Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Sông Hồng (Trang 31)

1.2.7.2.1. Quy mô dự án, hình thức đầu tư

Trong nội dung này, cán bộ sẽ phân tích khái quát những khía cạnh về tổng diện tích khu đất dự án

Các dự án của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng đa phần là về lĩnh vực xây dựng ,do vậy hình thức đầu tư chủ yếu là xây mới đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, tùy theo dự án cụ thể là xây mới hay đầu tư để nâng cấp, mở rộng.

1.2.7.2.2 Nghiên cứu đia điểm khu vực xây dựng dự án

Nội dung này, cán bộ tiến hành phân tích các yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất hạ tầng kỹ thuật kiến trúc của khu vực dự án được xây dựng,

Đây là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng của dự án cũng như khi vận hành khi dự án được hoàn thành sau này

Nghiên cứu điều kiện tự nhiên bao gồm:

* Địa hình: Xem xét dạng địa hình, độ bằng phẳng, sự thay đổi cao độ.

* Khí hậu: Trong đó chủ yếu nghiên cứu về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ mưa, chế độ gió * Địa chất: nghiên cứu điều kiện vật lý và hóa học của địa chất, phân chia thành các lớp, độ dày và thành phần của từng lớp, độ ổn định của địa chất là khía cạnh rất quan trọng trong nội dung này

Hiện trạng sử dụng đất: nghiên cứu mục đích sử dụng của khu đất tại thời điểm hiện tại Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, bao gồm một số nội dung chủ yếu như: hạ tầng giao thông vận tải, hệ thống điện nước, hệ thống cấp và thoát nước, bên cạnh đó nghiên cứu hiện trạng dân cư sinh sống ở khu vực lân cận và nghiên cứu môi trường sinh thái.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, đưa ra được kết luận tình hình của khu vực nghiên cứu có thuận lợi hay khó khăn cho việc đầu tư xây dựng dự án hay không, đồng thời đưa ra giải pháp thực hiện cho phù hợp với quy hoạch chung của địa phương.

1.2.7.2.3 Giải pháp quy hoạch, kiến trúc và kỹ thuật

Đây là những nội dung quan trọng trong nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật, nội dung này được cán bộ lập dự án của Tổng công ty nghiên cứu rất tỉ mỉ cụ thể, đưa ra các phương án để lựa chọn phương án hiệu quả nhất. Thông thường khi tiến hành nghiên cứu, cán bộ lập chia dự án thành ba phần riêng: các giải pháp về quy hoạch, giải pháp về kiến trúc và giải pháp về kĩ thuật. Với một số dự án nhỏ thì có thể gộp chung lại thành một nội dung kỹ thuật.

*Giải pháp về quy hoạch:

Quy hoạch của dự án phải phù hợp với quy hoạch chung của vùng và của địa phương. Trong quá trình nghiên cứu khía cạnh này, cán bộ lập dự án của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng đã đề ra nhiều các giải pháp cụ thể, trên cơ sở so sánh đấy đánh giá để lựa chọn giải pháp tối ưu nhất phụ hợp với quy hoạch đã đề ra của địa phương.

Các dự án tại Tổng công ty thường có quy mô lớn và sản phẩm rất đa dạng nên tùy vào lĩnh vực của dự án mà đề ra các giải pháp quy hoạch thích hợp.

Sau khi đã lưa chọn được giải pháp quy hoạch, cán bộ lập dự án sẽ lựa chọn xây dựng thiết kế sao cho phù hợp nhất. Việc thiết kế hợp lý không những đem lại mỹ quan mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận hành dư án sau này.

Để trình bày về giải pháp kiến trúc, các cán bộ lập dự án có thể đưa ra nhiều phương án lựa chọn, phân tích ưu nhược điểm của mỗi phương án, so sánh và sau đó lựa chọn phương án hợp lý nhất.

*Giải pháp về kỹ thuật

Đây là mục quan trọng nhất trong nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án đầu tư. Trong phần này, cán bộ lập dự án sẽ trình bày các giải pháp kỹ thuật về kết cấu công trình, nguồn cấp điện, cấp thoát nước,hệ thống thông tin liên lạc, truyền hình công trình... Tùy từng quy mô và tính chất từng dự án mà các cán bộ lập trình bày chi tiết cụ thể đối tượng thuộc hạng mục kỹ thuật nào.

- Về kết cấu công trình

+ Kết cấu công trình hình thành nên bộ khung của dự án xây dựng, chính vì vậy kết cấy phải luôn đảm bảo độ an toàn tuyệt đối, bên cạnh đó phải tuân theo các tiêu chuẩn quy phạm đã quy định về kết cấu công trình và các quy chuẩn xây dựng của Việt Nam Đây là nội dung quan trọng nên đòi hỏi sự tỉ mỉ và độ chính xác cao trong thiết kế cà tính toán.

+ Giải pháp kết cấu móng

Dựa vào tài liệu khảo sát phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi, giải pháp móng được chọn là móng BTCT, đặt trên hệ thống cọc BTCT. Nền móng được dự kiến xử lý bằng cọc BTCT tiết diện 350x350cm; được đóng sâu 37,5m nhằm tối ưu hóa hệ thống kết cấu, bên cạnh đó còn làm giảm giá thành xây dựng.

+ Giải pháp kết cấu thân công trình:

Giải pháp kết cấu lựa chọn là khung BTCT toàn khối kết hợp với lõi cứng BTCT. Sàn BTCT liền khối dày 1,5cm

Tường ngăn , bao che sử dụng gạch mác 75#, vữa xi măng sử dụng mác 50#. - Vật liệu kiến trúc, xây dựng

Tùy từng công trình cụ thể mà cán bộ lập dự án sẽ xác định loại vật liệu cho phù hợp. Vật liệu sử dụng cho dự án có thể là vật liệu trong nước hoặc nhập từ nước ngoài. Với những dự án có tính chất kĩ thuật phức tạp và đòi hỏi nhiều vật liệu bền, có sức chống

đỡ tốt thì Tổng công ty phải nhập từ nước ngoài vì nguyên vật liệu trong nước chưa thể đáp ứng được yêu cầu, còn với những công trình khác, có thể dùng vật liệu khác thay thế để có mức giá thành hợp lý hơn, giảm chi phí đầu tư.

- Về cấp điện

Trong nội dung này trình bày cụ thể công suất điện ước tính cần thiết cho dự án, bên cạnh đó phải đảm bảo nguồn cung cấp điện cho dự án, do vậy khi thực hiện lập dự án, cán bộ lập nghiên cứu về mạng lưới cung cấp điện của địa phương và, hệ thống điện chiếu sáng để phục vụ cho dự án.

- Về cấp, thoát nước

Trên cơ sở nghiên cứu về nguồn nước và nhu cầu cấp nước nước cần thiết cho dự án, cán bộ lập đưa ra giải pháp về cung cấp nước và lựa chọn thiết bị cho phù hợp. ngoài ra việc tính toán giải pháp thoát nước là vô cùng quan trọng, đặc biệt tránh xảy ra tình trạng ngập lụt công trình khi mùa mưa đến.

- Về truyền hình, thông tin liên lạc:

Hệ thống truyền hình trong công trình bao gồm: các ăng ten thu tín hiệu, các thiết bị , đầu kĩ thuật số phân phối tín hiệu truyền hình; hệ thống mạng cáp dây dẫn trong các văn phòng, nhà ở...

Trên đây là một số nội dung được trình bày trong nghiên cứu giải pháp kỹ thuật, tùy vào tính chất và quy mô của dự án cụ thể mà cán bộ lập có thể gộp một số nội dung để thuận tiện cho việc tiến hành lập dự án.

1.2.7.2.4 Giải pháp đền bù, phóng mặt bằng

- Trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng Tổng công ty cổ phần Sông Hồng dựa vào những căn cứ pháp lý như: Nghị định số 22/1998 NĐ-CP, ban hành ngày 24/04/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng, An ninh lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; văn bản số 4448/TC-QLCL cấp ngày 04/09/1999 của Bộ tài chính về hướng dẫn xử lý vướng mắc trong công tác đền bù GPMB. Từ đó Tổng công ty cổ phần Sông Hồng đưa ra các phương án đền bù giải phóng mặt bằng hợp lý.

Trong nội dung này, cán bộ lập phải chỉ rõ cách tính toán chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng theo giá hiện hành của nhà nước hay theo giá thị trường để được Tổng công ty phê duyệt và thông qua đồng thời đưa ra phương án tái định cư thích hợp. Tuy nhiên

việc đền bù giải phóng mặt bằng rất mất thời gian và đòi hỏi sự xử lý thích hợp và sự điều chính thích hợp của ban lãnh đạo cũng như của Tổng công ty.

Tổng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng:

Như đã nói công tác đền bù giải phóng mặt bằng khi đi vào thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Sự chênh lệch giá cả khi tiến hành lập dự án so với thời điểm đền bù gây bất hợp lý đối với người dân, có những người dân không chấp nhận việc di dời do cơ chế giá đền bù chưa hợp lý làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Chính vì thế, công tác đền bù giải phóng mặt bằng cần được quản lý và thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ từ giai đoạn lập dự án để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

1.2.7.2.5 Phân đoạn thực hiện dự án, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án

Lập dự án gồm rất nhiều nội dung và công đoạn cần thực hiện, chính vì vậy sau khi đã tính toán được khối lượng công việc cần thực hiện của cả dự án thì cán bộ sẽ tiến hành phân đoạn quá trình thực hiện dự án, bao gồm từ tổng thể đến chi tiết, đồng thời xác định tiến độ thực hiện dự án nhằm đảm bảo thời gian đã đề ra để hoàn thành dự án. Hình thức quản lý dự án: Căn cứ điêu kiện năng lực của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng lựa chọn hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án

1.2.7.2.6 Đánh giá tác động môi trường của dự án

Dự án nào khi thực hiện và vận hành cũng đều có những tác động nhất định với môi trường xung quanh. Trong thực tế có rất nhiều dự án gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đã bị các cơ quan nhà nước đình chỉ hoạt động. Khi tiến hành lập dự án các cán bộ của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng phải nghiên cứu các nguồn gây ô nhiễm môi trường do dự án gây ra, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp để thuyết phục các cơ quan thẩm quyền đê dự án được thực hiện. Ví dụ một số dự án của Tổng công ty ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường như xây dựng nhà máy thủy điện đã được nghiên cứu kĩ về mức độ ảnh hưởng của nó đến nguồn nước thượng nguồn gây ô nhiễm ở các khu vực hạ nguồn dân cư.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Sông Hồng (Trang 31)