Tác động của kinh tế thị trường đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Hưng Yên hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 54)

cho sinh viên

Những thành tựu trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hơn 20 năm qua đã đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nội dung trong tâm là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó đã tạo ra cho thanh niên sinh viên - thế hệ tương lai của đất nước một niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn. Đã khơi dậy trong họ niềm tin vào lý tưởng và có hoài bão phấn đấu để lập thân, lập nghiệp góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, thanh niên, sinh viên đã nhận thức được rõ hơn trách nhiệm của mình đối với đất nước mà trước hết là ý thức được trách nhiệm đó ngay trong quá trình học tập, rèn luyện đạo đức, hình thành niềm tin và tư tưởng đúng đắn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Nền kinh tế thị trường đã có ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người, đặc biệt là sự hoàn thiện nhân cách sinh viên - thế hệ

trí thức trẻ rất nhạy bén, dễ tiếp nhận và có điều kiện thích nghi với những điều mới mẻ. Đảng ta đã khẳng định: Cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực, to lớn cũng đã bộc lộ những mặt trái của nó, ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức, tư tưởng, lối sống của nhân dân ta.

Ưu thế của cơ thế thị trường là giải phóng sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học - công nghệ, khả năng tác động nhiều mặt lên sự phát triển của xã hội. Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường làm cho con người trong quá trình hoạt động thực tiễn quan tâm nhiều hơn đến yếu tố chất lượng, hiệu quả. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, cơ chế thị trường cũng bộc lộ những mặt trái của nó và đang hàng ngày hàng giờ tác động đến đời sống của nhân dân nói chung và thế hệ thanh niên - sinh viên nói riêng. Quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trường đã khiến kẻ được người mất, kẻ thành công, người thất bại dẫn đến hiện tượng: phân cực giàu nghèo, làm sâu sắc hơn những bất bình đẳng xã hội, phá vỡ sự cân bằng giữa xã hội và tự nhiên. Sự cạnh tranh gay gắt “cá lớn nuốt cá bé”, có khuyng hướng cho đồng tiền là có quyền lực vô biên, nhiều người trở thành nô lệ của đồng tiền, đặt đồng tiền lên trên hết, chỉ coi trọng giá trị vật chất mà xem thường giá trị tinh thần, coi trọng lợi ích cá nhân mà xem nhẹ lợi ích cộng đồng dân tộc. Vì mục đích riêng sẵn sàng trà đạp lên nhân phẩm của người khác, làm phai nhạt tất cả các giá trị đạo đức như lòng nhân ái, danh dự, tình nghĩa,... tất cả các giá trị văn hoá, tinh thần đều trở thành hàng hoá, bất chấp văn hoá, đạo đức và bất chấp pháp luật`miễn là để đạt được lợi nhuận. Trước những tác động đó, sự phát triển của nền giáo dục nước nhà nói chung và giáo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng không tránh khỏi những tác động tích cực và tiêu cực.

yếu tố rèn luyện tư duy sáng tạo cho họ, qua đó tạo cho họ niềm tin vào sự lựa chọn của Đảng trong công cuộc đổi mới kinh tế. Hơn nữa, sự tác động của cơ chế thị trường sẽ tạo ra động lực kích thích sinh viên tự giác học tập, nghiên cứu khoa học, tạo ra nhiều thuận lợi, cơ hội để sinh viên có thể tự trang bị cho mình những tri thức mới. Cơ chế thị trường đề cao việc thực hiện lợi ích cá nhân, đề cao tính chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân. Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường là môi trường tốt để phát huy tài năng, tính sáng tạo cho mỗi sinh viên. Kinh tế thị trường khẳng định vai trò, trách nhiệm và lợi ích của cá nhân rõ ràng hơn, nhất là đối với sinh viên - thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Kinh tế thị trường phát huy ý thức tự lực, tự chủ, hình thành tính tích cực và tự giác, quan tâm đến hiệu quả công việc của chính mình. Ngay trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên cũng đã biết quan tâm hơn đến lợi ích của cá nhân nhưng cũng đồng thời phải quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh và lợi ích của toàn xã hội.

Như vậy, cơ chế thị trường có mặt tích cực là nó tạo nên sự năng động trong toàn xã hội, nó kích thích tính chủ động, sáng tạo của người lao động, hình thành tính tích cực, tự giác, tạo ra động lựa chọn sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Đây cũng chính là điều kiện khách quan thuận lợi đối với công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cho sinh viên. Nhiều sinh viên vượt lên khó khăn trong học tập, sẵn sàng tham gia rất nhiều phong trào thanh niên - sinh viên… chính là nhờ họ đã có một lý tưởng sống đúng đắn và cao đẹp. Họ đã nhìn thấy hạnh phúc cá nhân của mình trong hạnh phúc của biết bao con người mà họ đem đến, hạnh phúc của mỗi thanh niên chúng ta chính là hạnh phúc của mọi người. Lý tưởng đó phải chăng là kết quả của cả một quá trình rèn luyện, tu dưỡng, giáo dục của bản thân mỗi sinh viên.

Cơ chế thị trường mang lại rất nhiều cơ hội to lớn song các tác động tiêu cực của nó là không thể xem thường. Nếu thanh niên, sinh viên thiếu bản lĩnh, không có lý tưởng, không có niềm tin vững chắc, không có ý thức chính trị đúng đắn thì sẽ rất dễ bị sức mạnh của đồng tiền trong nền kinh tế thị trường chi phối dẫn đến việc xem nhẹ những giá trị đạo đức, nhân văn. Hiện nay, một bộ phận sinh viên chưa có lý tưởng sống đúng đắn nên họ học hành chỉ mang tính đối phó, hoặc chỉ lo làm sao để có thể kiếm thật nhiều tiền mà không quan tâm rèn luyện nhân cách của mình. Một bộ phận sinh viên chỉ quan tâm đến hưởng thụ, chạy theo lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà xem nhẹ, thậm chí gây tổn hại đến danh dự của bản thân, gia đình và tập thể. Nguy hiểm hơn, một số sinh viên còn tỏ ra mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, nhận thức không đúng đắn về chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối của Đảng, từ đó xa rời lý tưởng cộng sản, sa sút phẩm chất đạo đức, không đủ bản lĩnh đấu tranh và vượt qua những cái xấu, cái tiêu cực. Đánh giá về thực trạng đạo đức hiện nay, Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII của Đảng nhấn ma ̣nh : Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh , sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức , mờ nha ̣t về lý tưở ng, theo lối sống thực dụng , thiếu hoài bão lâ ̣p thân , lâ ̣p nghiê ̣p vì tương la i của bản thân và đất nước.

Do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường, một bộ phận sinh viên nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại như phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, lối sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa, nghiện ngập, thậm chí vi phạm pháp luật… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên, nhất là khi chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này. Đây là những tiền đề dẫn đến những hành vi xấu trong sinh

đánh cả thầy cô không còn là cá biệt. Những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa tương lai của chính bản thân họ, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội ta hiện nay.

Do sự tác động của cơ chế thị trường, đạo đức sinh viên ở Hưng Yên hiện nay cũng có những biến đổi theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Việc nhìn nhận và đánh giá khách quan những tác động tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường sẽ đảm bảo cho việc đề ra phương hướng và các giải pháp đúng đắn trong việc phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Hưng Yên hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)