Liên Hợp Quốc (LHQ)

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu từ 1994 đến nay (Trang 72)

LHQ thành lập năm 1945 sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II với vai trò một tổ chức quốc tế vì hòa bình nhân loại. LHQ còn là một tổ chức quốc tế kết nối về pháp luật - nơi tất cả các quốc gia thành viên tự nguyện cam kết và đồng thuận với bản Hiến chương quy định chặt chẽ về

nghĩa vụ của những nước tham gia. Tất cả thành viên của OSCE (ngoại trừ Vatican) đều là thành viên của LHQ.

Trong Chương VIII của Hiến chương LHQ đã quy định rõ về quyền hạn của những Hiệp định khu vực về vấn đề an ninh và hòa bình. Điều 52 đặc biệt yêu cầu rõ “Các Thành viên LHQ ký kết những hiệp định hoặc lập ra những tổ chức này phải cố gắng hết sức để giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp có tính khu vực thông qua những hiệp định hoặc những tổ chức đó, trước khi đưa những tranh chấp này lên Hội đồng Bảo an.” Tuy nhiên “Hội đồng Bảo an, nếu thấy cần thiết, sẽ sử dụng những hiệp định hoặc các tổ chức khu vực để thi hành những hành động cưỡng chế dưới sự điều khiển của mình.” 79

Từ năm 1995, OSCE đã định hướng hoạt động của mình theo nội dung Chương VIII của Hiến chương LHQ, và chấp thuận mọi sự dàn xếp đối thoại của Hội đồng Bảo an trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo duy trì hòa bình và an ninh nhân loại.80 Rất nhiều chức năng của OSCE tương đồng với LHQ, đặc biệt từ sau Hiến chương Paris (1990) như: Gìn giữ hòa bình và an ninh bằng biện pháp ngoại giao và phòng ngừa, ngăn ngừa xung đột, đề cao các hoạt động nhân quyền và môi trường...81

Trong các hoạt động của mình, OSCE kết nối chặt chẽ với LHQ, đặc biệt là với Cao ủy LHQ về vấn đề người tị nạn (UNHCR) nhằm giải quyết những hậu quả chiến tranh, đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển dân chủ ở những quốc gia liên quan. 82

Cùng với UNHCR, OSCE đã tham gia các hoạt động hỗ trợ dân chủ và ổn định tình hình ở Campuchia (1994) sau khi quốc gia này trải qua nạn

79 Võ Anh Tuấn (2004), Hệ thống Liên Hợp quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.15.

80

Introduction to the OSCE, pg.59, http://react.usip.org/course_contents.html(23/1/2014)

81 Introduction to the OSCE, pg.61, http://react.usip.org/course_contents.html (23/6/2014)

82 UNHCR/OSCE Update on the Situation of Ethnic Minorities, (Report), Factsheet (OSCE document)

diệt chủng Polpot và tiến hành cuộc bầu cử tự do vào năm 1993. Bên cạnh đó, tổ chức này còn tham gia vào tiến trình giàn xếp chính trị và ổn định dân chủ ở : Angola, Mozambique (1994), Nam Phi (1994), Haiti (1993), Somalia (1992)... 83

Trong những năm 1994-2000, OSCE đã hợp tác với LHQ và UNHCR thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ dân chủ ở Sudan (1998), Algeria (1996), Bờ Biển Ngà (1996)... và nhiều điểm nóng khác trên thế giới góp phần ổn định tình hình chính trị tại những quốc gia trên.84

Ngày 21/12/2001, giải pháp 56/216 bàn về hợp tác giữa LHQ và OSCE, Đại hội đồng LHQ thừa nhận sự đóng góp ngày càng tăng của OSCE trong duy trì hòa bình và an ninh khu vực Châu Âu, Châu Á thông qua các hoạt động cảnh báo sớm và ngoại giao phòng ngừa, quản lý khủng hoảng và phục hồi sau xung đột, kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị.

Tháng 12/2001, Ban lãnh đạo OSCE đã gặp phái đoàn của Trung tâm ngăn ngừa xung đột OSCE để thảo luận các vấn đề quan tâm của khối, bao gồm:

(1) Vấn đề chống khủng bố: Sau khi xảy ra sự kiện khủng bố 11/9/2001 và việc Mỹ phát động cuộc tấn công quân sự Afghanistan (3/10/2001) đã khiến cho vấn đề chống khủng bố trở thành một chủ đề trọng tâm trong các phiên thảo luận của OSCE, vì nhiều quốc gia trong tổ chức này cũng đang gặp phải mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố.

(2) Bên cạnh đó vấn đề các nước vùng Balkans (Kosovo, Serbia), người Albani ở các quốc gia thuộc Nam Tư, vấn đề đảo Síp cũng được tổ chức này đặt lên trên bàn nghị sự bởi sự ổn định ở khu vực Balkans có ý

83 UNHCR/OSCE Update on the Situation of Ethnic Minorities, (Report), Factsheet (OSCE document)

http://www.osce.org/ Ethnic Minorities /13307 (10/06/2014)

84 UNHCR/OSCE Update on the Situation of Ethnic Minorities, (Report), Factsheet (OSCE document)

nghĩa hết sức quan trọng trong việc duy trì nên hòa bình ở khu vực Châu Âu và thúc đẩy các hoạt động dân chủ trên phạm vi toàn cầu.

(3) Vấn đề Kavkaz và Trung Á, nơi có sự hoạt động của các tổ chức khủng bố và cá phong trào li khai: Alqueda, Mudadehin, lực lượng li khai Chesnia… cũng là những mục tiêu mà tổ chức này quan tâm, bởi nó có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy các giá trị dân chủ của OSCE sang những khu vực phụ cận tiếp giáp giữa hai châu lục Á - Âu.

Các nội dung quan trọng trên đã được chia sẻ, nhấn mạnh trong các phiên họp của OSCE và đặc biệt được đề cao khi có sự tham gia của LHQ trong quá trình giải quyết những vấn đề trên.

Trong năm 2001 và 2002, Văn phòng Nhân quyền của LHQ, với sự hỗ trợ tài chính của Phái đoàn OSCE đã thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn nhân quyền ở khu vực Gzuria, thông qua các hoạt động giáo dục và các bài tập nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật địa phương, nâng cao hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại chúng và các cơ sở giáo dục.

Một trong những sáng kiến này là một loạt hội thảo bàn tròn đã được tổ chức tại các khu vực khác nhau của Abkhazia trong khuôn khổ một dự án mang tên "Phụ nữ - Lãnh đạo trong xã hội hiện đại", thực hiện bởi Hiệp hội Phụ nữ của Abkhazia. 85

Thành phần đại biểu gồm các tổ chức phụ nữ, sinh viên, trí thức, các thành viên của Quốc hội lâm thời, chính quyền địa phương, và các nhà báo với mục tiêu nâng cao nhận thức về nữ quyền tại Abkhazia và nâng cao vai trò của phụ nữ trong đời sống cộng đồng. 86

Ngoài ra, LHQ và OSCE còn liên kết tổ chức các khóa đào tạo cuối tuần về nhân quyền, cho khoảng 60 trẻ em ở phía bắc của Abkhazia, được tổ chức tại Trung tâm thanh thiếu niên, trong thành phố Sukhonie. Mục tiêu

85Hậu cuộc chiến” ở Ápkhadia và Nam Ôxéttia (kỳ 2), Báo Thời nay, số 91, ngày 22/11/2010, tr 5

là để thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị ở trẻ em, sử dụng phương pháp giảng dạy tương tác và kết hợp với các kỹ thuật giải quyết xung đột. 87

Ngày 1/12/2010, tại diễn đàn Hội nghị cấp cao của OSCE ở thủ đô Astana (Kazakhstan), Tổng Thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon đã kêu gọi hành động chung giữa LHQ và OSCE trong các lĩnh vực an ninh và phát triển. Đồng thời ông còn đề xuất chương trình hợp tác hành động bốn điểm giữa LHQ và OSCE, bao gồm bốn trụ cột: Duy trì hòa bình; Đảm bảo quyền con người và các quyền tự do căn bản; Phát triển bền vững; Kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị và không phổ biến hạt nhân.

Trong lĩnh vực phát triển bền vững, Tổng thư ký Ban Ki-moon nêu bật tầm quan trọng của tiến trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, đồng thời kêu gọi LHQ và OSCE tăng cường các nỗ lực chống biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước và nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, ngăn chặn những thảm họa do con người gây ra như thảm họa khô cạn biển Aran cũng như các nguy cơ về an ninh khác.

Vai trò của LHQ trong lĩnh vực an ninh được đề cập trong Hiến chương từ năm 1945, và trên thực tế nội dung này đã được thể hiện rõ trong các hoạt động “gìn giữ hòa bình” của LHQ, cụ thể là giải quyết hòa bình các tranh chấp và các cam kết quân sự đã được ký kết trong quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, thế giới nhận thấy OSCE ngày càng thể hiện tích cực vai trò của mình trong các hoạt động duy trì nên hòa bình thông qua sự hỗ trợ, ủng hộ của LHQ, và dần mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trong các lĩnh vực toàn cầu khác. Và trên hết, quan hệ hợp tác giữa LHQ và OSCE được đánh giá là tiềm năng và sẽ ngày càng đóng góp được nhiều thành tựu mới cho nền hòa bình toàn cầu.88

87Hậu cuộc chiến” ở Ápkhadia và Nam Ôxéttia (kỳ 2), sđdngày 22/11/2010, tr 5

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu từ 1994 đến nay (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)