Liên minh Châu Âu (EU)

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu từ 1994 đến nay (Trang 80)

EU có 28 thành viên, tất cả đều nằm trong OSCE. Chiến lược của EU là xây dựng một khối thịnh vượng riêng trong lòng OSCE, và tương lai sẽ trở thành một nhân tố tiên quyết trong công tác hoạch định chính sách của tổ chức này.100

Năm 1991, thông qua Hiệp ước Maastricht, EU thiết lập Chính sách An ninh và Đối ngoại chung (CFSP). Trong những năm 1990, các hoạt động của CFSP mang tính lý thuyết quá nhiều và kém hiệu quả, một phần do ảnh hưởng của việc tan rã Liên bang Nam Tư (1991). Điều này cũng khiến vai trò của CFSP bị hạn chế, và tiếng nói của EU kém trọng lượng trong Đại hội đồng cũng như Hội đồng Bộ trưởng và các kỳ Hội nghị

99 Introduction to the OSCEpg. 64, http://react.usip.org/course_contents.html (23/1/2014)

Thượng đỉnh của OSCE.101

Tuy nhiên, sự kiện ra đời Đại diện cấp cao của CFSP - phái đoàn đại diện của EU trực tiếp thi hành hiệu quả các nhiệm vụ quốc tế liên quan đã góp phần nâng cao vị thế của EU trong cộng đồng các nước OSCE.102

Với cùng mục tiêu chung là xây dựng một Châu Âu ổn định và thịnh vượng, nên OSCE và EU dễ dàng tìm được tiếng nói chung trong các hoạt động hợp tác, bao gồm: Ngăn ngừa xung đột, quản lý khủng hoảng và phục hồi sau xung đột. Sự kết hợp giữa hai tổ chức đã góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp của cả hai nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố đặc trưng riêng, bởi EU là liên minh thiên về hợp tác kinh tế, chính trị còn OSCE là một tổ chức ưu tiên lĩnh vực nhân quyền.

EU kết hợp với lực lượng hòa bình NATO và phái đoàn OSCE trong vấn đề Macedonia (1993-1999). Lực lượng an ninh Proxima của EU tiếp tục tiếp quản vấn đề Macedonia (từ 2003-2005) cho đến khi bàn giao lại cho Nhóm cố vấn an ninh EU (EUPAT).103

Trong vấn đề tại BiH, EU cũng gửi tới một phái đoàn phi quân sự theo Thỏa thuận Dayton (1995). Với trường hợp Moldova và Ukraina, EU cũng thành lập một lực lượng An ninh Biên giới (EUBAM) vào năm 2005.104

Mặc dù chịu những tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ toàn cầu (2008 - nay) nhưng EU cũng có những hoạt động hợp tác với các đơn vị chức năng của OSCE tại điểm nóng Kosovo (2008) với ba tổ chức: Đại diện cấp cao EU (EUSR), Phái đoàn Luật pháp EU (EULEX), Ủy ban liên lạc Châu Âu (UCLO).105

101 Introduction to the OSCE, pg. 68, http://react.usip.org/course_contents.html(28/1/2014)

102

Introduction to the OSCE, pg. 68-69, http://react.usip.org/course_contents.html(28/1/2014)

103 Introduction to the OSCE, pg. 69, http://react.usip.org/course_contents.html (13/6/2014)

104 Introduction to the OSCE, pg. 69, http://react.usip.org/course_contents.html (13/6/2014)

Đặc biệt tổ chức này cùng với OSCE còn tham gia chiến dịch ổn định trật tự ở Ukraina và bán đảo Krym sau khi quốc gia thuộc Liên Xô cũ này đã trải qua những biến động chính trị và dẫn tới việc nước Cộng hòa tự trị Krym sát nhập vào Nga (18/03/2014) và giải quyết những mâu thuẫn sắc tộc, văn hóa giữa hai cộng đồng người Ukraina và người gốc Nga ở Ukraina. 106

Hiện nay ngân sách đóng góp của các quốc gia EU chiếm 2/3 ngân sách OSCE, EU đã hỗ trợ tài chính cho OSCE trong các lĩnh vực giám sát các cuộc bầu cử, xây dựng thể chế quyền bầu cử và đào tạo nguồn nhân lực cho các quốc gia trong nền dân chủ mới.107

Bên cạnh đó, hai bên còn hỗ trợ cho nhau trong việc củng cố và phát triển tổ chức: OSCE ủng hộ nỗ lực mở rộng Liên minh Châu ÂU (EU) ra các nước Trung - Đông Âu và Liên Xô trong các năm 2004, 2007, 2012. 108 Đổi lại, EU cũng là cầu nối giữa OSCE với các nước đối tác của EU (trường hợp Estonia và Latvia).109

Mối quan hệ giữa EU và OSCE dựa trên cơ sở các giá trị chung của nền dân chủ, quyền con người và các quy định của pháp luật. Sự thịnh vượng của nền kinh tế châu Âu và các phương pháp ngăn ngừa xung đột có hiệu quả của OSCE đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ song phương giữa hai tổ chức ngày càng tốt đẹp hơn. Trong tương lai, hợp tác giữa EU và OSCE sẽ ngày càng phát triển bền vững, bởi cả hai tổ chức đều kiên định với mục tiêu kiến tạo một nền hòa bình lâu dài cho khu vực Châu Âu.

106 EU và Ukraine ký kết thỏa ước liên kết chính trị, http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/eu- ukra-sig-poli-provi-03212014104400.html, (21/03/2014)

107 Introduction to the OSCE, pg. 69, http://react.usip.org/course_contents.html (28/1/2014)

108 Sự mở rộng Liên minh Châu Âu và tác động của nó (2008), Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 10, tr 5

3.1.4 Hội đồng Châu Âu (CoE)

CoE được thành lập năm 1949 và nhanh chóng trở thành một nhân tố quan trọng trong vấn đề an ninh nhân quyền Châu Âu. CoE đã soạn thảo Công ước châu Âu về Nhân quyền vào năm 1950, và thành lập Tòa án Nhân quyền Châu Âu vào năm 1959 tại Strasbourg. Đồng thời đưa ra quy chế yêu cầu mỗi thành viên trong Hội đồng "phải chấp nhận các nguyên tắc luật pháp và thừa nhận các quyền con người cũng như quyền tự do căn bản." 110

Cơ quan này là diễn đàn thúc đẩy các khía cạnh hợp tác của EU trong văn hóa, giáo dục, môi trường, chính phủ dân chủ và các chính sách xã hội.111

CoE hiện có 47 nước thành viên, tất cả đều nằm trong OSCE. Nội quy của CoE yêu cầu các thành viên “phải tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật và chấp nhận mọi phán xét của những người có thẩm quyền về vấn đề nhân quyền và các quyền tự do cơ bản”.112

OSCE và CoE có nhiều hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố, buôn bán người, khuyến khích khoan dung và không phân biệt đối xử. Bên cạnh đó hai tổ chức còn hợp tác trong các lĩnh vực duy trì, hỗ trợ và phát triển dân chủ, nâng cao quyền con người…113

Thông thường, CoE sẽ gửi chuyên gia tới cộng tác với OSCE trong tổ chức đào tạo, hướng dẫn và huấn luyện cho các lực lượng can thiệp trực tiếp. Đây được coi là những nhóm tương tác làm việc hiệu quả nhất của các phái đoàn OSCE tại những quốc gia/khu vực đang xảy ra sự cố. 114

Chức năng phòng ngừa là thế mạnh lớn nhất trong hợp tác giữa hai tổ chức, đồng thời cũng là khía cạnh hợp tác được hai bên khai thác nhiều

110 Introduction to the OSCE, pg. 74, http://react.usip.org/course_contents.html (28/1/2014)

111

Introduction to the OSCE, pg. 74, http://react.usip.org/course_contents.html (28/1/2014)

112 Introduction to the OSCE, pg. 74, http://react.usip.org/course_contents.html (28/1/2014)

113 Introduction to the OSCE, pg. 75, http://react.usip.org/course_contents.html (28/1/2014)

nhất trong quan hệ song phương, cụ thể trong các lĩnh vực xây dựng bộ máy quản lý hiệu quả, dân chủ, lập pháp và nhân quyền. 115

Năm 2011, CoE đã đặt văn phòng tại Vienna và Khối Hiệp ước Warsaw để luôn sẵn sàng trong các hoạt động phối hợp cùng OSCE.116

Tuyên bố chung được ký bên lề Hội nghị thượng đỉnh Khối Hiệp ước Warsaw tháng 5/2005, bởi Chủ tịch CoE và Chủ tịch OSCE. Hai bên đã thống nhất xây dựng các phương thức hợp tác đã từng được đưa ra từ đầu những năm 90117

:

- Thành phần tham gia trong các cuộc họp chung giữa các đại biểu Hội đồng Thường trực OSCE và EC gồm có: Hội đồng Bộ trưởng OSCE, Hội đồng Thường trực OSCE, các Bộ trưởng CoE, đại biểu đại diện các cơ quan liên quan của CoE.

- Tổ chức các cuộc họp cấp cao Ba bên tại Văn phòng CoE - OSCE - LHQ tại Geneva (để đưa ra các nội dung cải cách).

- Tăng cường hợp tác chuyên đề (ví dụ: quan sát các cuộc bầu cử, cử chuyên gia đánh giá chung).

Ngoài ra, OSCE, CoE và EU còn tham gia ký kết Tuyên bố chung về Ngày quốc tế xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc (23/3/2013), nhấn mạnh rõ vai trò và vị trí của mỗi bên trong lĩnh vực này.118

Bên cạnh đó, cả CoE và OSCE đều chú trọng tới công tác phòng chống xung đột và nhân quyền trong mục tiêu hoạt động của mình, điều này khiến hai tổ chức dễ dàng tìm được tiếng nói chung trong quan hệ hợp tác. Sự đồng hành phối hợp giữa hai tổ chức đã đem lại nhiều lợi ích cho các nước thành viên.

115

Introduction to the OSCE, pg. 75, http://react.usip.org/course_contents.html (28/1/2014)

116 Introduction to the OSCE, pg. 76, http://react.usip.org/course_contents.html (28/1/2014)

117 Introduction to the OSCE, pg. 76, http://react.usip.org/course_contents.html (28/1/2014)

3.1.5 Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS/SNG)

CIS thành lập năm 1991 bởi Nga, Belarus và Ukraina119

. CIS hiện nay có 10 thành viên (nằm trong số 15 quốc gia thành viên cũ của Liên Xô, sau khi Liên bang này tan rã thành các nước độc lập (1990)).120

Trụ sở CIS đặt tại Minsk (Belarus), cựu giám đốc cơ quan tình báo đối ngoại Nga, Sergei Lebedev được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Điều hành CIS từ năm 2007.121

CIS giữ vai trò một tổ chức gìn giữ hòa bình trong khu vực và kết hợp với Nga trong các hoạt động bảo vệ biên giới giữa Tajikistan và Afghanistan. Bên cạnh đó, trong các hoạt động kinh tế CIS thành lập Cộng đồng Kinh tế Á - Âu (EAEC/ EurAsEC) vào năm 2000.122

Với những chức năng đa dạng và đầy đủ, CIS được coi là đứa con kế thừa đảm nhận các chính sách đối ngoại và kinh tế của Liên Xô trước đây, và giờ đây tổ chức này là mái nhà chung của những thành viên còn lại. 123

Trong phạm vi hoạt động của mình, CIS đã có quan hệ hợp tác với OSCE trong các lĩnh vực: Gìn giữ an ninh, kiến tạo hòa bình, ngăn ngừa các nguy cơ xung đột và bảo vệ nhân quyền trong phạm vi các nước thành viên.124

OSCE đã hợp tác với CIS (đặc biệt là Nga) trong việc giải quyết những điểm nóng an ninh: Năm 1994, OSCE cùng Nga và EU đã tham gia kiến tạo hòa bình ở vùng Nagorno-Karabakh (vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Acmenia và Azecbaijan) thông qua sáng kiến hòa bình được OSCE

119 Do xảy ra cuộc Khủng hoảng Krym (2014) nên Bộ ngoại giao Ukraina đã đưa ra Tuyên bố “Ukraina sẽ không tiếp tục giữ chức vụ chủ tịch Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) mà họ đang giữ. Đồng thời, Hội đồng an ninh quốc gia Ukraina biểu quyết rằng Ukraina sẽ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi tổ chức này.” Tuyên bố được đưa ra vào ngày 19/03/2014.

120 Introduction to the OSCE, pg. 77, http://react.usip.org/course_contents.html(28/1/2014)

121 Introduction to the OSCE, , pg. 77, http://react.usip.org/course_contents.html(28/1/2014)

122

Introduction to the OSCE, pg. 78, http://react.usip.org/course_contents.html(28/1/2014)

123 Nguyễn Quang Thuấn (chủ biên), “Cộng đồng các quốc gia độc lập quá trình hình và phát triển”, (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, tr 3

cùng Nga và EU chứng nhận. Theo đó, các quốc gia và tổ chức trên được phép gửi một lực lượng hòa bình đến duy trì ổn định ở điểm nóng này.125

Quan hệ giữa OSCE và CIS đã có thêm những bước phát triển mới, đặc biệt trong lĩnh vực chống khủng bố sau khi Nga có những hành động ủng hộ ngoại giao Mỹ nhân sự kiện 11/9.126

Bên cạnh đó, OSCE cũng ủng hộ cho định hướng hòa bình của CIS trong vấn đề xung đột ở Nam Ossetia (2008).127

OSCE còn mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong phạm vi các nước CIS ở Trung Á, thông qua việc kết nạp thêm 5 quốc gia: Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmeinistan.

Ngày 27/06/2013, Chủ tịch Ủy ban điều hành CIS đã tham dự kỳ họp Đại hội đồng OSCE tại Vienna. Với cương vị của mình, ông Sergei Lebedev đã kêu gọi tăng cường hợp tác giữa các tổ chức quốc tế trong xây dựng an ninh cộng đồng, đồng thời cũng nhấn mạnh bài báo cáo về kế hoạch giải quyết vấn đề Afghanistan trong năm 2014. Những đóng góp và kinh nghiệm của CIS đã góp phần xây dựng nội dung và kết quả kỳ họp, và củng cố thêm quan hệ hợp tác giữa CIS và OSCE.128

Mối quan hệ giữa OSCE và CIS là mối quan hệ song phương có lợi đôi đường. OSCE thông qua các hoạt động hợp tác để mở rộng vị thế của mình với các nước CIS, hạn chế dần sự ảnh hưởng của Nga, đồng thời mở rộng ảnh hưởng của các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây sang những khu vực này. Còn các nước thành viên CIS cũng nhờ vào mối quan hệ hợp tác này để từng bước ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của

125 OSCE meeting on steps for peace in Nagorno-Karabakh, (Report), Factsheet (OSCE document)

http://www.osce.org/cio/52597 (04/03/1998)

126 Đinh Mạnh Tuấn (2003), “Hoạt động ngoại giao của các nước SNG trong những năm đầu thế kỉ XXI”,

Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 2 (50), Hà Nội, tr 17-18

127 The Policy of State Terrorism of Georgia Against the Republic of South Ossetia in 2004 to 2010, (Report), Factsheet (OSCE document), http://www.osce.org/home/72005 (08/10/2010)

người dân và xã hội thông qua các chương trình nhân đạo, nhân quyền, phòng chống xung đột và hoạt động của các tổ chức NGO tại đây.

3.2 Liên hệ với ASEAN

ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, thành lập vào ngày 8/8/1967, gồm 10 quốc gia thành viên. 129

Năm 1994, các nước ASEAN và một số nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã thành lập Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF). ARF là một diễn đàn rất quan trọng cho các cuộc đối thoại chính trị và an ninh giữa các nước thành viên, có tác động trực tiếp đến các cuộc tiếp xúc an ninh trên khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua việc thúc đẩy xây dựng lòng tin, tiến tới ngoại giao phòng ngừa (PD) và tiếp cận giải quyết xung đột. Tổng số thành viên của Diễn đàn ARF hiện nay là 27 quốc gia thành viên. Ngoài 10 thành viên của ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và 17 nước đối tác đối thoại của ASEAN gồm: Úc, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New-Zealand, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nga, Mỹ, Đông Timo, Papua New-Guinea, Mông Cổ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka.130

Trong năm 1971, không lâu sau khi thành lập, ASEAN đã tuyên bố thành lập một Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN). Với hành động này, ASEAN đã thành công ở một mức độ đáng kể trong việc duy trì nền hòa bình trong khu vực lâu dài kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Các nước ASEAN duy trì quyền tự do cơ bản cho nhân dân của họ và tất cả đều là thành viên của Phong trào Không liên kết (NAM).

Sau đó, vào năm 1976, ASEAN tạo nên một công cụ chính trị quan trọng để quản lý các mối quan hệ trong khu vực: Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) có chức năng ngăn chặn những nguyên

129 Bộ ngoại giao (2005), Các tổ chức quốc tế và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 8

nhân phát sinh xung đột và đảm bảo giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình.

Sau TAC là một hiệp ước ràng buộc quan trọng, Hiệp ước cấm thử Vũ khí khu vực Đông Nam Á (Hiệp ước SEANWFZ) được ký kết bởi các nhà lãnh đạo ASEAN vào tháng 12/1995.

ASEAN và OSCE có một số chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ khá tương đồng bởi hai tổ chức này cùng tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản của LHQ: Đấu tranh cho sự bình đẳng của các quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, chống phổ biến vũ khí hạt nhân giết người hàng loạt, giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình và đặc biệt cả hai có cùng một cách tiếp cận trong hợp tác an ninh và cùng chống lại chủ nghĩa khủng bố, coi đó là kẻ thù chung của nhân loại.

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu từ 1994 đến nay (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)