III/ Lua chọn chiến lược thay đổi: Tóm tắt:
3. Cơ sở lý thuyết:
Mô hình khái niệm: tập trung vào nội dung và tầm quan trọng của các sáng kiến chiến lược, với nhấn mạnh đặc biệt lên cơ chế nhận thức được ngụ ý bởi hiệu quả cố định trên đầu ra. Mô hình khái niệm tập trung vào những tiền đề và hậu quả của sự thay đổi (trả lời cho câu hỏi cái gì)
Vd: Golembiewski, Billingsley và Yeager (1976) đã khái niệm hóa 3 mức độ của thay đổi –alpha, beta và gamma- dựa trên mức độ mà từng cá nhân được yêu cầu để sửa đổi cơ chế nhận thức cơ bản của họ để đánh giá kết quả hành vi của sáng kiến thay đổi.
Bartunek và Moch (1987) các thứ tự của sự thay đổi đầu tiên, thứ hai, thứ ba đòi hỏi phải gia tăng mức độ kiểm tra đối với các giả định ngầm về ý nghĩa và ra quyết định trong cơ cấu tổ chức.
Mô hình quy trình: thiết kế 1 chuỗi các sự kiện cần thiết để thực hiện thay đổi tổ chức, tập trung hơn vào các bước cần thiết để thực hiện hơn là nhiệm vụ khái niệm được yêu cầu. Mô hình quy trình nhấn mạnh vào vai trò và chiến lược cần cho việc thực hiện (trả lời cho câu hỏi như thế nào)
Vd: Mô hình Lewin (1974) thể hiện giai đoạn của sự thay đổi: giải toả, thay đổi, và tái giải tỏa.
Văn hóa tổ chức trong các mô hình thay đổi tổ chức: Trong mô hình khái niệm:
+ Mô hình quạt Gagliardi (1986) Nguyên lý văn hóa nằm ở trung tâm của chiến lược và phương thức thực hiện thông qua việc giới thiệu kế hoạch thay đổi, và nguyên lý văn hóa xác định xem liệu các nhà lãnh đạo có thể mong đợi sự đồng hóa văn hóa, sự kháng cự, hoặc sửa đổi do ảnh hưởng của nó hay không. mô hình Gagliardi (1986) chú ý đến tầm quan trọng của suy nghĩ của các nhà lãnh đạo, những tác động sâu sắc hơn về văn hóa của các chiến lược mà họ áp dụng để giới thiệu các sáng kiến thay đổi vào thiết lập tổ chức.
+ Mô hình Hatch (2006) cung cấp một khuôn khổ khái niệm để xem xét tác động nhận thức của văn hóa tổ chức trong việc thực hiện thay đổi. Thay đổi được nhận thức trong các mô hình văn hóa năng động như một chu kỳ liên tục giải thích mà các cá nhân liên tục diễn giải những sự kiện đi vào dòng ý nghĩa văn hóa của tất cả các cấp trong tổ chức: Bốn hành vi diễn giải làm trung gian tương tác giữa các yếu tố văn hóa, dịch hiện vật thành các biểu tượng, biểu tượng thành các giả định cơ bản, và các giả định cơ bản thành các giá trị mà chúng lại nhận thấy chúng như hiện vật. Các hành vi diễn giải mà liên kết các yếu tố văn hóa là sự tượng trưng hóa, sự thực hiện, sự biểu hiện, và sự nhận thức tương ứng (Hatch, 2000)
Giá trị
Giả định
Biểu tượng Biểu hiện Nhận thức
Diễn giảiBiểu tượng hóa
Môi trường bên ngoài
Phong cách lãnh đạo
Biểu hiện của cá nhân và tổ chức Nhiệm vụ, chiến lược
Trong mô hình quy trình:
+ Mô hình Burke-Litwin: Nhân tố văn hóa hoạt động trong mô hình này là một trong bốn yếu tố ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo, với các liên kết có hệ thống để tới biểu hiện của tổ chức, nhiệm vụ và chiến lược, và môi trường bên ngoài. Trong khuôn khổ này bốn giai đoạn được xác định: tiền khởi đầu, khởi đầu, hậu khởi đầu, và duy trì sự thay đổi.