1.2.1 Những nhân tố tác động đến quá trình chuyển đổi
Bối cảnh quốc tế những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã có những biến đổi nhanh chóng đòi hỏi các quốc gia trong CSCE phải có những tư duy nhận thức mới để bắt kịp tình hình quốc tế. Sự biến đổi của tình hình quốc tế được thể hiện qua những nhân tố sau:
Thứ nhất, sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô, Đông Âu đã dẫn tới một thực tế là hệ thống XHCN không còn tồn tại trên thế giới. Sự sụp đổ của mô hình XHCN đã làm thay đổi bản đồ chính trị của rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Thứ hai, sau khi Liên Xô tan rã (1991), đối đầu hai cực Liên Xô- Mỹ cũng chấm dứt, thế giới bước sang một kỉ nguyên mới: “Hòa bình - Hợp tác - Phát triển”, xu thế “Đối thoại” đã thay thế xu hướng “Đối đầu” trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và trở thành xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế.
Thứ ba, nước Mỹ vươn lên chiếm vị trí lãnh đạo số một và trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, thế giới cũng đã chứng kiến nhiều thay đổi: Sự nổi lên của các nước Công nghiệp mới (NICs): Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông (Châu Á); cùng với sự xuất hiện của nhiều “con hổ” kinh tế và những nền kinh tế mới nổi: Ấn Độ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ,…góp phần làm cho nền kinh tế thế giới phát triển ngày một năng động và đưa thế giới bước sang một kỷ nguyên mới, nơi quan hệ kinh tế quốc tế đóng vai trò chi phối mọi hoạt động quan hệ quốc tế.
Thứ tư, bước vào thập niên 90, thế giới đứng trước những vấn đề nghiêm trọng về an ninh truyền thống (chiến tranh và hòa bình, đói nghèo, xung đột vũ trang..) và phi truyền thống (môi trường, biến đổi khí hậu, các bệnh dịch thế kỉ…). Những vấn đề toàn cầu này đã và đang chi phối mọi quốc gia, dân tộc, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa tất cả các quốc gia trên thế giới mới có thể giải quyết những vấn đề trên.
Cuối cùng là sự nổi lên của các tổ chức chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc như: APEC, WTO, ASEAN, ASEM… Các tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, đồng thời tăng cường khả năng hiểu biết và hợp tác về chính trị, xóa nhòa ranh giới ý thức hệ đã từng tồn tại trong thời kỳ trước. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật công nghệ lần thứ ba với việc đi sâu vào các lĩnh vực: Công nghệ NANO, kỹ thuật số… đã góp phần thay đổi cuộc sống của con người và nâng cao khả năng kết nối các quốc gia dân tộc với nhau.
Mặt khác, bối cảnh khu vực Châu Âu giai đoạn này cũng góp phần tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển đổi cơ cấu CSCE thành OSCE. Sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô, Đông Âu đã làm cho bản đồ chính trị của Châu Âu thay đổi, với sự xuất hiện của nhiều quốc gia độc lập mới. Liên Xô tan rã thành 15 quốc gia độc lập (trong đó có 11 nước sau này gia nhập vào Cộng đồng Châu Âu); Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức trở thành nước Đức thống nhất vào 3/10/1990; Tiệp Khắc trở thành 2 nước: Cộng hòa Séc và Slovakia; Liên bang Nam Tư cũ trở thành 6 quốc gia: Serbia, Montenegro, Bosnia và Hezsegovina, Croatia, Slovenia, Macedonia đã làm thay đổi bản đồ chính trị Châu Âu từ 39 quốc gia thành 54 quốc gia (1991).
Sự tan rã của hệ thống XHCN ở Liên Xô, Đông Âu đã dẫn tới nhiều hệ lụy cho châu lục này: Các cuộc xung đột sắc tộc, chủ nghĩa li khai, chiến tranh khu vực… xảy ra ở các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô, Nam Tư… làm cho tình hình Châu Âu luôn ở trong tình trạng bất ổn định.
Mặc dù khối Hiệp ước Warsaw của các nước XHCN do Liên Xô đứng đầu đã bị giải thể, nhưng khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu vẫn tồn tại và phát triển bền vững (đến năm 1991 đã có 16 thành viên). Các quốc gia có vai trò quan trọng trong tổ chức này như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức đang ngày càng muốn bành trướng và mở rộng tổ chức quân sự này đến các quốc gia thuộc Liên Xô cũ và ký kết các hiệp ước Đối tác quân sự với các quốc gia ngoài phạm vi Châu Âu: Israel, Pakistan, Úc, New-Zealand. Đồng thời Mỹ mong muốn xây dựng tổ chức quân sự này thành một tổ chức toàn cầu đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Mỹ. Việc NATO liên tục mở rộng số thành viên và phạm vi hoạt động đã vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước Valetta năm 1990, ký với Liên Xô. Bởi Mỹ và NATO đã cam kết, khi Liên Xô tan rã và khối Hiệp ước Warsaw giải thể thì Khối quân sự này
sẽ không mở rộng về phía Đông. Sự tồn tại của khối NATO đã đe dọa nền hòa bình và ổn định của Châu Âu, đồng thời làm giảm đi vai trò, vị trí, uy tín của CSCE. 21
Bên cạnh đó, EC - Tổ chức liên kết các nước Tây Âu đã bộc lộ nhiều hạn chế cản trở sự phát triển và quá trình hội nhập của các quốc gia ở châu lục này trong bối cảnh tình hình chính trị ở lục địa già đã có những thay đổi. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo Châu Âu phải xây dựng cho mình một tổ chức khu vực mới nhằm giúp Châu Âu phát triển và theo kịp xu thế thời đại. Chính những nhân tố trên, đã dẫn tới Hiệp ước Maastricht năm 1991 đánh dấu sự ra đời của EU thay cho EC.
Châu Âu ngày càng trở nên hội nhập hơn trong những năm đầu thế kỉ XXI, khi các quốc gia thuộc khu vực Trung và Đông Âu có xu hướng hội nhập chặt chẽ hơn trong khu vực văn hóa Châu Âu thống nhất. 22
Mối quan hệ giữa EU và Nga (quốc gia lớn nhất Châu Âu) ngày càng được cải thiện thông qua việc Moscow đã và đang trở thành đối tác thương mại quan trọng của nhiều quốc gia Châu Âu đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng: dầu mỏ, khí đốt...23
Điều này đã giúp cho quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Âu có những bước phát triển mới.
Mối quan hệ đồng minh truyền thống giữa EU và Mỹ vẫn được duy trì và củng cố bền chặt, mặc dù giữa hai bên cũng đã từng xảy ra những mâu thuẫn: Về quyền lãnh đạo, vai trò phạm vi hoạt động của NATO ở Châu Âu; bất đồng trong vấn đề Iraq…
Những nhân tố quốc tế và khu vực trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển đổi của CSCE thành OSCE, đồng thời đóng vai trò chi phối đến hoạt động của tổ chức này từ sau Chiến tranh Lạnh đến giai đoạn hiện nay.
21
Đỗ Hồng Huyền, Sự mở rộng của Nato và các tác động của nó (2008),T/c Nghiên cứu Châu Âu, số 117 [110], tr 25-26
22 Sự mở rộng Liên minh Châu Âu và tác động của nó (2008), Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 10, tr 10
Không những thế, sau hơn một thập kỷ ra đời và phát triển, CSCE đã dần bộc lộ những hạn chế:
Thứ nhất: Không có khả năng làm cầu nối quy tụ các quốc gia thành viên Châu Âu thành một khối thống nhất.
Thứ hai: Hiệu quả hoạt động và cơ cấu tổ chức của CSCE còn nhiều hạn chế, đặc biệt vai trò của tổ chức này phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ và các nước lớn ở Tây Âu: Anh. Pháp, Đức, Ý…
Thứ ba: Do ra đời và hoạt động trong giai đoạn cuộc đối đầu Liên Xô - Mỹ và hai khối XHCN - TBCN đang ở thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh. Chính vì vậy mọi hoạt động của CSCE chịu sự chi phối của cuộc đối đầu giữa hai phe này.
Thứ tư: Nhận thức của các quốc gia thành viên về vai trò và hoạt động của CSCE vẫn chưa thống nhất, nhiều quốc gia thành viên Châu Âu chỉ coi tổ chức này là nơi để trao đổi kinh nghiệm giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia của mình trong phạm vi Châu Âu.
1.2.2 Hiến chương Paris (1990) và sự hình thành OSCE (1994)
Sự ra đời của Định ước Helsinki (1973-1975) đã tạo ra một tia hi vọng cho an ninh khu vực Châu Âu. Tuy nhiên, sự tan rã của khối Hiệp ước Warsaw và sự sụp đổ của Bức tường Berlin (9/11/1989) thập niên 1980 đầu thập niên 1990 của thế kỷ XX đã khiến cho tình hình khu vực trở nên bất ổn. Các nhà lãnh đạo của Châu Âu và Mỹ đã nhận thấy rõ khuôn khổ hợp tác mà CSCE đưa ra không còn phù hợp, cần phải có một sự cải tổ, tái cấu trúc CSCE nhằm đáp ứng với những các yêu cầu mới về an ninh và bảo mật sau Chiến tranh Lạnh.24
Trong giai đoạn này, CSCE đề ra những mục tiêu và quyền hạn mới trong quá trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực, mở rộng lĩnh vực tham gia, đồng thời xây dựng thêm các cam kết và nguyên tắc hoạt động. 25
Trên cơ sở đó, đầu năm 1990, Hội nghị các chuyên gia CSCE tổ chức tại Copenhagen đã ban hành văn bản mới đưa ra những nguyên tắc cho tiến trình nhân quyền và dân chủ cho các quốc gia thành viên, gồm các vấn đề sau: (1) Tự do bầu cử, mở cửa cho các quan sát viên bên ngoài; (2) Thực hiện quyền bình đẳng theo pháp luật; (3) Tự do thành lập đảng phái chính trị; (4) Thực thi các quyền của bị cáo. 26 Những nguyên tắc này được thực thi đồng nghĩa với việc thiết lập một sự ràng buộc mới giữa các nước trong CSCE, và trở thành một bước đệm quan trọng cho quá trình làm việc của Hiến chương Paris ngay sau đó.
Ngày 21/11/1990, Hiến chương Paris về một Châu Âu mới được ký kết bởi Nguyên thủ các nước thành viên CSCE. Trong lời mở đầu, bản Hiến chương nhấn mạnh việc thiết lập một kỷ nguyên an ninh Châu Âu mới dựa trên cơ sở tái khẳng định lại những Nguyên tắc Helsinki.27
Bản Hiến chương Paris đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển đổi mục tiêu, nguyên tắc và phương hướng hoạt động của CSCE trong bối cảnh tình hình chính trị quốc tế và khu vực (đặc biệt khu vực Châu Âu) có những biến động hết sức phức tạp và khó lường do cuộc khủng hoảng chính trị ở Liên Xô và Đông Âu trong những năm (1989- 1991). Văn bản này đã đưa ra được những mục tiêu và định hướng phát triển của các nước CSCE trong thời kỳ lịch sử mới của Châu Âu.
Dựa trên cơ sở của những vấn đề nêu trên, Hiến chương Paris là một tiền đề quan trọng dẫn tới sự ra đời của tổ chức An ninh và Hợp tác Châu
25 Introduction to the OSCE, pg. 47, http://react.usip.org/course_contents.html(23/9/2013)
26 Introduction to the OSCE, pg. 47, http://react.usip.org/course_contents.html(23/9/2013)
Âu (OSCE). Tổ chức OSCE ra đời là thành quả của sự thống nhất ý chí giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Châu Âu: Tổng thống Mỹ G.Bush, Thủ tướng Anh Margaret Hilda Thatcher, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand và Thủ tướng Đức Henmut Kohn.
Sau Hiến chương Paris, CSCE bắt đầu tiến hành quá trình xây dựng một tổ chức quốc tế với những cơ cấu và chức năng hoạt động toàn diện, bao gồm những chương trình bảo mật an ninh và hoạt động đặc biệt.Đồng thời thiết lập cho CSCE một cấu trúc của một tổ chức quốc tế hoàn thiện với: Ban Thư ký; Trung tâm phòng chống xung đột; Văn phòng dân chủ nhân quyền (ODIHR); Nghị viện (PA)... 28
Ngoài ra Hiến chương Paris vì một Châu Âu mới cũng xây dựng chương trình làm việc mới cho các Ngoại trưởng (hàng năm), Hội nghị thượng đỉnh (thời điểm bất kỳ) và Ủy ban quan chức cấp cao (khi có yêu cầu). 29
Có thể nói chính Hiến chương Paris đã đặt nền móng cơ sở cho OSCE. Đồng thời Hiến chương cũng chỉ rõ vai trò và tính cấp thiết của việc chuyển đổi mô hình CSCE thành OSCE, cụ thể qua những khía cạnh sau:
(1) CSCE và Tiến trình Helsinki trong gần 20 năm tồn tại và phát triển (1973-1990) đã bộc lộ nhiều hạn chế: Khả năng tổ chức hoạt động chưa linh hoạt; Năng lực lãnh đạo của CSCE trên thực tế ở Châu Âu vẫn là một nghi vấn, bởi thực tế Hội nghị này chưa đạt được nhiều kết quả như mong đợi và tiếng nói hạn chế trong các vấn đề liên quan đến an ninh Châu Âu; CSCE vẫn chưa có một định hướng phát triển rõ ràng trong bối cảnh tổ chức này bị lệ thuộc vào EC, NATO trong các quyết định liên quan đến vấn đề kinh tế, chính trị của Châu Âu. Do đó, những nhà lãnh đạo CSCE cần phải nhìn nhận thực tế hơn về vai trò, vị thế của mình, nếu không tổ chức này sẽ bị tụt hậu. Do đó, Hiến chương Paris (1990) và sự ra đời của OSCE
28
Introduction to the OSCE, pg. 47, http://react.usip.org/course_contents.html(23/1/2014)
29
là một xu thế tất yếu của quan hệ quốc tế khu vực Châu Âu, bởi với vai trò của mình OSCE sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề mà CSCE chưa làm được.
(2) Châu Âu và thế giới trong những năm đầu của thập kỷ 90 đã đứng trước nhiều thách thức lớn trong tương lai: nhân quyền, hoà bình và an ninh khu vực, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, đói nghèo,… những vấn đề này đòi hỏi CSCE phải có sự thay đổi để bắt kịp nhu cầu phát triển mới của thời đại. Nhưng với vai trò chỉ là một tổ chức tham vấn về an ninh và nhân quyền, nên tổ chức này khó có thể đảm đương được những vấn đề phức tạp đã đặt ra. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo CSCE luôn có nhiều tham vọng và đặt ra mục tiêu cho tổ chức này không chỉ là một tổ chức chuyên môn trong lĩnh vực nhân quyền mà còn là một tổ chức đa phương, có thể đảm trách nhiều vấn đề liên quan đến khu vực: môi trường, an ninh, chống đói nghèo... Để thực hiện được những kỳ vọng đó OSCE buộc phải có sự đổi mới trong hoạt động của mình.
(3) Hiến chương Paris (1990) là một quá trình phát triển mới dẫn tới sự ra đời và phát triển của OSCE. Bởi tiến trình ra đời của bản Hiến chương này gắn liền với sự thay đổi của tình hình chính trị khu vực Châu Âu trong những năm đầu thập niên 90. Đặc biệt xu thế của tình hình quốc tế và khu vực đã có sự chuyển biến từ đối đầu sang đối thoại, quan hệ kinh tế đóng vai trò chủ đạo và chi phối mối quan hệ quốc tế và khu vực. Hiến chương Paris đã nhận định và đưa ra được những nhận thức đúng đắn trong những vấn đề thực tế của khu vực Châu Âu, đồng thời đưa ra được những định hướng phát triển mới. Trên cơ sở của những định hướng này OSCE đã ra đời nhằm thay thế cho Hội nghị CSCE vốn không còn phù hợp.
(4) Hiến chương Paris (1990) và OSCE có sự gắn bó hữu cơ, bởi Bản Hiến chương này làm cơ sở pháp lý để hình thành OSCE. Còn OSCE là tổ chức thực hiện những mong muốn, dự định mà Bản Hiến chương này đã đề
ra. Sự gắn kết này đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế của OSCE và Bản Hiến chương Paris trong nền chính trị quốc tế và khu vực.
Kết quả của Hiến chương Paris (1990) cùng với những diễn biến lịch sử như đã phân tích ở trên đặt ra một bài toán chính trị mới, đòi hỏi các Nhà lãnh đạo CSCE phải nhanh chóng đưa ra một hướng giải quyết phù hợp với tình hình, và Hội nghị Thượng đỉnh Budapest (Hungary) diễn ra là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu giai đoạn này. Hội nghị khởi động từ cuối tháng 12/1994, thảo luận về việc mở rộng, tăng cường các quy định về an