Chống khủng bố là một trong những lĩnh vực mà tổ chức OSCE quan tâm giải quyết hàng đầu. Lĩnh vực này được OSCE coi là chủ đề ưu tiên trong thúc đẩy việc giải quyết vấn đề nhân quyền. 48
Trong giai đoạn 1994 - 2000, OSCE tham gia giải quyết vấn đề Chesnia. Cách giải quyết vấn đề này của OSCE hoàn toàn khác với Nga. Trong khi Moscow coi lực lượng Hồi giáo cực đoan của trùm khủng bố Dudaiev và Maskhadov là những tổ chức khủng bố quốc tế cần phải sử dụng vũ lực để tiêu diệt thì tổ chức này lại ưu tiên giải pháp chính trị. Sở dĩ OSCE đưa ra giải pháp trên vì họ đã có những hoạt động hỗ trợ tài chính, chính trị cho các nhóm khủng bố trên nhằm mục tiêu phá hoại sự ổn định và làm suy yếu nước Nga. Giải pháp trên của OSCE đã gây nên những bất đồng và mâu thuẫn với Moscow.49
Trước đó, trong những năm 1992 và 1994 tổ chức này đã tham gia các hoạt động duy trì sự ổn định ở Abkhazia (Gruzia), Nagorno-Karabakh (Azerbaijan) với mục tiêu tạo sự ổn định cho an ninh Châu Âu chống lại nguy cơ của các phong trào li khai và các tổ chức khủng bố ở hai khu vực trên. Những hoạt động này đã góp phần duy trì sự ổn định cần thiết, không làm bùng phát các cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng giữa các lực lượng tại đây trong những năm tiếp theo.
Sau khi xảy ra sự kiện khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, OSCE đã kết hợp chặt chẽ với Mỹ, EU và LHQ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Tổ chức này coi đây là mục tiêu chính trong tiến trình hoạt động của mình. 50
48 http://www.osce.org/what/terrorism (15/9/2013)
49 Đinh Công Tuấn, Quan hệ Nga-Mỹ trong vấn đề Chesnia(2003), Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 117, tr.10
50
Frank Evers, Martin Kahl, Wolfgang Zellner, The Culture of Dialogue - The OSCE Acquis30 Years after Helsinki, Institute for Peace Research and Security Policy at the University of Hamburg (IFSH) (2005). (Part 2/2.1 Politico-Military Security between States/Peaceful Settlement of Disputes; Crisis Prevention by the High Commissioner on National Minorities; Combating Terrorism, pg.21-25)
Tháng 12/2001, OSCE và Văn phòng LHQ về kiểm soát ma túy và phòng chống tội phạm đã tổ chức một hội nghị tại thủ đô Bishkek (Kyrgyzstan) về việc ngăn chặn và chống lại chủ nghĩa khủng bố.51
Mục đích của chương trình là phát triển hiệu quả đường lối thực hiện của các quốc gia và tổ chức tham gia chương trình. Sở dĩ OSCE cùng văn phòng LHQ tổ chức Hội nghị ở Bishkek là do quốc gia này nằm ở khu vực Trung Á, nơi có vùng Lưỡi liềm vàng, là trung tâm sản xuất ma túy hàng đầu thế giới. Kyrgyzstan còn tiếp giáp với Afghanistan, quốc gia có sự hoạt động mạnh mẽ của Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan (Phong trào sinh viên Taliban và tổ chức Al-Queda của Bin-laden). Quốc gia này cũng là tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố do Mỹ phát động ở Afghanistan và khu vực Trung Á vào ngày 3/10/2001.52
OSCE đã tham gia vào hoạt động kiến tạo dân chủ ở Afghanistan và Iraq trong giai đoạn (2001-2009) với mục đích nâng cao khả năng nhận thức về vấn đề dân chủ và quyền con người ở các quốc gia Hồi giáo trên. 53 Những hoạt động này đã được Chính phủ các nước sở tại ủng hộ và hậu thuẫn, họ coi đây là kênh quảng bá và nâng cao nhận thức về những giá trị tốt đẹp của con người, về quyền dân chủ, tự do… mà người dân ở những nước trên chưa bao giờ có được. Hoạt động của OSCE còn được sự ủng hộ của Mỹ và phương Tây, bởi họ cho rằng cùng với việc mở rộng ảnh hưởng về quân sự sang những quốc gia trên thì việc quảng bá và đề cao những giá trị văn hóa phương Tây, quyền tự do ngôn luận, quyền dân chủ sang những nước này là điều hết sức cần thiết. Điều này cũng nằm trong chiến lược
51 Frank Evers, Martin Kahl, Wolfgang Zellner, sđd (2005), pg.21-25
52 Frank Evers, Martin Kahl, Wolfgang Zellner, The Culture of Dialogue - The OSCE Acquis30 Years after Helsinki, Institute for Peace Research and Security Policy at the University of Hamburg (IFSH) (2005). (Part 2/2.1 Politico-Military Security between States/Peaceful Settlement of Disputes; Crisis Prevention by the High Commissioner on National Minorities; Combating Terrorism, pg.21-25)
“giành lấy trái tim và khối óc” của người dân các nước sở tại trong quá trình Mỹ và phương Tây mở rộng ảnh hưởng tại Iraq và Afghanistan.54
Ngày 12/6/2002, các quan chức cấp cao của LHQ, NATO, và EU gặp nhau theo lời mời của Chủ tịch OSCE để thảo luận về các nỗ lực phối hợp trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.55
Các đại diện cấp cao giải quyết hợp tác trong phòng, chống khủng bố ở cấp quốc tế, cũng như thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và tăng cường các quy định của pháp luật.
Trong giai đoạn 2003 - 2005, OSCE thông qua Diễn đàn dân chủ nhân quyền và các NGO đã mở rộng hoạt động ở nhiều quốc gia thuộc vùng phụ cận của Châu Âu và những nước thuộc Liên Xô cũ. Tổ chức này thông qua Diễn đàn dân chủ đã tiến hành các hoạt động nâng cao quyền con người ở Palestin, tài trợ cho các hoạt động của chính phủ nước này mang mục đích nhân đạo nhưng thực chất là sử dụng chính phủ Palestin làm công cụ để trấn áp nhóm Hồi giáo Hamas và Jihad - những tổ chức mà OSCE coi là các tổ chức khủng bố quốc tế cần phải tiêu diệt.56
Trong nửa đầu năm 2004, dưới sự chủ trì của CiO - Ngoại trưởng Bulgaria Solomon Passy, OSCE thảo luận về những lo ngại về hoạt động khủng bố và kiểm soát vũ khí ở một số khu vực bất ổn trên thế giới, tiêu biểu: Khu vực Trung Á, Tây Nam Á (nơi có hai điểm nóng là Iraq và Afghanistan, những dinh lũy của chủ nghĩa khủng bố và các nhóm Hồi giáo cực đoan)…57
Ngày 11-12/3, OSCE kết hợp với Văn phòng LHQ về kiểm soát ma túy và phòng chống tội phạm, tổ chức Hội nghị LHQ về Chống
54 Security committee highlights need for military transparency, continued work on Afghanistan (Report),
Factsheet (OSCE document)
http://www.osce.org/pa/111189, (1/7/2013)
55 Frank Evers, Martin Kahl, Wolfgang Zellner, sđd (2005). pg.21-25
56 Conclusions of the Second Lisbon Meeting on the Prevention and Combating of Terrorism (Report),
Factsheet (OSCE document)
http://www.osce.org/atu/42511, (23/09/2003 )
57 OSCE Chairman calls for focus on new areas in fight against terrorism, (Report), Factsheet (OSCE document)
khủng bố ở Vienna. Hội nghị cũng khẳng định chủ nghĩa khủng bố đã, đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh và sự ổn định của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và phương Tây, những quốc gia được coi là các mục tiêu tấn công trọng yếu của các nhóm khủng bổ quốc tế: Al-Queda, Mujadehin, mạng lưới Hồi giáo cực đoan ở bán đảo Arab…58
OSCE cũng đã tham gia nhiều hoạt động ổn định tình hình chính trị ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Trung đông và Bắc Phi, nơi tập trung những hoạt động mạnh mẽ nhất của các tổ chức Hồi giáo cực đoan: Tham gia dàn xếp tiến trình chính trị và cải tổ dân chủ ở Libya, Ai Cập sau khi chính quyền của Tổng thống Mubazac và Gadaphi bị lật đổ vào năm 2011. OSCE đã xúc tiến các hoạt động cải cách dân chủ, tăng quyền bình đẳng giới, hỗ trợ cuộc sống cho những phụ nữ nghèo nhằm mục tiêu không để họ đi tụt hậu so với mặt bằng xã hội chung. Nhưng mục đích chính của OSCE vẫn là khống chế và tiêu diệt các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở những quốc gia trên: Tổ chức Anh em Hồi giáo (Ai Cập), tổ chức Al-Queda… Ngoài ra, OSCE còn tham gia vào tiến trình ổn định chính trị ở Tunisia, Yemen, Syria,Lebanon …. những quốc gia có sự hoạt động mạnh mẽ của các nhóm Hồi giáo cực đoan: Hezbonia, Nhà nước Hồi giáo Iraq và cận Đông, tổ chức Hồi giáo cực đoan Al-Nusra, Al-Queda … những nhóm khủng bố có thể đe dọa trực tiếp đến sự ổn định của an ninh Châu Âu trong hiện tại và tương lai.
OSCE còn tham gia vào các hoạt động chống khủng bố ở các quốc gia Trung Á, nơi có điểm nóng Afghanistan và các quốc gia thuộc SNG. Tổ chức này đã tiến hành các hoạt động hỗ trợ tài chính, thúc đẩy giáo dục, nâng cao quyền con người cho người dân các quốc gia Trung Á:
58
OSCE Chairman welcomes improved co-ordination in fight against global terrorism, (Report),
Factsheet (OSCE document)
Kazaskhtan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan với mục tiêu để người dân những quốc gia trên nâng cao nhận thức, giảm tới mức thấp nhất sự liên hệ của họ với các nhóm Hồi giáo cực đoan trong khu vực.