Tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản là một phần quan trọng của khái niệm an ninh toàn diện của OSCE. OSCE giám sát tình hình nhân quyền ở 57 quốc gia thành viên, đặc biệt ở những quốc gia có tình hình chính trị an ninh bất ổn: Giám sát tình hình nhân quyền ở Kosovo sau khi vùng lãnh thổ này tuyên bố độc lập khỏi Serbia (2/2008), ở Nam Osettia sau khi vùng lãnh thổ này tuyên bố độc lập khỏi Gruzia (25/8/2008), Ukraina sau khi phe đối lập thân phương Tây tiếm quyền lãnh đạo của Tổng thống Ianucovic (21/2/2014)… 65
65 Frank Evers, Martin Kahl, Wolfgang Zellner, The Culture of Dialogue - The OSCE Acquis30 Years after Helsinki, Institute for Peace Research and Security Policy at the University of Hamburg (IFSH) (2005); (Part 2/2.3 The Human Dimension as an International Commitment, pg.30-32); (Part 3/3.3 OSCE
Bên cạnh các hoạt động giám sát nhân quyền, đấu tranh chống nạn buôn bán người là một trong những lĩnh vực được OSCE quan tâm hàng đầu, bởi tổ chức này cũng đang gặp phải những nguy cơ: Tình trạng buôn bán người (phụ nữ, trẻ em…) cùng với làn sóng di cư bất hợp pháp của các cộng đồng người gốc Phi, Trung Đông, CIS và các quốc gia Đông Âu sang các nước Tây Âu có trình độ phát triển kinh tế và khoa học - kỹ thuật cao hơn. Tình trạng này đặc biệt gia tăng trên phạm vi Châu Âu sau khi EU có hiệp ước Shengen (tự do đi lại năm 2008). Hàng năm, các nước OSCE thuộc khu vực Tây Âu: Ý, Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan, Đức,… phải đối mặt với hàng chục vạn người nhập cư bất hợp pháp từ các quốc gia vốn là thuộc địa cũ của họ ở Châu Phi.66
Tình trạng này nếu không được giải quyết thì những hậu quả về an ninh, chính trị, kinh tế xã hội sẽ ngày một đè nặng lên các quốc gia OSCE.
Văn hóa - Giáo dục là một phần trong những nỗ lực của hoạt động tổ chức phòng ngừa xung đột và phục hồi chức năng sau xung đột trong chiến lược hoạt động của OSCE. Dự án thanh niên của OSCE bao gồm: Các quyền con người, môi trường, lòng khoan dung, và giáo dục giới tính cũng như hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số về giáo dục. Tổ chức này thông qua các hoạt động của các tổ chức NGO đã tiến hành nhiều hoạt động trợ giúp cho nhiều nhóm sắc tộc thiểu sổ tại những quốc gia thuộc phạm vi ảnh hưởng của OSCE: Tài trợ cho nhóm sắc tộc thiểu số gốc Albania ở Kosovo, cho cộng đồng người Kurd thiểu số ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria; người Palestin sinh sống ở một số quốc gia Trung Đông trong thập niên 90 thế kỷ XX. 67
OSCE là một tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực quan sát cuộc bầu cử. Tổ chức này tiến hành các hoạt động liên quan đến các cuộc bầu cử trên
Efforts to Promote the Human Security of Groups; pg.39-42); (Part 3/4.3 The OSCE’s Contribution to Individual Human Security, pg. 46-52)
66 http://www.osce.org/what/minority-rights (23/9/2013)
khắp 57 nước thành viên, cử quan sát viên giám sát bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và có nhiệm vụ quan sát các cuộc bầu cử: giám sát cuộc bầu cử tổng thống ở Chesnia (1996), Ukraina (2004), Kosovo (2008); Cuộc trưng cầu ý dân ở Krym (16/03/2014)….
Tổ chức này ủng hộ cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới, đưa vấn đề bình đẳng giới vào các chính sách xã hội thực tiễn, áp dụng cho tất cả các nước thành viên. OSCE đi tiên phong trong việc bảo vệ và phát triển quyền của phụ nữ và đấu tranh vì bình đẳng giới ở ngay tại những quốc gia thành viên: Phản đối việc Chính phủ Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ ra đạo luật cấm phụ nữ theo đạo Hồi ra đường mà không mang khăn che mặt; ủng hộ sự nghiệp đấu tranh bảo vệ quyền của phụ nữ ở các quốc gia Hồi giáo đặc biệt tại Afghanistan và Pakistan, nơi có sự tồn tại của các chế độ Taliban hà khắc (cấm phụ nữ không được đi học, ra đường trùm kín khăn, …)
OSCE xác định và tìm kiếm các giải pháp sớm để khắc phục các nguy cơ căng thẳng sắc tộc có thể gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định khu vực Châu Âu: Đưa ra giải pháp để ổn định tình hình ở Bắc Irland bằng hiệp định hòa bình Dayton (1995) 68
sau khi hai cộng đồng tôn giáo ở vùng lãnh thổ này: Người Thiên chúa giáo và người Tin lành dòng Cam có những mâu thuẫn, xung đột tôn giáo gay gắt; Cùng với Nga, Mỹ, EU làm trung gian hòa giải cho Hiệp định Hòa bình (7/1996) giữa chính phủ Gruzia và cộng đồng người thiểu số gốc Nga ở nước Cộng hòa li khai Abkhazia; thúc đẩy các quyền của dân tộc thiểu số và đặc biệt quan tâm đến tình hình của các cộng đồng người thiểu số: Người Digan ở Đông Âu; người Armenia, Kurd thiểu số ở Thổ Nhĩ Kỳ;…
OSCE tích cực hỗ trợ 57 quốc gia thành viên của mình trong cuộc chiến chống mọi hình thức phân biệt chủng tộc, bài ngoại, phân biệt đối xử,
bao gồm cả chống Do Thái và Hồi giáo.69
Tổ chức này đã đưa ra một số đạo luật chống lại việc coi sự diệt chủng của Đức quốc xã với cộng đồng người Do Thái trong thế chiến thứ II là đúng đắn, và lên án bài phát biểu của Tổng thống Iran M.Amadinajab tại Đại hội đồng LHQ (9/2011) khi cho rằng hành động diệt chủng của Israel đối với người Palestin hiện nay cũng tương đồng như hành động diệt chủng của Đức Quốc xã trong quá khứ. Đưa các thủ lĩnh cầm đầu các cuộc thanh trừ sắc tộc ở Liên bang Nam Tư cũ ra tòa án Công lý quốc tế La Haye (Hà Lan) để xét xử: Cựu Tổng thống Serbia, S.Milosevic, thủ lĩnh cộng đồng người Serbia thiểu số ở Bosnia, Tướng Gacom Ladic…
Về việc tự do và phát triển các phương tiện truyền thông - nền tảng của một xã hội dân chủ, OSCE giám sát chặt chẽ vấn đề này của các quốc gia thành viên, bao gồm kiểm tra các điều luật hiện hành quy định về phương tiện truyền thông, giám sát các nhà báo bị truy tố về hoạt động nghề nghiệp của họ hoặc là nạn nhân của quấy rối.
Kỳ họp thường niên lần thứ 15 của Đại hội đồng Nghị viện OSCE họp tại Brussels (4-7/7/2006) đã thông qua Tuyên bố Brussels. Bản Tuyên bố này đã đề cập đến một loạt các vấn đề bao gồm cả an ninh, kinh tế, môi trường và vi phạm nhân quyền trong đó có "tội phạm danh dự." 70
Ngày 18-19/2/2010, Nghị viện OSCE tổ chức Hội nghị mùa đông lần thứ 9 tại Vienna. Sau khi thảo luận về những nỗ lực cải thiện môi trường an ninh, nhân quyền đã được thực hiện ở Afghanistan, OSCE tái khẳng định sự cống hiến của họ trong việc thúc đẩy sự ổn định ở quốc gia Nam Á này.
Cuộc họp của Nghị viện OSCE từ ngày 06-10/10 tại Oslo với chủ đề "Quy tắc của pháp luật: Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia và tham nhũng". Các đại diện tham gia tranh luận một loạt các vấn đề bao gồm cả
69 http://www.osce.org/what/human-rights (16/9/2013)
tình hình ở Kyrgyzstan, sự tham gia của Quốc hội trong quá trình Korfu, quá trình hòa bình ở Trung Đông, an ninh hạt nhân, tội phạm mạng, tình hình ở Bắc Cực, điều tra báo chí, và án tử hình.
Các hoạt động của OSCE trên lĩnh vực nhân quyền đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức này trên các diễn đàn nhân quyền của thế giới. Qua đó cộng đồng thế giới có thể hiểu được bản chất định hướng, mục tiêu hoạt động của OSCE trong hiện tại và tương lai.