Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, sứ mệnh của Trung tâm học liệu – Đại học Huế đƣợc đặt ra với những công việc cụ thể để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên và cán bộ của Đại học Huế :
+ Cung cấp tài liệu, dịch vụ, phƣơng tiện cần thiết hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập nghiên cứu khoa học và nhu cầu nâng cao kiến thức của cán bộ, sinh viên trong các trƣờng thuộc Đại học Huế.
+ Bổ sung và xử lý kỹ thuật tập trung tất cả các loại hình tài liệu cho Trung tâm và các thƣ viện của các trƣờng Đại học thành viên.
+ Hƣớng dẫn nghiệp vụ cho các thƣ viện và Trung tâm thông tin thành viên.
+Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông mạnh mẽ để nâng cao chất lƣợng đáp ứng nhu cầu tin của ngƣời dùng tin không chỉ trong phạm vi Đại học Huế mà còn mở rộng đối tƣợng phục vụ cho các cán bộ bên ngoài Đại học Huế.
+ Tăng cƣờng kết nối chia sẻ dữ liệu thông tin với các thƣ viện, Trung tâm thông tin trong và ngoài nƣớc để phát triển mạnh nguồn tin điện tử.
Một chiến lƣợc marketing hợp lý sẽ tạo ra cho Trung tâm học liệu phƣơng thức sử dụng các hoạt động marketing hỗn hợp nhƣ thế nào để nhằm lôi cuốn và thỏa mãn các nhóm khách hàng và hoàn thành mục tiêu mà Trung tâm đặt ra. Chiến lƣợc marketing cần phải xây dựng có căn cứ khoa học và mang tính khả thi
Việc hoạch định chiến lƣợc marketing chính là quá trình phân tích, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh các chƣơng trình đối với từng nhóm khách hàng mục tiêu có nhu cầu và mong muốn riêng [3, tr.168].
Nhƣ vậy, xây dựng chiến lƣợc là một quá trình bao gồm : phân tích, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh. Và kế hoạch chiến lƣợc marketing đƣợc triển khai cho từng nhóm ngƣời dùng tin có nhu cầu tin nhất định.
Trung tâm học liệu – Đại học Huế xây dựng chiến lƣợc marketing cũng phải thực hiện một quá trình phân tích, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh chiến lƣợc phù hợp từng nhóm ngƣời dùng tin khác nhau với những nhu cầu và mong muốn cụ thể. Và mục đích xa hơn, xây dựng chiến lƣợc marketing là mang lại lợi ích tiềm năng cho Trung tâm bao gồm:
- Sự nhận thức về vai trò của Trung tâm học liệu trong nền giáo dục đại học và trong xã hội;
- Nâng cao tầm nhìn và gây quỹ tài trợ cho Trung tâm;
- Cán bộ Trung tâm học liệu có nhiều kiến thức và tự tin hơn trong việc hƣớng dẫn các cuộc thảo luận và giảng dạy về các vấn đề chính sách công liên quan đến việc tiếp cận thông tin;
- Có sự hiểu biết tốt hơn về các nguồn tin và sản phẩm/ dịch vụ sẵn có và làm thế nào để đạt đƣợc các mục tiêu học tập, giảng dạy và nghiên cứu.
- Cung cấp tầm nhìn cho nghề thƣ viện nhƣ một sự lựa chọn đáng ao ƣớc.
Để đạt đƣợc những lợi ích đó, Trung tâm học liệu Huế - Đại học Huế cần phải khảo sát và xây dựng một kế hoạch chiến lƣợc marketing hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của Trung tâm và dựa trên cơ sở 4 phần nội dung chính :
- Thông tin về môi trƣờng hoạt động của Trung tâm học liệu (môi trƣờng marketing).
- Kết quả nghiên cứu thị trƣờng.
- Đánh giá đầy đủ các yếu tố nguồn lực của bản thân Trung tâm (nhân sự, tài chính, công nghệ...).
- Khả năng thích ứng của Trung tâm trƣớc biến động của môi trƣờng hoạt động (khả năng điều hành quản lý, thích ứng công nghệ mới, khả năng thích ứng về các công cụ trong marketing).
Sơ đồ 4: Tiến trình xây dựng chiến lược marketing thông tin – thư viện
Phân tích môi trƣờng bên trong, bên ngoài của Trung tâm học liệu (môi trƣờng marketing)
Mục tiêu marketing Xác định chiến lƣợc marketing (marketing hỗn hợp) Chƣơng trình hành động Kiểm tra thực hiện chiến lƣợc