Trong 20 năm kể từ khi chuyển đổi cơ cấu hoạt động, OSCE đã có những đóng góp tích cực cho việc kiến tạo hòa bình và an ninh, duy trì sự ổn định chính trị ở khu vực Châu Âu - Châu Á.̣ Ngày 28/11/1994, Hội nghị Plenary lần thứ 91 của Ủy ban đặc biệt của FSC được tổ chức tại Budapest, về việc mở rộng và tăng cường thoả thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân.59 Hội nghị thông qua Quy tắc ứng xử chính trị - quân sự - an ninh chung ở Châu Âu, trong đó tái khẳng định quyết tâm của các quốc gia mong muốn giải quyết những vấn đề an ninh chung của khu vực này trên tinh thần đoàn kết, không để cho những vấn đề an ninh bất ổn ở Balkans và một số nước SNG làm ảnh hưởng tới sự phát triển của châu lục này. Hội nghị Budapest cũng đánh dấu sự thay đổi thể chế hoạt động.60
Từ ngày 02-03/12/1998, cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng lần thứ 7 của OSCE tổ chức tại Oslo đã tái khẳng định cam kết của các quốc thành viên rằng “kiểm soát vũ khí là một yếu tố quan trọng đối với an ninh chung của khu vực Châu Âu”. 61
Hội nghị khẳng định tầm quan trọng của hiệp ước này là nền tảng của an ninh châu Âu và nhấn mạnh rằng việc thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế sẽ rất phù hợp với môi trường an ninh đang thay đổi ở châu lục này cũng như trên phạm vi toàn cầu.62
Trong những năm cuối của thập niên 90, OSCE tham gia vào các hoạt động kiến tạo hòa bình tại Chesnia (Nga), Kosovo (Nam Tư)… thông
59 http://www.osce.org/what/arms-control (23/9/2013)
60 Vienna Document 1994, (Report), Factsheet (OSCE document), http://www.osce.org/fsc/41270, (28/11/1994)
61 http://www.osce.org/what/arms-control ((23/9/2013)
62 Document of the Seventh Meeting of the OSCE Ministerial Conncil, Oslo, (Report), Factsheet (OSCE document), http://www.osce.org/mc/40439, (03/12/2013)
qua các hoạt động trên, tổ chức này đã từng bước xác lập ảnh hưởng và đóng vai trò là những nhà trung gian hòa giải ở các điểm nóng trên. OSCE đã cử một lực lượng giám sát hòa bình gồm hơn 1000 người đến Kosovo để giám sát lệnh ngừng bắn giữa Chính phủ Serbia và lực lượng li khai người Albani gốc Kosovo. 63
Cử quan sát viên đến Chesnia (1996 và 1999) để duy trì nền hòa bình ở nước Cộng hòa thuộc Liên Xô này.
Sau khi Mỹ và một số quốc gia phương Tây thực hiện phong trào “Mùa Xuân Arab”, với mục đích lật đổ các chính phủ lâu năm ở các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Trung cận Đông và xác lập các chính quyền thân phương Tây ở đây, OSCE luôn ủng hộ tích cực trong việc kiến tạo chính trị, truyền bá các giá trị dân chủ nhân quyền của phương Tây trong các hoạt động này: Xây dựng và phát triển các giá trị tự do theo kiểu phương Tây cho người dân và lãnh đạo các quốc gia này; Đưa những nhân vật đối lập (từng được đào tạo ở phương Tây) về làm lãnh đạo ở các nước trên; Hạn chế ảnh hưởng của đạo Hồi ở các quốc gia Hồi giáo…
Trong cuộc khủng hoảng chính trị Ukraina, OSCE được lựa chọn là trung gian hòa giải giữa chính phủ lâm thời Ukraina thân phương Tây với lãnh đạo lực lượng ly khai ở các tỉnh miền Đông Nam nước này có tư tưởng thân Nga. Tổ chức này đã cùng Mỹ, EU có sự hỗ trợ về chính trị, kinh tế và quân sự cho lực lượng đối lập Ukraina, để lực lượng này lên nắm quyền tại quốc gia Đông Âu này vào ngày 21/2/2014. OSCE còn đưa ra sáng kiến duy trì và ổn định nền hòa bình tại bán đảo Krym thông qua đề nghị cử 350 quan sát viên đến giám sát cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của bán đảo này đối với Ukraina vào ngày 16/3/2014.64
Qua vấn đề Ukraina, OSCE đã phần nào ghi điểm được trong mắt dư luận về hình ảnh
63
Đức Minh - Hoài Phương (2008), “Từ Kosovo và Montenegro đến Nam Ossetia và Abkhazia cùng những khu vực ly khai khác”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 9 (96), Hà Nội. (tr.16 - 24)
64 OSCE response to the crisis in Ukraine, (Report), Factsheet on OSCE engagement with Ukraine
một tổ chức hoạt động về hòa bình. Đồng thời cũng nâng cao vai trò của mình, không chỉ là một tổ chức chuyên trách các vấn đề nhân quyền mà còn là một bên dàn xếp cho sự ổn định chính trị của khu vực Châu Âu và quốc tế.
Cùng với những đóng góp trong việc tham gia giải quyết các cuộc xung đột, OSCE cũng từng bước đạt được những mục đích của mình. OSCE từng bước mở rộng ảnh hưởng của tổ chức, không chỉ ở phạm vi khu vực Châu Âu mà còn gây tiếng vang với những khu vực khác của thế giới. Mặt khác, đây là điều kiện thuận lợi để các nước thành viên OSCE truyền bá những giá trị về nhân quyền phương Tây đến các quốc gia ở các khu vực lân cận khác.
Các hoạt đông kiến tạo hòa bình của OSCE trên phạm vi lục địa Âu - Á đã góp phần duy trì nền hòa bình, tạo sự ổn định về chính trị - an ninh - kinh tế - văn hóa… Những điều kiện tiền đề trên đã giúp cho hai châu lục này trở thành những động lực tăng trưởng, phát triển kinh tế quan trọng của thế giới trong hiện tại và tương lai.