OSCE tiến hành nhiều hoạt động để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, bao gồm: Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chống lại tham nhũng và rửa tiền, giám sát các tác động kinh tế của nạn buôn bán người. Tổ chức này đã kết hợp chặt chẽ với Interpol và WB tham gia tích cực vào các hoạt động: Chống lại hoạt động của các băng đảng mafia, buôn bán ma túy ở Châu Á, Mexico, Colombia,… và tình trạng các quan chức tham nhũng trên thế giới, đặc biệt ở các nước Châu Phi, Châu Á, Mỹ La Tinh, và Đông Âu, bởi theo công bố của Interpol và WB trên các phương tiện thông tin đại chúng, mỗi năm tình trạng rửa tiền đạt mức khoảng 350 tỉ USD. Các tổ chức tội phạm và quan chức đã tiến hành các hoạt động rửa tiền bất hợp pháp đồng thời gửi các món tiền bẩn trên tại nhiều ngân hàng trên lãnh thổ các nước Châu Âu: Thụy Sĩ, Anh, Áo, Quần đảo Cayman của Hà Lan. OSCE cùng với các tổ chức trên đã phanh phui và đưa ra ánh sáng hàng loạt danh sách các quan chức tham nhũng trên thế giới: Cựu Tổng thống M.Cesececu (Cộng hòa Congo), cố Thủ tướng Pakistan B.Busto, … góp phần làm minh bạch thị trường tài chính quốc tế.71
71 Frank Evers, Martin Kahl, Wolfgang Zellner, The Culture of Dialogue - The OSCE Acquis30 Years after Helsinki, Institute for Peace Research and Security Policy at the UNiversity of Hamburg (IFSH) (2005); (Part 2/2.2 Economic and Environmental Security between States, pg.26-29); (Part 3/3.2 OSCE Efforts to Promote Intra-State Economic and Environmental Security, pg.37-39); (Part 3/4.2 OSCE Efforts to Promote Individual Economic and Environmental Security; pg.44-46)
OSCE nhận thức được sự kết nối chặt chẽ giữa các vấn đề môi trường và an ninh nên trong những năm vừa qua họ đã tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề mang tính chất cấp thiết của nhân loại về vấn đề môi trường, sinh thái. Các quốc gia Châu Âu (thuộc OSCE) là những nước tích cực nhất trong việc tham gia vào các hội nghị quốc tế về vấn đề môi trường: Tổ chức Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về môi trường Stockholm (1972), đây là hội nghị đầu tiên của các nước trên thế giới về chống biến đổi khí hâụ.72
Năm 1992, tại Hội nghị môi trường Rio (Brazil) các nước lớn ở Châu Âu: Đức, Pháp đã đi đầu trong việc kêu gọi cắt giảm khí thải nhà kính, vì cho rằng đây là tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới. 73
Hội nghị Kyoto 1995, OSCE đã đưa ra nghị quyết cắt giảm khí thải 30% và đi tiên phong trong việc cắt giảm sản xuất những sản phẩm công nghiệp có thể gây ô nhiễm môi trường. 74
Trong các hội nghị quốc tế Cancun (2002), Copenhaghen (2010),… các quốc gia Châu Âu thuộc OSCE vẫn là những nước tiên phong trong việc cắt giảm khí thái nhà kính. 75
Tuy nhiên, những mục tiêu của các nước trên đã không được Nga, Mỹ Trung Quốc và một số nước đang phát triển đồng thuận do những bất đồng quan điểm với các nước Châu Âu trong vấn đề này. Bởi vì họ cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới tốc độ phát triển kinh tế cũng như vị thế chính trị của mình trên trường khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, tổ chức này hỗ trợ các nước thành viên sử dụng bền vững và quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt vấn đề tài nguyên đất và nước. Cùng với Chương trình phát triển UNDP, FAO và các quỹ bảo
72
Frank Evers, Martin Kahl, Wolfgang Zellner, sđd (2005) pg.26-29
73 Frank Evers, Martin Kahl, Wolfgang Zellner, sđd (2005); pg.26-29
74 Frank Evers, Martin Kahl, Wolfgang Zellner, sđd (2005), pg.26-29
vệ môi trường toàn cầu (WWF, Green Peace, …), OSCE đã có những cố gắng và nỗ lực quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên đất (nông nghiệp) và nguồn tài nguyên nước (nước ngọt)… OSCE cùng với các tổ chức trên đã tham gia vào nhiều dự án trồng rừng chống sa mạc hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới: Các dự án trồng rừng ở các nước Bắc Phi giáp sa mạc Sahara; các quốc gia Trung Á: Uzbekistan, Kazakhstan nơi có sa mạc Karakum. Những hoạt động này đã nhận được sự hỗ trợ rất tích cực của Chính phủ các nước sở tại, bởi họ cho rằng vấn đề sa mạc hóa, sử dụng hợp lý tài nguyên đất, không phải là vấn đề riêng của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, do đó cần có sự hợp tác chung tay của các quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh đó, OSCE cũng tham gia các nỗ lực chống ô nhiễm và suy giảm nguồn nước trên thế giới, đặc biệt nguồn nước ngọt bởi hiện nay việc sử dụng một cách lãng phí các nguồn tài nguyên nước ngọt (nước ngầm, ao hồ sông suối) đã làm cho nguồn nước quý hiếm trên đang trở nên ngày càng cạn kiệt với con người (nước ngọt chiếm 3% trong tổng lượng nước trên hành tinh, trong đó 2% nằm ở các tảng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực, Nam Cực).76
OSCE đã tham gia tích cực trong chiến dịch bảo vệ và duy trì nguồn nước ngọt ở các con sông lớn trên thế giới và Châu Âu: Sông Volga, Seine, Mekong, Nile, Amazon, Mississipi, Niger, Hoàng Hà, Trường Giang, … đồng thời tham gia bảo vệ hệ sinh thái ở đầu nguồn của các con sông này: Sông Amazon (lá phổi của trái đất, tổng diện tích rừng Amazon gần 2 tỉ hecta trên diện tích 7,8 triệu km2 trải dài qua 12 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Nam Mỹ). Tổ chức này còn kết hợp với Green Peace tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường biển: chống lại tình trạng ô nhiễm biển do các hoạt động khai thác dầu khí: Trong năm 2009 và 2011, OSCE cùng Green Peace và các tổ chức bảo vệ môi trường, đã thành công trong việc
76 http://greenmade.vn/danh-muc/cac-thong-tin-moi-truong/bao-dong-ve-nguon-nuoc-toan-cau.html (15/05/2014)
yêu cầu Chính phủ Mỹ phải có biện pháp xử lý môi trường tại các giàn khoan của tập đoàn Exel-mobil, Coloco-phillip sau khi các tập đoàn này gây ra tình trạng ô nhiễm và tràn dầu ở khu vực Vịnh Mexico…77
Bên cạnh đó, tổ chức này còn chống lại tình trạng săn bắt cá voi bừa bãi ở các vùng biển Bắc và Nam Cực của các quốc gia: Nhật Bản, Mỹ, Nga, Trung Quốc…78
Những nỗ lực của OSCE trong vấn đề phát triển kinh tế, chống rửa tiền và bảo vệ môi trường sinh thái đã có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, trách nhiệm của giới lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, trong việc phòng chống và đối phó với những vấn đề có thể là nguy cơ cho sự phát triển của nhân loại trong tương lai.
* Tiểu kết Chƣơng 2
20 năm sau khi tái cơ cấu, OSCE với mô hình hoàn thiện của một tổ chức quốc tế liên chính phủ đã có những bước tiến hiệu quả trong các hoạt động duy trì hòa bình ổn định của khu vực. Bên cạnh đó tổ chức này cũng đã mở rộng phạm vi hoạt động không chỉ trong ranh giới của Châu Âu mà còn sang Châu Á, Châu Phi và các châu lục khác trên thế giới. OSCE ngày càng được thế giới đề cao trong các hoạt động đấu tranh bảo vệ quyền con người, quyền của các quốc gia, dân tộc trong quan hệ quốc tế. Hình ảnh của tổ chức này thường gắn với các hoạt động nhân đạo, từ thiện làm cho cộng đồng thế giới xích lại gần nhau hơn.
Trong quá trình hoạt động của mình, OSCE đã chứng tỏ được vị thế chính trị của mình đối với các quốc gia phương Tây, khi tổ chức này từng bước mở rộng tầm hoạt động của mình, từ một tổ chức đơn thuần trong giải quyết vấn đề nhân quyền, quyền con người sang cấp độ kiến tạo chính
77
Frank Evers, Martin Kahl, Wolfgang Zellner, The Culture of Dialogue - The OSCE Acquis30 Years after Helsinki, Institute for Peace Research and Security Policy at the Unversity of Hamburg (IFSH) (2005); (Part 2/2.2 Economic and Environmental Security between States, pg.26-29)
trị, ổn định hòa bình, duy trì phát triển bền vững khu vực Châu Âu và các vùng phụ cận: Xung đột Nam Ossettia (Gruzia 2008), cuộc khủng hoảng chính trị Ukraina (2013-nay)...
Với vai trò là một tổ chức an ninh khu vực lớn nhất thế giới, một tổ chức nhân quyền luôn giương cao ngọn cờ dân chủ, được Mỹ và các nước phương Tây hậu thuẫn nên tổ chức này vẫn sẽ có những điều kiện phát triển trong tương lai. OSCE đã chứng minh được vai trò của mình như một tổ chức đa phương đầy tiềm năng, là sự kết nối giữa LHQ với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong cuộc đấu tranh vì công lý, vì quyền tự do của con người. Đồng thời, OSCE cũng được thế giới hi vọng sẽ làm cầu nối gắn kết các quốc gia, dân tộc trong cuộc đấu tranh vì quyền sống của con người.
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC OSCE VÀ LIÊN HỆ VỚI MỘT SỐ CƠ CHẾ HỢP TÁC KHÁC