Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu từ 1994 đến nay (Trang 77)

NATO thành lập năm 1949, giai đoạn những năm đầu của Chiến tranh Lạnh với vai trò một khối quân sự phòng thủ, dựa trên căn cứ pháp luật của Điều 51 trong Hiến chương LHQ. NATO giữ vai trò một khối quân sự phòng thủ, với tiêu chí “bất kỳ quốc gia thành viên nào bị đe dọa đồng nghĩa với NATO bị đe dọa”, và toàn khối sẽ thống nhất cùng nhau phản ứng (bao gồm cả sử dụng sức mạnh quân sự) để chống lại hành vi xâm phạm đó.89

Chiến lược của NATO trong thời kỳ chiến tranh Lạnh là bảo đảm vấn đề an ninh Châu Âu trước các nguy cơ xung đột hoặc tấn công vũ trang từ các thành viên hoặc từ khối Liên Xô.90

Hiện NATO có 28 thành viên (sau khi kết nạp Albani và Croatia vào tháng 4/2008), và tất cả đều là thành viên của OSCE. Macedonia là quốc gia được mời tham gia NATO thông qua sự hợp tác giữa tổ chức này với OSCE, sau khi vấn đề tranh chấp giữa quốc gia này và Hi Lạp được giải quyết ổn thỏa. Bên cạnh đó, các thành viên còn lại của OSCE hiện nằm trong Cộng đồng đối tác Bắc đại tây dương với NATO, điều này tiếp tục thúc đẩy quá trình mở rộng ảnh hưởng của các thành viên NATO lên các quốc gia thuộc phạm vi OSCE.91

Với đặc thù là một tổ chức về quân sự nên phần lớn chức năng của NATO không trùng lặp với OSCE. Mặt khác, OSCE không xây dựng chức năng quân sự nên tổ chức này thiên về hợp tác với các quốc gia hoặc tổ chức có tiềm lực mạnh về quân sự (như NATO hoặc CIS) để được hỗ trợ trong các hoạt động của mình. OSCE và NATO đã có sự hợp tác chặt chẽ trong một số hoạt động về hỗ trợ dân chủ, kiến tạo hòa bình và hợp tác an ninh, như sau:92

89

Introduction to the OSCE, pg. 63, http://react.usip.org/course_contents.html (28/1/2014)

90 Introduction to the OSCE, pg. 63, http://react.usip.org/course_contents.html (28/1/2014)

91 Introduction to the OSCE, pg. 64, http://react.usip.org/course_contents.html (28/1/2014)

Vấn đề Cộng hòa Macedonia (2001-2003)

Kết quả hợp tác giữa CiO của OSCE, NATO và Đại diện cấp cao Ủy ban Chính sách An ninh - Đối ngoại EU là thỏa thuận ngừng bắn giữa cộng đồng người Albani thiểu số với Chính phủ Macedonia, mở đường cho việc ký kết Thỏa thuận khung Ohrid (8/2001). Sau đó, lực lượng tác chiến của NATO tiếp tục các hoạt động kiểm soát vũ khí tại Macedonia cho đến khi EU tiếp quản vấn đề này (3/2003).93

Vấn đề Kosovo (từ 1999)

Lực lượng Kosovo của NATO (KFOR) tiếp cận quốc gia này từ 6/1999 theo Chiến dịch trên không với mục đích kết thúc thảm họa nhân đạo đang diễn ra tại đây. Chiến dịch được ủy quyền theo Quyết định số 1244 của Hội đồng Bảo an LHQ và Thỏa thuận Quân sự - Kỹ thuật giữa NATO và Chính phủLiên bang Nam Tư và Serbia.94

Trong vấn đề Kosovo, OSCE và NATO đặc biệt chú trọng hợp tác trong phòng chống xung đột, quản lý khủng hoảng và phục hồi sau xung đột tại khu vực Balkans thông qua các hoạt động hỗ trợ giải quyết khủng hoảng, sau khi vùng lãnh thổ này đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia (2/2008) mà không nhận được sự ủng hộ của Nga, Serbia và một số thành viên OSCE thuộc EU (Tây Ban Nha, Síp, Slovakia, Rumani..).95

Vấn đề Bosnia và Herzegovina (BiH)

Trong vấn đề BiH, OSCE cử tới một Phái đoàn với mục tiêu kiến tạo hòa bình và thúc đẩy các hợp tác về an ninh. NATO cũng tham gia vào vấn đề này từ năm 1995. Phái đoàn của LHQ tại BiH cũng được thành lập với mục tiêu đưa khu vực này vào khuôn khổ luật pháp quốc tế, đồng thời phối hợp với các hoạt động khác của LHQ tại khu vực này (cho đến 2002).

93

Introduction to the OSCE, pg. 65, http://react.usip.org/course_contents.html (28/1/2014)

94 Introduction to the OSCE, pg. 66, http://react.usip.org/course_contents.html (28/1/2014)

95 OSCE Secretary General meets NATO counterpart in Brussels to discuss Western Balkans, Afghanistan, (Report), Factsheet (OSCE document), http://www.osce.org/sg/108901 (25/11/2013)

OSCE với vai trò một tổ chức nhân quyền, kết hợp với sức mạnh quân sự của NATO đã đạt được nhiều thành tựu quân sự tại đây, đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động tranh cử, thúc đẩy quyền con người, quyền tự do truyền thông và giúp đỡ các hoạt động hồi hương của người tị nạn, thông qua Lực lượng Can thiệp (IFOR) và Lực lượng Bình ổn (SFOR). Trong tương lai NATO sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện của mình tại BiH thông qua hợp tác quân sự và các Đoàn cố vấn để hỗ trợ các mục tiêu này.

Ngoài ra, 28 thành viên của NATO đều thuộc OSCE, nên bất cứ vấn đề nào liên quan tới NATO cũng có sự tác động tới OSCE và ngược lại, do đó giữa hai tổ chức luôn có sự liên kết hợp tác trong các nhiệm vụ ngăn ngừa xung đột, gìn giữ và thực thi các nhiệm vụ hòa bình ở khu vực châu Âu, Bắc Mỹ và trên phạm vi toàn thế giới.

NATO đưa ra sáng kiến hỗ trợ cải cách quốc phòng, bao gồm cả kiểm soát vũ khí, rà phá bom mìn và phá hủy các kho dự trữ vũ khí và đạn dược của Liên Xô, Mỹ để lại trên lãnh thổ nhiều quốc gia Châu Âu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.96

Điều này cũng trùng hợp với những định hướng của OSCE nhằm ngăn chặn xung đột và khôi phục ổn định sau xung đột trên phạm vi Châu Âu. Hai bên nỗ lực tìm kiếm giải pháp và hạn chế mực thấp nhất kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô, Mỹ và một số nước lớn ở Tây Âu (Anh, Pháp) nhằm đảm bảo cam kết của các bên liên quan là không sử dụng vũ khí hạt nhân (kể cả vũ khí hạt nhân chiến thuật) để tấn công lẫn nhau khi xảy ra mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên. 97

Bên cạnh đó, việc kiểm soát kho vũ khí hạt nhân và kho vũ khí thông thường cũng được các nước OSCE và NATO hợp tác chặt chẽ 98

, bởi nếu không có sự kiểm soát mà để số vũ khí trên rơi vào tay các băng

96 Introduction to the OSCE, pg. 64, http://react.usip.org/course_contents.html (23/1/2014)

97 NATO thỏa thuận nhiều mục tiêu chiến lược, Báo Thời nay, số 91, ngày 22/11/2010, tr4

đảng buôn lậu và các tổ chức khủng bố quố tế thì những nguy cơ tấn công khủng bố bằng vũ khí hạt nhân hoàn toàn có thể xảy ra với các nước thuộc OSCE và NATO. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai tổ chức này cũng hợp tác về các vấn đề môi trường, ổn định và hòa bình thông qua Sáng kiến an ninh và môi trường (ENVSEC). Hợp tác chặt chẽ giữa NATO và OSCE là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của một "Phương pháp tiếp cận toàn diện" để quản lý khủng hoảng, đòi hỏi các ứng dụng phương tiện quân sự và dân sự có hiệu quả.99

Quan hệ hợp tác giữa OSCE và NATO đã đem đến nhiều thành tựu ý nghĩa trong việc kiến tạo hòa bình và ổn định tình hình chính trị Châu Âu nói riêng. Với chức năng đặc trưng của hai tổ chức, OSCE là tổ chức về nhân quyền, NATO là tổ chức chuyên về quân sự nên tương lai sự hỗ trợ và tương tác giữa hai tổ chức sẽ là triển vọng và dài lâu. Mối quan hệ tương trợ giữa OSCE và NATO đem đến cho hai tổ chức nhiều thành công và ngày càng khẳng định vị thế của họ trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu từ 1994 đến nay (Trang 77)