tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của thanh niên - sinh viên
Hồ Chí Minh đã xác định: “Chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm. Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to; Nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ… Loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta. Nó chờ dịp - hoặc dịp thất bại hoặc dịp thắng lợi - để ngóc đầu dậy. Nó là bạn đồng minh của hai kẻ địch kia” [48, tr.287]. Như vậy, chủ nghĩa cá nhân là “thứ giặc ở trong lòng” - “giặc nội xâm”. Do vậy, người kêu gọi phải đấu tranh đến cùng để loại trừ chủ nghĩa cá nhân, là mặt đối lập của chủ nghĩa xã hội: “chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân [48, tr.291].
Hồ Chí Minh đã viết: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. “Miễn là mình
béo, mặc thiên hạ gầy”. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư, tật xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô, v.v... Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, của chủ nghĩa xã hội” và “chủ nghĩa cá nhân, lợi mình, hại người tự do vô tổ chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác là kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội” [49, tr.306, 310].
Để quét sạch chủ nghĩa cá nhân, theo Người thì phải:
- Xây dựng đạo đức cách mạng nghĩa là xây dựng đạo đức con người Việt nam mới, với bốn tiêu chí: Trung với nước, hiếu với dân; Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; Có lòng yêu thương con người; Có tinh thần quốc tế trong sáng.
- Xác định phương pháp tối ưu để xây dựng đạo đức cách mạng, để chiến thắng chủ nghĩa cá nhân, theo lời dạy của Hồ Chí Minh thì khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, mà phải nghĩ tới đồng bào, đến toàn dân đã. “Ta có câu nói: “Có khó nhọc thì mình nên đi trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; làm việc gì mình cũng nghĩ đến lợi ích chung trước và lợi ích riêng sau” [48, tr.172].
Bên cạnh đó, Người cũng lưu ý chống chủ nghĩa cá nhân chứ không phải là dày xéo lên lợi ích cá nhân. Phải làm sao cho lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội luôn hài hoà với nhau.
Thanh niên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của thanh niên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải hình thành cho thanh niên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên
kết quả, định hướng phấn đấu cho thanh niên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của thanh niên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi thanh niên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Thanh niên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”.