt các giảng viên trẻ. Trong những năm gần đây, mặc dù Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh mức lương và có chính sách ưu đãi riêng, song tình trạng lạm phát gia tăng, giá cả hàng hoá leo thang, do đó đời sống của người giảng viên vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

Thứ ba, trình độ, năng lực của một bộ phận giảng viên chưa đáp ứng được

yêu cầu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nên uy tín. Do đó, đòi hỏi người giảng viên tiếp tục phải được đào tạo cao hơn nữa nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ.

Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi các trường phải tăng cường đẩy mạnh các biện pháp sau:

- Về chuyên môn nghiệp vụ: nhà trường cần chú trọng quản lý chất lượng

giảng dạy của đội ngũ giảng viên để có phương hướng, biện pháp sát thực. Chất lượng giảng dạy được biểu hiện ra ở năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người giảng viên. Đây là một mặt quan trọng cùng với phẩm chất chính trị - đạo đức tạo nên nhân cách người giảng viên. Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi và có các chính sách khuyến khích giảng viên học tập, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ cũng như nghiên cứu khoa học. Việc học tập lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ đòi hỏi sự đầu tư công sức học tập, nghiên cứu của các thầy cô, nhưng sự tạo điều kiện về thời gian, sự hỗ trợ về chi phí ăn ở đi lại cũng là một nguồn động viên rất lớn để các thầy cô yên tâm học tập, nghiên cứu khoa học. Các trường phải thường xuyên tổ chức những cuộc Hội thảo khoa học về vấn đề

truyền sâu rộng đến tất cả giáo viên của từng môn học thực hiện việc kết hợp giữa “dạy chữ” với “dạy người”.

- Về phẩm chất chính trị - tư tưởng: Các trường phải đặc biệt quan tâm

đến việc xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho giảng viên. Phẩm chất chính trị của người giảng viên chính là sự giác ngộ mục tiêu, lý tưởng của Đảng; kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; không hoang mang dao động về chính trị tư tưởng; lạc quan tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới đất nước; có bản lĩnh chính trị, nhạy bén chính trị. Nếu thiếu nhạy bén, thiếu bản lĩnh chính trị, người giảng viên không thấy được âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù, bài giảng sẽ thiếu tính chiến đấu, thiếu sự định hướng chính trị. Cùng với phẩm chất chính trị, phải coi trọng trau dồi, củng cố và phát triển đạo đức cách mạng. Người giảng viên phải phấn đấu, tu dưỡng theo đạo đức mới: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết, có lối sống giản dị trong sạch, không xa hoa lãng phí… Muốn làm được điều này, các trường phải thường xuyên tổ chức các đợt học tập, nghiên cứu chính trị giúp giảng viên quán triệt sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, nâng cao trình độ lý luận và bản lĩnh chính trị, vận dụng vào trong công tác giảng dạy và đấu tranh chống lại luận điệu sai trái, phản động, phát triển Đảng đối với đội ngũ giảng viên trẻ. Đồng thời, người giảng viên phải tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức; chấp hành nghiêm mọi đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định của nhà trường.

- Về đạo đức, lối sống: Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến chế độ,

chính sách lương thưởng đối với giảng viên để họ yên tâm công tác. Ban giám hiệu các trường phải thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại lắng nghe, giải đáp các băn khoăn, thắc mắc của giáo viên, kịp thời chấn chỉnh những

tư tưởng, hành động lệch lạc đồng thời có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những giáo viên có những hành vi sai trái như: tiếp tay cho nạn chạy bằng, mua điểm, thu tiền bất hợp pháp của sinh viên. Bên cạnh đó, ngay từ khâu tuyển dụng, bố trí đối với cán bộ, giảng viên bên cạnh việc ưu tiên những ứng viên có kiến thức, chuyên môn thì cũng phải nêu cao vấn đề về đạo đức, lối sống.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Hưng Yên hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 98)