2.2.2.1. Một số ưu điểm nổi bật của sinh viên ở Hưng Yên hiện nay
Một là, đa số sinh viên ở Hưng Yên hiện nay luôn trân trọng giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Những giá trị đạo đức truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, nhân ái, yêu lao động, đức tính siêng năng, cần cù, thông minh sáng tạo trong lao động sản xuất, ý thức cộng đồng, sống có tình nghĩa... là những giá trị nhân văn mang tính ổn định tương đối được lưu truyền qua các thế hệ nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi đạo đức của các cá nhân, tạo nên sức mạnh nền tảng tinh thần của một dân tộc.
Qua nguồn tài liệu được cung cấp bởi kết quả khảo sát ở một số trường đại học và cao đẳng ở Hưng Yên, tác giả đã thu được kết quả như sau:
Khi được hỏi: “Truyền thống nào thể hiện rõ nét nhất tinh thần nhân văn,
nhân đạo của dân tộc ta?” Từ 86% đến 94% sinh viên có câu trả lời : đó là “Lòng nhân ái, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của mọi người trong xã hội”.
Với câu hỏi: “Cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam là gì?” thì 85% đến 93% sinh viên cho rằng đó là “Tinh thần đoàn kết dân tộc”.
Với câu hỏi: “Truyền thống quý báu nhất của dân tộc ta là gì?” có từ 89 đến 95% sinh viên xác định đó là “Lòng yêu nước”.
Với câu hỏi: “Em có sẵn sàng tham gia các hoạt động tình nguyện?” thì số sinh viên trả lời là “Luôn sẵn sàng” có tỷ lệ là từ 88% đến 90%.
Bảng 2.1. Nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Đơn vị tính: % TT Vấn đề được hỏi ĐH SPKT HY ĐH TC QTKD CĐ BKHY CĐ SPHY CĐ YT CĐ CNHY
1 Yêu thương, giúp
đỡ mọi người 87 90 87 94 92 86
2 Tinh thần đoàn kết 90 85 87 92 91 93
3 Lòng yêu nước 89 95 91 95 93 92
4 Tham gia các hoạt
động tình nguyện 89 89 90 88 90 89
Nguồn: kết quả điều tra của các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Qua kết quả điều tra, ta có thể nhận thấy: đa số sinh viên nhận thức được yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc. Tinh thần yêu nước đã được sinh viên đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, việc ý thức được truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người là những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Điều đó cho thấy các em sinh viên đã hiểu được cội nguồn của sức mạnh dân tộc. Chính tinh thần yêu nước và đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau “Lá lành đùm lá rách” đã giúp cho một dân tộc nhỏ bé như Việt Nam chiến thắng
được những kẻ thù hùng mạnh hơn chúng ta gấp nhiều lần và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong chinh phục điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt
Trên cơ sở trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, các em sẽ xây dựng cho mình ý thức học tập, rèn luyện bản thân để phát huy các truyền thống tốt đẹp đó.
Hai là, phần lớn sinh viên ở Hưng Yên hiện nay có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, với tổ quốc, luôn xung kích, đi đầu trong các hoạt động vì cộng đồng.
Phiếu điều tra còn cho thấy sinh viên nhận thức được vai trò trách nhiệm của thanh niên trong các hoạt động tình nguyện, vì cộng đồng. Đặc biệt, các sinh viên trường Cao đẳng Y tế, do đặc thù nghề nghiệp là chữa bệnh cứu người nên kết quả điều tra rất cao. Con số điều tra cho thấy các em đã nhận thức rất tốt trách nhiệm của công dân, của thanh niên đối với đất nước, với xã hội. Chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng vào một thế hệ sinh viên đang mang trong mình những hoài bão, lý tưởng tốt đẹp như vậy.
Bảng 2.2: Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng năm 2012
Trường
Hiến máu nhân đạo Giữ gìn trật tự ATGT
Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ, có
công với CM Tổng số đ/v máu thu được Số đoàn viên tham gia Số đội, nhóm ATGT Số sv tham gia Số gia đình Trị giá tiền (tr.đ) ĐH SPKT HY 590 960 15 150 54 165 ĐH TC QTKD 530 810 12 120 46 138 CĐ BKHY 250 396 8 80 20 36 CĐ SPHY 289 410 10 100 29 99 CĐ YT 450 830 8 40 32 115 CĐ CNHY 257 499 12 130 34 100
Nguồn: Văn phòng Đoàn TNCS HCM các trường.
Những số liệu trên cho thấy tinh thần trách nhiệm, thái độ tự giác của sinh viên đối với các hoạt động công ích cho xã hội. Đa số sinh viên được hỏi đều có câu trả lời sẵn sàng tham gia các chiến dịch “mùa hè xanh”, “hiến máu nhân đạo”, “Tiếp sức mùa thi”, “Sinh viên chung tay bảo vệ môi trường”, “sinh viên giữ gìn trật tự, an toàn giao thông”…
Ba là, phần lớn sinh viên đang học tập trong các trường đại học, cao đẳng ở Hưng Yên là những thanh niên sống có mục đích, có lý tưởng cao đẹp.
Lý tưởng sống là một phạm trù lịch sử, luôn có sự thay đổi về nội dung và hình thức sao cho phù hợp với từng giai đoạn nhất định trong sự phát triển của xã
khát khao vươn tới. Thế hệ cha anh chúng ta đã sống trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ hẳn không thể nào quên lý tưởng sống của đại đa số thanh niên Việt Nam khi đó: “Tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc”. Hiện nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đưa ra một lý tưởng chung, đó là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Sinh viên ở Hưng Yên hiện nay đã thực hiện lý tưởng cao đẹp đó bằng việc không ngừng phấn đấu, vươn lên trong học tập, hăng hái trong phong trào của Đoàn, Hội và sẵn sàng ghé vai gánh vác trách nhiệm của thanh niên, tiếp nối sự nghiệp cách mạng của các thế hệ đi trước và trở thành thế hệ Đảng viên trẻ kế cận.
Bảng 2.3: Đoàn tham gia xây dựng Đảng
Tên trường Số lượng SV được dự lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng Số lượng SV được kết nạp Đảng 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 ĐH SPKT HY 30 35 40 2 3 6 ĐH TC QTKD 12 14 15 1 1 2 CĐ BKHY 0 0 15 0 0 2 CĐ SPHY 27 32 35 5 7 8 CĐ YT 10 12 14 0 1 2 CĐ CNHY 8 9 11 1 1 2
Nguồn: Văn phòng Đoàn TNCS HCM các trường.
Bốn là, đa số sinh viên ở Hưng Yên hiện nay có tinh thần năng động sáng tạo, có chí tiến thủ, kiên trì vượt khó, tích cực vươn lên chăm chỉ học tập, có ý
thức vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức, hoàn thiện bản thân trong môi trường kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Có thể nói, cơ chế thị trường đã và đang tác động tích cực đến sự nghiệp giáo dục nói chung và vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên nói riêng. Nếu như cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp tạo ra phần lớn những sinh viên thụ động, ngại đổi mới, thì cơ chế thị trường lại tạo ra phần đông những sinh viên năng động, dám nghĩ, dám làm, chấp nhận cạnh tranh để vươn lên thành công trong công việc và học tập. Đó là sự cạnh tranh lành mạnh, làm giàu thêm cho trí tuệ, làm đẹp thêm cho những giá trị đạo đức. Với tư cách là những sinh viên của thời đại, sinh viên ở Hưng Yên hiểu được những điều đó, định hướng giá trị về cuộc sống hôm nay là phải có trình độ, có kiến thức, việc làm, sống có mục đích. Vì vậy, điều sinh viên quan tâm là phải học tập, rèn luyện vừa để có kiến thức, kỹ năng tốt, vừa là để lập thân lập nghiệp làm giàu cho mình, cho gia đình, vừa là để cống hiến cho lợi ích của cộng đồng, của xã hội, của đất nước.
2.2.2.2. Những hạn chế của sinh viên ở Hưng Yên hiện nay
Bên cạnh các mặt tích cực nói trên, đời sống đạo đức của sinh viên ở Hưng Yên hiện nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối, cụ thể như: đua đòi, chạy theo lối sống hưởng thụ vật chất; tiêu cực trong thi cử; tệ nạn cờ bạc, lô đề, cá độ; nghiện hút; uống rượu; ham mê games online, văn hóa phẩm đồi trụy; nạn sống thử, mua bán dâm, quan hệ tình dục phóng túng; trộm cắp, móc túi, cướp giật; chây ỳ, không tham gia các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng; không tuân thủ pháp luật, vô kỷ luật, mất trật tự vệ sinh;...
Có một thực tế là hiện nay, ở một số trường đại học, cao đẳng ở Hưng Yên một bộ phận thanh niên sinh viên sống thiếu mục đích, lý tưởng, thiếu bản lĩnh, vô trách nhiệm với gia đình và xã hội; chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện, thiếu
thách nên có lối sống thực dụng, vi phạm pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội; thờ ơ với các hoạt động tập thể. Sau khi tốt nghiệp ra trường ngại về quê hương, đến các tỉnh xa, về các vùng nông thôn công tác, nhất là vùng sâu, vùng xa, làm ảnh hưởng đến niềm tin và tình cảm của xã hội, của gia đình, bè bạn dành cho sinh viên. Biểu hiện cụ thể là:
Trong học tập: Lười học, đi học muộn, về sớm hoặc bỏ học không lý do;
nói với gia đình là đến trường học nhưng thực chất là không đến; có thái độ gian lận trong thi cử, học thuê, thi thuê…
Trong đạo đức: Những tiêu cực của nền kinh tế thị trường thâm nhập vào
cả các quan hệ vốn lấy đạo lý, lương tâm làm trọng, như quan hệ thầy trò với truyền thống “tôn sư trọng đạo” từ ngàn xưa, nay ở nơi này nơi khác cũng bị đồng tiền làm biến dạng… Mặt khác, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: tinh thần đoàn kết cộng đồng, lòng tự tôn dân tộc, lòng vị tha chậm phát triển, chậm bổ sung những nhân tố mới và nó trở thành sự bất lực trước thực tiễn và thời đại. Nhiều sinh viên có thái độ ứng xử giao tiếp không tốt, “lệch chuẩn” với gia đình, xã hội, biểu hiện sự vô cảm trước cuộc sống;... ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp của các em nói riêng và sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung.
Trong lối sống: Sự cám dỗ của tiền bạc, vật chất cùng với sự thiếu quan
tâm giáo dục; tệ nạn làm gái bao, sống thử và đặc biệt là sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, nghiện hút, uống rượu, trộm cắp, mại dâm.
Trong hoạt động văn hóa, tinh thần: Có một bộ phận sinh viên còn xem
nhẹ việc giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây có thể là nguy cơ dẫn đến các tệ nạn xã hội ở sinh viên làm ảnh hưởng đến công tác quản lý sinh viên.
Như vậy, ta có thể khái quát những tiêu cực trong đời sống sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Hưng Yên nói riêng thành các xu hướng phổ biến như sau:
Một là: Một bộ phận sinh viên có biểu hiện suy thoái tư tưởng đạo đức và lối sống, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc bất chấp tất cả để chạy theo lối sống hưởng thụ, sùng bái đồng tiền.
Nền kinh tế thị trường đã đem lại sự phát triển không ngừng của thành phố và đất nước cùng với sự giàu có nhiều cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, cuộc sống sung túc, vương giả của một bộ phận nhân dân đã dẫn đến việc nhiều thanh niên, sinh viên bị choáng ngợp trước xã hội tiêu thụ, tự tha hoá, đánh mất mình trong hưởng lạc vật chất. Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền đã bất chấp đạo lý và pháp luật đã khiến một bộ phận không nhỏ nam nữ sinh viên sẵn sàng tham gia các “đường dây bán dâm sinh viên giá khủng” hoặc chấp nhận làm trai bao, gái bao cho những người đáng tuổi cha mẹ mình để đổi lấy cuộc sống vương giả, sung sướng (theo suy nghĩ của họ). Vì sự hào nhoáng bề ngoài, họ sẵn sàng đánh đổi nhân cách, phẩm giá, lòng tự trọng của con người để sa chân vào chốn nhơ nhớp ấy...
Nhiều thanh niên, sinh viên đã chạy theo lối sống hưởng thụ vật chất tầm thường, sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, cướp giật, buôn bán ma túy, thuốc lắc... Các Báo số ra gần đây đưa tin về một tụ điểm ma túy đá do một sinh viên đại học cầm đầu. Liệu khi bắt đầu “phi vụ”, cậu sinh viên này có nhận thức được những hậu quả mà mình gây ra hay không? Đó là việc gây ra cái chết trắng cho không ít bạn trẻ, đem lại nhiều hệ lụy, hậu quả xấu về mặt xã hội và xa hơn là sự suy thoái giống nòi? Chắc chắn là có, vì cậu ta có học, có nền tảng tri thức vững vàng nhưng vì lợi ích của bản thân, muốn thỏa mãn những nhu cầu vật
Cũng vì quá sùng bái sức mạnh của đồng tiền nên một bộ phận sinh viên có quan niệm: không cần đi học, không cần phải chăm chỉ học hành, đến mùa thi chỉ cần bỏ tiền ra chạy điểm, mua bằng cấp, chứng chỉ... cùng với nó là một bộ phận sinh viên có tri thức đã tham gia các đường dây thi thuê, học thuê, mua bằng, “chạy” điểm. Lúc này, tri thức lại trở thành phương tiện để kiếm tiền phi pháp trên cơ sở sự gian lận, lừa dối. Nó làm hoen ố, biến dạng méo mó giá trị nhân văn của tri thức, “sự khai sáng trí tuệ con người”; nó tạo ra một lớp người
dốt nát nhưng lại đề cao, coi trọng thậm chí thần thánh hóa giá trị đồng tiền với quan niệm “có tiền mua tiên cũng được”.
Hai là: Một bộ phận sinh viên sống vô cảm, thờ ơ với những sự kiện chính trị - xã hội của đất nước và ít quan tâm đến các hoạt động chung, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của tập thể.
Mùa hè tình nguyện và các hoạt động chung sức vì cộng đồng chính là môi trường lành mạnh giúp sinh viên thể hiện sức trẻ, sự năng động, ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những sinh viên rất hăng hái tham gia các sinh hoạt tập thể lành mạnh nói trên thì vẫn còn một bộ phận sinh viên chây ỳ, không muốn tham gia các hoạt đông tình nguyện. Một phần vì ngại vất vả, phần khác do tâm lý thờ ơ, vô cảm trước cuộc sống, trước những khó khăn, bất hạnh, của người khác từ đó dẫn đến lối sống vị kỷ, vô trách nhiệm với cộng đồng.
Trong khi đại bộ phận sinh viên có ý thức rất tốt trong việc thực hiện hiến pháp và pháp luật của nhà nước, nội quy và quy chế của nhà trường, quy định của ký túc xá và khu dân cư nơi mình sinh sống thì vẫn còn một bộ phận sinh viên sống bừa bãi, bất chấp mọi quy định. Đi đường không tuân thủ luật lệ giao thông, đến trường không tôn trọng thầy cô, không tham gia đủ số tiết lên lớp và
làm các bài kiểm tra theo quy định. Một số sống trong ký túc xá hoặc các khu nhà trọ không tuân thủ các nội quy, quy định, đi chơi về muộn, uống rượu, đánh bạc, chửi thề, xả rác bừa bãi...
Tất cả các hiện tượng tiêu cực đó trong lối sống, trong đạo đức của một bộ phận sinh viên đã làm méo mó hình ảnh những người trí thức tương lai trong mắt của cộng đồng, gây hoang mang và mất lòng tin vào vai trò của thế hệ trẻ và hơn hết, nó làm cho chính cuộc sống, tương lai, sự nghiệp của các em lung lay, thậm