Liên hệ với ASEAN

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu từ 1994 đến nay (Trang 87)

ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, thành lập vào ngày 8/8/1967, gồm 10 quốc gia thành viên. 129

Năm 1994, các nước ASEAN và một số nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã thành lập Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF). ARF là một diễn đàn rất quan trọng cho các cuộc đối thoại chính trị và an ninh giữa các nước thành viên, có tác động trực tiếp đến các cuộc tiếp xúc an ninh trên khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua việc thúc đẩy xây dựng lòng tin, tiến tới ngoại giao phòng ngừa (PD) và tiếp cận giải quyết xung đột. Tổng số thành viên của Diễn đàn ARF hiện nay là 27 quốc gia thành viên. Ngoài 10 thành viên của ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và 17 nước đối tác đối thoại của ASEAN gồm: Úc, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New-Zealand, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nga, Mỹ, Đông Timo, Papua New-Guinea, Mông Cổ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka.130

Trong năm 1971, không lâu sau khi thành lập, ASEAN đã tuyên bố thành lập một Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN). Với hành động này, ASEAN đã thành công ở một mức độ đáng kể trong việc duy trì nền hòa bình trong khu vực lâu dài kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Các nước ASEAN duy trì quyền tự do cơ bản cho nhân dân của họ và tất cả đều là thành viên của Phong trào Không liên kết (NAM).

Sau đó, vào năm 1976, ASEAN tạo nên một công cụ chính trị quan trọng để quản lý các mối quan hệ trong khu vực: Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) có chức năng ngăn chặn những nguyên

129 Bộ ngoại giao (2005), Các tổ chức quốc tế và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 8

nhân phát sinh xung đột và đảm bảo giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình.

Sau TAC là một hiệp ước ràng buộc quan trọng, Hiệp ước cấm thử Vũ khí khu vực Đông Nam Á (Hiệp ước SEANWFZ) được ký kết bởi các nhà lãnh đạo ASEAN vào tháng 12/1995.

ASEAN và OSCE có một số chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ khá tương đồng bởi hai tổ chức này cùng tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản của LHQ: Đấu tranh cho sự bình đẳng của các quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, chống phổ biến vũ khí hạt nhân giết người hàng loạt, giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình và đặc biệt cả hai có cùng một cách tiếp cận trong hợp tác an ninh và cùng chống lại chủ nghĩa khủng bố, coi đó là kẻ thù chung của nhân loại.

Trong quá trình tồn tại và phát triển, cả hai tổ chức này đều có những cơ chế hợp tác sâu rộng trong các vấn đề về an ninh - chính trị, chống khủng bố: ASEAN tổ chức diễn đàn ARF và cơ chế ADMM + , trong khi đó OSCE là tổ chức chuyên hoạt động về an ninh dân chủ và nhân quyền. Thông qua mô hình OSCE, các nước ASEAN có thể học hỏi và đúc rút cho mình những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng ASEAN trở thành một tổ chức đoàn kết, có tính thống nhất cao trong tương lai. Đặc biệt ASEAN phải trở thành một tập thể có vị thế về chính trị, an ninh vững mạnh, đáp ứng được những yêu cầu mà người dân các nước ASEAN đặt ra trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực (đặc biệt biển Đông) đang bị đe dọa trước chính sách ngoại giao bành trường, bá quyền của Trung Quốc.

(1) OSCE là một tổ chức an ninh liên châu lục, tập hợp của 57 quốc gia thành viên. Lợi thế lớn nhất của tổ chức này là có một địa bàn hoạt động và quy tụ nhiều nước có tầm ảnh hưởng lớn về chính trị, an ninh, kinh tế.. trên phạm vi toàn cầu: Mỹ, Nga, Pháp, Anh… Trong khi đó ASEAN

chỉ là một tổ chức khu vực, với số lượng thành viên còn hạn chế (10 nước), phạm vi hoạt động truyền thống chỉ dừng lại trong khuôn khổ Đông Nam Á. Điều này đã tạo ra sự khác biệt cơ bản trong cơ cấu hoạt động của ASEAN với OSCE.

(2) OSCE về cơ bản vẫn có tính thống nhất cao trong chủ trương, biện pháp và đưa ra những quyết sách an ninh liên quan đến lợi ích của khối. Sở dĩ OSCE có được tính thống nhất trên bởi tổ chức này hiện có các cường quốc thế giới: Mỹ, Nga, EU…đóng vai trò lãnh đạo và chi phối. Điều này góp phần tạo nên sự ổn định trong nội bộ OSCE. Trong khi ASEAN là tập hợp những nước trung bình, vừa và nhỏ, không có một cường quốc lớn làm đầu tầu lãnh đạo. Mặt khác, các nước ASEAN thường bị sự ảnh hưởng và chi phối của các nước lớn bên ngoài.131

Điều này dẫn tới sự phân biệt, bất đồng về quan điểm, đường lối giữa các nước thành viên. Trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 (11/2012) tại PhnomPenh, Campuchia, dưới sức ép của Trung Quốc các nước ASEAN đã không đưa ra được Bản Tuyên bố chung của khối về vấn đề Biển Đông.132

Đây chính là một điểm hạn chế của ASEAN so với OSCE. Do đó để trở thành một tổ chức thống nhất, bên cạnh việc xác định cho mình thành một tổ chức có thực lực kinh tế, chính trị mạnh thì ASEAN cần chú trọng tới yếu tố đoàn kết nội bộ. Mặt khác, bên cạnh các quan hệ hợp tác quốc tế, các quốc gia ASEAN cần có sự nhanh nhẹn, nắm bắt và giải quyết những vấn đề nội bộ của mình một cách linh hoạt, chủ động. Hạn chế mức thấp nhất những cơ hội để các tổ chức chính trị của phương Tây có cơ hội lợi dụng can thiệp gây rối loạn nội bộ tổ chức.

131

PGS, TS. Trương Thành Trung (Chủ biên), (2011), Sự thật vấn đề dân chủ và nhân quyền trong chiến lược diễn biến hoà bình của phương Tây, NXB Chính trị Quốc Gia, tr 40

132 Phan Đức Minh, “ASEAN lại chia rẽ trong lúc đối diện Trung Quốc về Biển Đông”, Báo Thời nay, số 90, ngày 20/11/2012, tr 2

(3) Một yếu tố then chốt tạo nên sự khác biệt giữa ASEAN và OSCE là: Bất cứ Nghị quyết nào của các nước ASEAN đều phải nhận được sự đồng thuận của đầy đủ 10 thành viên (bất kỳ thành viên nào không đồng ý thì văn bản đó sẽ không được thực thi), điều này hạn chế những hoạt động của ASEAN trong các lĩnh vực. Trong khi OSCE mặc dù tập hợp 57 quốc gia, nhưng các quyết sách được thông qua dựa trên đa phiếu thuận, không phân biệt quốc gia lớn, nhỏ. Điều này góp phần giúp OSCE linh hoạt hơn trong các biến động của tình hình quốc tế.

(4) Sự khác biệt giữa ASEAN và OSCE còn nằm ở vấn đề: “Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ” của các quốc gia thành viên. Trong khi các nước ASEAN coi nguyên tắc này là quy định ràng buộc các thành viên của khối, thì OSCE lại phát huy vai trò của một Diễn đàn hòa giải, tác động vào tình hình các nước thành viên. Quy định này khiến các quốc gia thành viên có sự ràng buộc lớn hơn so với các nước thành viên ASEAN.

Trong quá trình phát triển, các nước ASEAN bên cạnh việc đề cao yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội (là những trụ cột trong việc hình thành cộng đồng ASEAN 2015). Các quốc gia ASEAN cần phải chú trọng đặc biệt đến vấn đề đảm bảo quyền con người, sự công bằng xã hội, đấu tranh chống lại sự bất bình đẳng trong xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội. Bởi nếu ASEAN không giải quyết được những vấn đề này thì đây sẽ là một yếu tố lớn gây cản trở sự ổn định của khu vực này, đồng thời là yếu điểm để các thế lực phản động bên ngoài lợi dụng, can thiệp vào nội tình khối cũng như nội bộ các quốc gia thành viên.

Trong những năm tới, sự phát triển của ASEAN vẫn nằm trong quy luật vận hành của tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng giữa các quốc gia, dân tộc và các tổ chức quốc tế trên thế giới. Do đó, yêu cầu đặt ra

là các nước ASEAN phải có những nhận thức phù hợp trong các quan hệ hợp tác của mình, có như vậy mới khắc phục được những bất đồng, mâu thuẫn còn tồn đọng, qua đó sẽ có những bước phát triển hiệu quả mới trong tương lai. Có như vậy ASEAN mới có thể phát triển và bền vững trong tương lai theo định hướng “Xây dựng một cộng đồng ASEAN vững chắc trong năm 2015”.

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu từ 1994 đến nay (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)