Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của du lịch Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển chung của du lịch. Bên cạnh đó, do có lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế chính trị và tài nguyên…nên Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch, thu hút nhiều hơn khách du lịch đến Việt Nam, trong đó có cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.
Kết thúc năm 2012, mặc dù phải đối mặt với những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới cũng như trong nước,nhưng ngành du lịch Việt Nam đã nỗ lực vượt qua thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thể hiện qua các con số ấn tượng: đón và phục vụ 6.847 triệu lượt khách quốc tế, tăng 9.5%; 32.5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 160 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011(theo số liệu của Tổng cục Du lịch cuối năm 2012). Kết quả hoạt động của ngành du lịch năm 2012 đã được Đảng, Chính phủ đánh giá là điểm sáng trong bối
cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu,cộng thêm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh…tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch trong nước và quốc tế.
Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2013 đã nêu rõ quan điểm: phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Trong đó, chất lượng hoạt động du lịch phải được coi trọng hàng đầu; tập trung khai thác phát triển các sản phẩm dịch vụ đặc trưng, có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu nổi bật; đầu tư các khu du lịch có tầm cỡ, trở thành thương hiệu quốc gia và thương hiệu vùng có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Ngành du lịch tập trung đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, thu hút khách du lịch tại các thị trường gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và ở khu vực Thái Bình Dương. Chú trọng khai thác lợi thế hành lang Đông – Tây, từ các khu vực Tây Âu, Bắc Tây, thị trường mới nổi Đông Âu, mở rộng thị trường mới sang khu vực Nam Á và Trung Đông, đẩy mạnh thu hút khách du lịch nội địa.