Cơ cấu tổ chức của OSCE

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu từ 1994 đến nay (Trang 49)

Hệ thống tổ chức của OSCE được chia thành 3 nhóm chính (Xem Phụ lục 02 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức OSCE, tr 98 luận văn)

2.2.1 Các cơ quan hoạch định chính sách

Hội nghị Thƣợng đỉnh các nhà lãnh đạo OSCE

Là chương trình họp chính thức của OSCE, có nhiệm vụ tổng kết, bàn thảo và đưa ra các định hướng làm việc cho tổ chức này ở cấp cao

nhất.36

Hội nghị diễn ra dưới sự điều hành của Chủ tịch đương nhiệm (CiO) và theo luật pháp của nước đăng cai. Thành phần tham dự là các thành viên của Hội đồng thường trực, trong một vài cuộc họp có thêm các chính khách đến từ các nước thành viên. Hội nghị diễn ra dựa trên cơ sở đồng thuận và cùng đưa ra quyết định của các thành viên, đồng thời Hội nghị còn chủ động giải quyết những vấn đề đã tồn đọng trước khi tổ chức Hội nghị trước đó vài tháng, thậm chí vài năm. Đây là cơ quan điều hành cao nhất trong cơ cấu tổ chức của OSCE.

Hội đồng Bộ trƣởng (tiền thân là Hội đồng CSCE)

Là chương trình làm việc giữa Bộ trưởng ngoại giao của các quốc gia thành viên, họp thường niên, trừ những năm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh. Đây là cơ quan đưa ra những quyết định chủ yếu của OSCE và đóng góp những tài liệu làm việc liên quan (được thông qua bởi Hội đồng thường trực hoặc Diễn đàn Hợp tác An ninh). 37

Nhiệm vụ của Hội đồng Bộ trưởng gồm: - Xác định chính xác những vấn đề của OSCE

- Đánh giá và nhìn nhận lại những hoạt động, thành công và khó khăn của OSCE

- Đưa ra những quyết định chiến lược, gồm cả về ngân sách hoạt động của OSCE

Những cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng giúp duy trì mối liên hệ giữa kết quả làm việc của Hội nghị Thượng đỉnh với các hoạt động hàng ngày của OSCE.

Hội đồng thƣờng trực (PC)

Hội đồng thường trực họp hàng tuần tại Tòa nhà Quốc hội Hofburg (Vienna), chịu trách nhiệm về các vấn đề cơ bản của OSCE. Đại biểu tham

36 Introduction to the OSCE, pg.11-12, http://react.usip.org/course_contents.html(23/1/2014)

dự là đại diện thường trực của các quốc gia thành viên OSCE. Chủ tịch Hội đồng thường trực do CiO đảm nhiệm, theo quy định của tổ chức. Chức năng cơ bản nhất của Hội đồng thường trực là kết nối đối thoại giữa các thành viên tổ chức. Hội đồng thường trực đem đến những cơ hội giải quyết xung đột, cảnh báo sớm mâu thuẫn và bảo vệ tiếng nói của các nước nhỏ trong OSCE. 38

Nhiệm vụ của Hội đồng thường trực gồm: - Đưa ra quyết định hoạt động của OSCE - Phân công các phái đoàn công tác

- Tổng hợp các báo cáo của cấp dưới và chịu trách nhiệm kết nối với các đối tác của OSCE

- Phát triển lực lượng phản ứng nhanh

- Làm trung gian hòa giải và đối thoại trong phạm vi thẩm quyền của OSCE

Diễn đàn Hợp tác An ninh (FSC)

Diễn đàn được tổ chức hàng tuần tại Vienna để thảo luận và đưa ra những quyết định củng cố an ninh, tăng cường ổn định của khu vực OSCE, đặc biệt là về Xây dựng giới hạn an ninh và niềm tin (CSBMs). Đại diện tham dự Diễn đàn cũng là những đại biểu của Hội đồng Thường trực.39

Nhiệm vụ của FSC gồm:

- Thảo luận và làm rõ các thông tin trong quá trình thực thi các Thỏa thuận CSBMs

- Thi hành các Thỏa thuận CSBMs - Tổng kết các cuộc họp

- Chuẩn bị các cuộc hội thảo quốc phòng

38 Introduction to the OSCE, pg.15-16, http://react.usip.org/course_contents.html (26/3/2014)

Chức năng hoạt động của FSC thể hiện rõ nhất định hướng và ý chí trong nội dung các chính sách về an ninh được đưa ra tại các kỳ họp của Hội nghị Thượng đỉnh.

Hội đồng Nghị viện OSCE (OSCE PA)

Trách nhiệm của OSCE PA là thông qua Nghị quyết về các vấn đề như: Chính trị và an ninh, kinh tế và môi trường, dân chủ và nhân quyền. Các nghị quyết và khuyến nghị là câu trả lời cho tiếng nói của tập thể các đại biểu tham dự OSCE, có ý nghĩa đảm bảo rằng tất cả các nước thành viên OSCE đều trực tiếp cam kết và chịu sự ràng buộc với những cam kết này. 40

2.1.2 Các cơ chế giám sát hoạt động

Chủ tịch đƣơng nhiệm (CiO)

CiO có trách nhiệm điều hành toàn bộ cơ cấu tổ chức và phối hợp hoạt động của OSCE. CiO có nhiệm kỳ một năm, được lựa chọn theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng hoặc Hội nghị thượng đỉnh. Trong thập niên đầu của OSCE, vị trí CiO thường do Ngoại trưởng các nước lớn đảm nhiệm. CiO đầu tiên do Ngoại trưởng Đức phụ trách (1991), sau đó các thành viên EU liên tiếp nắm giữ vị trí này. Sự thay đổi chỉ thực sự có khi Ngoại trưởng Kazakhstan được bổ nhiệm vị trí CiO (2010), đại diện đầu tiên của Trung Á và là một thành viên Liên Xô cũ. CiO năm 2014 là Ngoại trưởng Thụy Sĩ, năm 2015 sẽ do Ngoại trưởng Serbia đảm nhiệm. 41

Nhiệm vụ của CiO gồm:

- Đại diện cho OSCE trước cộng đồng quốc tế và các nước thành viên - Phối hợp điều hành các hoạt động của OSCE

- Giám sát các liên kết trong cảnh báo xung đột, quản lý khủng hoảng và phục hồi sau xung đột

40 OSCE, Over view of the OSCE, Factsheet (OSCE document), pg.2

- Tìm kiếm đồng thuận chung trong việc đưa ra các quyết định

- Tuyên truyền và hòa giải xung đột giữa các thành viên, trực tiếp hoặc chỉ định trung gian hòa giải

Hỗ trợ công việc cho CiO là: Bộ ba Troika, Ban Thư ký và các văn phòng cơ quan chức năng sau:

Bộ ba “Troika”

Là nhóm gồm ba thành viên được thành lập với tư cách “Một nhóm hỗ trợ đặc biệt” cho CiO, đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống xung đột và quản lý khủng hoảng42

(Bộ ba Troika năm 2008 gồm: Phần Lan, Hi Lạp và Kazakhstan; năm 2011 gồm: Kazakhstan, Lithuania, Ireland;…)

Ban Thƣ ký

Ban thư ký làm việc dưới sự chỉ đạo của Tổng thư ký, hỗ trợ cho các hoạt động của tổ chức. Có trụ sở tại Vienna. Cơ quan này có văn phòng tại Copenhagen, Geneva, The Hague, Prague và Warsaw.

Ban thư ký còn chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban tư vấn, được thành lập theo Hiệp ước năm 1992, có nhiệm vụ Tiếp nhận và xử lý các câu hỏi liên quan đến sự phù hợp của các điều ước quốc tế trong hoạt động của OSCE.

Tổng thƣ ký

Tổng thư ký là người đại diện và cố vấn của các CiO trong mọi hoạt động, do Hội đồng Thường trực bổ nhiệm trong nhiệm kỳ ba năm. Ngoài hỗ trợ công việc cho CiO, Tổng thư ký còn được ủy quyền thực thi các vấn đề mà bản thân cho rằng phù hợp với định hướng của Hội đồng Thường trực. 43

Nhiệm vụ của Ban Thư ký gồm:

42 Introduction to the OSCE, pg.21, http://react.usip.org/course_contents.html(23/1/2014)

- Quản lý cấu trúc và vận hành của OSCE theo đường lối của Hội đồng Thường trực và các cơ quan hoạch định chính sách khác

- Thảo luận riêng với CiO trong dự thảo và chuẩn bị các chương trình họp

- Thông báo chính sách và các tài liệu OSCE - Duy trì liên lạc với các tổ chức quốc tế khác

- Bao quát vấn đề lợi ích cá nhân, bao gồm cả quyền bình đẳng trong nội bộ OSCE

Hội đồng quan chức cấp cao (thay thế cho Ủy ban quan chức cấp cao)

Hội đồng quan chức cấp cao chịu trách nhiệm chung, quản lý và phối hợp các hoạt động của OSCE. Đây là cơ quan tham vấn chủ yếu về các vấn đề chính trị đương đại, các thành viên OSCE được khuyến khích cử Các đại diện Chính trị cấp cao nước mình tới tham dự. Kỳ hợp của Hội đồng quan chức cấp cao được tổ chức 2 lần mỗi năm tại Prague.44

2.1.3 Các tổ chức vận hành hoạt động trong các lĩnh vực

Văn phòng Tổ chức Dân chủ và Nhân quyền (ODIHR)

Thành lập năm 1991 theo quyết định đưa ra tại Hiến chương Paris (1990). Văn phòng ODIHR đặt trụ sở tại Warsaw (Ba Lan), và có cơ sở hoạt động trên toàn khu vực OSCE.45

ODIHR đã quan sát hơn 150 cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý từ năm 1995, gửi tới khoảng 35.000 quan sát viên. Ngoài ra cơ quan này đã hoạt động bên ngoài lĩnh vực riêng của mình hai lần: Lần đầu là gửi một nhóm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho cuộc bầu cử tổng thống tại Afghanistan vào 09/10/2004; Lần thứ hai là gửi một nhóm hỗ trợ bầu cử để hỗ trợ các cuộc bầu cử hội đồng quốc hội và địa phương vào 18/9/2005.

44 http://www.osce.org/institutions (28/5/2014)

Nhiệm vụ của Văn phòng ODIHR gồm: - Thúc đẩy và hỗ trợ phát triển dân chủ - Quản lý lĩnh vực nhân quyền

- Củng cố ổn định xã hội và thực thi pháp luật - Đấu tranh chống phân biệt đối xử

- Hỗ trợ vấn đề Roma và Sinti

- Chống nạn buôn người bất hợp pháp

Văn phòng đại diện Tự do truyền thông

Cơ quan này được thành lập vào năm 1997, có nhiệm vụ hỗ trợ các chính phủ bảo vệ quyền tự do, độc lập và đa dạng về truyền thông. Văn phòng này là đại diện của các nước thành viên trong hoạt động giám sát và cung cấp các cảnh báo sớm về vi phạm tự do ngôn luận, truyền thông trong phạm vi OSCE.

Tuy được ủy quyền để hỗ trợ và kết nối truyền thông giữa các thành viên OSCE, nhưng Văn phòng này không được phép hợp tác với các tổ chức, chính phủ hay cơ chế khác trong tuyên truyền ủng hộ khủng bố hoặc phạm pháp.46

Cao ủy các dân tộc thiểu số (HCNM)

Cao ủy các dân tộc thiểu số hoạt động với vai trò định hướng và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề về dân tộc theo mục tiêu hòa bình, ổn định và hữu hảo giữa các thành viên của OSCE. Lãnh đạo HCNM trong nhiệm kỳ 3 năm (2013-2016) là bà Astrid Thor - thành viên Nghị viện Phần Lan từ năm 2004. Bà đồng thời cũng là Bộ trưởng của Ủy ban cư trú và các vấn đề của Châu Âu ở Phần Lan, thành viên của Nghị viện Châu Âu.47

Nhiệm vụ của HCNM không chỉ hành động với vai trò bảo hộ quyền lợi cho các cá nhân/nhóm thiểu số, mà còn là đơn vị kết nối đối thoại

46 Introduction to the OSCE, pg.34-35, http://react.usip.org/course_contents.html(28/1/2014)

giữa các nhóm thiểu số với chính phủ, cơ chế hay tổ chức khác. HCNM hoạt động với tư cách một bên thứ ba độc lập, đàm phán ở cấp chính trị cao nhất.

Điểm đặc trưng nhất của HCNM là cơ quan này có thể độc lập đưa ra quyết định tham gia vào tình trạng bất ổn về sắc tộc và thiểu số của các nước thành viên trong phạm vi chức năng của mình, mà không cần có sự chỉ đạo hay cho phép của lãnh đạo OSCE. Cũng chính bởi nét đặc thù này nên HCNM được thực thi nhiệm vụ của mình mà không cần sự đồng ý của chính phủ các quốc gia thành viên.

Tuy nhiên, HCNM cũng không được phép:

- Tham gia kiện tụng

- Can thiệp vào vấn đề khủng bố

- Kết nối với cá nhân hoặc tổ chức khác chứa chấp, bao dung cho hành vi khủng bố hoặc phạm pháp

* Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của OSCE còn bao gồm các Trung tâm phòng tránh xung đột (CPC), Cục thể chế hóa và hoạt động, và các điều phối viên của OSCE được thành lập để hỗ trợ và củng cố các hoạt động của tổ chức.

2.3 Các lĩnh vực hoạt động của OSCE

OSCE bao quát các vấn đề từ an ninh “căng thẳng” như ngăn ngừa xung đột vũ trang đến các “hoạt động mềm” như thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, và đề cao tôn trọng quyền con người và tự do cơ bản. Đánh giá toàn diện, các lĩnh vực hoạt động của OSCE bao gồm bốn "điểm" lớn: Chống khủng bố; Kiến tạo an ninh hòa bình khu vực Châu Âu - Châu Á; Nhân quyền và Môi trường.

2.3.1 Chống khủng bố

Chống khủng bố là một trong những lĩnh vực mà tổ chức OSCE quan tâm giải quyết hàng đầu. Lĩnh vực này được OSCE coi là chủ đề ưu tiên trong thúc đẩy việc giải quyết vấn đề nhân quyền. 48

Trong giai đoạn 1994 - 2000, OSCE tham gia giải quyết vấn đề Chesnia. Cách giải quyết vấn đề này của OSCE hoàn toàn khác với Nga. Trong khi Moscow coi lực lượng Hồi giáo cực đoan của trùm khủng bố Dudaiev và Maskhadov là những tổ chức khủng bố quốc tế cần phải sử dụng vũ lực để tiêu diệt thì tổ chức này lại ưu tiên giải pháp chính trị. Sở dĩ OSCE đưa ra giải pháp trên vì họ đã có những hoạt động hỗ trợ tài chính, chính trị cho các nhóm khủng bố trên nhằm mục tiêu phá hoại sự ổn định và làm suy yếu nước Nga. Giải pháp trên của OSCE đã gây nên những bất đồng và mâu thuẫn với Moscow.49

Trước đó, trong những năm 1992 và 1994 tổ chức này đã tham gia các hoạt động duy trì sự ổn định ở Abkhazia (Gruzia), Nagorno-Karabakh (Azerbaijan) với mục tiêu tạo sự ổn định cho an ninh Châu Âu chống lại nguy cơ của các phong trào li khai và các tổ chức khủng bố ở hai khu vực trên. Những hoạt động này đã góp phần duy trì sự ổn định cần thiết, không làm bùng phát các cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng giữa các lực lượng tại đây trong những năm tiếp theo.

Sau khi xảy ra sự kiện khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, OSCE đã kết hợp chặt chẽ với Mỹ, EU và LHQ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Tổ chức này coi đây là mục tiêu chính trong tiến trình hoạt động của mình. 50

48 http://www.osce.org/what/terrorism (15/9/2013)

49 Đinh Công Tuấn, Quan hệ Nga-Mỹ trong vấn đề Chesnia(2003), Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 117, tr.10

50

Frank Evers, Martin Kahl, Wolfgang Zellner, The Culture of Dialogue - The OSCE Acquis30 Years after Helsinki, Institute for Peace Research and Security Policy at the University of Hamburg (IFSH) (2005). (Part 2/2.1 Politico-Military Security between States/Peaceful Settlement of Disputes; Crisis Prevention by the High Commissioner on National Minorities; Combating Terrorism, pg.21-25)

Tháng 12/2001, OSCE và Văn phòng LHQ về kiểm soát ma túy và phòng chống tội phạm đã tổ chức một hội nghị tại thủ đô Bishkek (Kyrgyzstan) về việc ngăn chặn và chống lại chủ nghĩa khủng bố.51

Mục đích của chương trình là phát triển hiệu quả đường lối thực hiện của các quốc gia và tổ chức tham gia chương trình. Sở dĩ OSCE cùng văn phòng LHQ tổ chức Hội nghị ở Bishkek là do quốc gia này nằm ở khu vực Trung Á, nơi có vùng Lưỡi liềm vàng, là trung tâm sản xuất ma túy hàng đầu thế giới. Kyrgyzstan còn tiếp giáp với Afghanistan, quốc gia có sự hoạt động mạnh mẽ của Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan (Phong trào sinh viên Taliban và tổ chức Al-Queda của Bin-laden). Quốc gia này cũng là tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố do Mỹ phát động ở Afghanistan và khu vực Trung Á vào ngày 3/10/2001.52

OSCE đã tham gia vào hoạt động kiến tạo dân chủ ở Afghanistan và Iraq trong giai đoạn (2001-2009) với mục đích nâng cao khả năng nhận thức về vấn đề dân chủ và quyền con người ở các quốc gia Hồi giáo trên. 53 Những hoạt động này đã được Chính phủ các nước sở tại ủng hộ và hậu thuẫn, họ coi đây là kênh quảng bá và nâng cao nhận thức về những giá trị tốt đẹp của con người, về quyền dân chủ, tự do… mà người dân ở những

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu từ 1994 đến nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)