Ảnh hưởng của lịch sử văn hóa truyền thống địa phương đối với đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Hưng Yên hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 52)

với đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên

Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng với diện tích tự nhiên 923,09 km². Trung tâm hành chính của tỉnh đặt tại thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía Đông Nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía Tây Nam. Đây là vùng đất cổ, có truyền thống lịch sử và văn hiến lâu đời. Từ thời Hùng Vương dựng nước, cư dân đã biết trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, trồng đay dệt thảm, làm thuốc nam chữa bệnh. Đặc biệt khu vực thành phố Hưng Yên hôm nay, với thương cảng phố Hiến đã từng phát triển sầm uất trong suốt nhiều thế kỷ với câu ca: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.

Vùng đất địa linh nhân kiệt này đã hun đúc lên nhiều thế hệ người Hưng Yên, hoà chung với truyền thống Việt, là tinh thần yêu nước, yêu quê hương, anh dũng kiên cường chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, xây dựng quê hương.

Xưa kia, từ vùng đầm lầy Dạ Trạch (nay thuộc huyện Khoái Châu), Triệu Việt Vương đã lập căn cứ đánh giặc Lương. Ngô Quyền chuẩn bị chiến thuyền, quân lương ở đất Kê Lạc (nay thuộc huyện Tiên Lữ) tiến đánh quân Nam Hán ở cửa Bạch Đằng năm 938, mở nền độc lập cho dân tộc…

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, rất nhiều tên tuổi được nhắc đến như lãnh tụ của phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy - Nguyễn Thiện Thuật, Tô Hiệu - biến nhà tù đế quốc thành trường học cộng sản hay người nữ anh hùng Bùi Thị Cúc (Ân Thi) được Bác Hồ tặng 6 chữ vàng “ Sống anh dũng, chết vẻ vang”. Hưng Yên còn là nơi xuất xứ của phong trào nữ du kích Hoàng Ngân anh hùng gan dạ. Trong kháng chiến chống Mỹ, quân dân Hưng Yên tiếp tục đóng góp sức người, sức của với tinh thần “ thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước.

Lòng yêu nước thương nòi, chủ nghĩa yêu nước là truyền thống quí báu, là hạt nhân chủ yếu của nền văn hóa Việt Nam. Trước đây, với truyền thống yêu nước, dân tộc ta đã có sức mạnh để khắc phục mọi thiên tai và đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để dựng nước và giữ nước. Bước vào thời đại mới, việc giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc giữa lúc đất nước đang đứng trước những thử thách của xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa cho thanh niên - sinh viên là điều hết sức cần thiết để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp và bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu.

Hưng Yên là vùng đất có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và là tỉnh đứng thứ 2 cả nước có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia như: Văn miếu Xích Đằng, một trong 6 văn miếu còn tồn tại trong cả nước, cụm di tích phố Hiến… Hưng Yên tự hào với câu chuyện về chàng Chử Đồng Tử, một chàng trai nghèo đã kết duyên với công chúa Tiên Dung con gái vua Hùng để

Trân và nàng Cúc Hoa nhân nghĩa, thuỷ chung và hiếu thảo, được nhân dân ngưỡng mộ…

Như vậy, Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt, có nền văn hoá giàu bản sắc, có truyền thống hiếu học, yêu nước và truyền thống cách mạng, là nơi có nhiều dấu ấn lịch sử. Những giá trị đạo đức truyền thống đó sẽ hình thành cho các thế hệ sinh viên ở Hưng Yên tình cảm yêu quê hương, đất nước, trung thành với Tổ quốc và dân tộc. Trên cơ sở giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc, con người mới đủ bản lĩnh để đứng vững trước sự đảo lộn định hướng giá trị, coi tiền bạc, địa vị và sự giàu sang vật chất là mục đích mà xem thường các giá trị tinh thần, các chuẩn mực đạo đức.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Hưng Yên hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 52)