Nhận thức về hoạt động marketing tại Trung tâm học liệu – Đại học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động marketing tại Trung tâm Học liệu - Đại học Huế (Trang 58)

Trung tâm nói chung và các sản phẩm/ dịch vụ nói riêng.

LOGO CỦA TRUNG TÂM HỌC LIỆU – ĐẠI HỌC HUẾ

- Diễn đàn trao đổi: Với mong muốn tiếp cận với ngƣời dùng tin nhiều hơn nữa, Trung tâm học liệu đã mở diễn đàn trao đổi. Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là tạo môi trƣờng trao đổi, học tập kinh nghiệm, kiến thức nghề nghiệp.

- Truyền thông marketing trên website khác: Trung tâm cũng thực hiện truyền thông marketing thông qua việc cho đăng tải thông tin và đƣờng link tới website của Trung tâm tại các website. Thực hiện một cuộc tìm kiếm với biểu thức tìm “link: http://www.lrc-hueuni.edu.vn” tại máy tìm Google, kết quả thu đƣợc là hơn 2.500 trang có đƣờng link tới website của Trung tâm.

Nhờ việc truyền thông marketing rộng rãi, cùng với thói quen sử dụng internet để truy cập vào các trang ƣa thích, ngƣời dùng tin sẽ biết tới thƣ viện một cách nhanh chóng hơn.

2.3 Nhận xét, đánh giá hoạt động Marketing

2.3.1 Nhận thức về hoạt động marketing tại Trung tâm học liệu – Đại học Huế Huế

Hoạt động marketing của Trung tâm học liệu – Đại học Huế đã có từ những năm trƣớc từ khi Trung tâm mới thành lập, tuy chƣa đƣợc định hình rõ rệt và mới chỉ dừng lại ở yếu tố quảng cáo các sản phẩm/ dịch vụ của Trung tâm do các bộ phận chức năng khác nhau thực hiện. Trƣớc nhu cầu về công

tác quản lý của lãnh đạo Trung tâm học liệu muốn quảng bá hình ảnh của Trung tâm và các sản phẩm , dịch vụ đến với ngƣời dùng tin và làm cho hoạt động marketing đƣợc định hình rõ hơn.

Hiện nay, bộ phận marketing đƣợc tổ chức nhƣng do cán bộ quản lý Đại học Huế chƣa nhận thức đúng đắn vai trò của marketing nên không chấp nhận đây là một tổ chuyên môn của Trung tâm học liệu và nó chỉ thực hiện những nhiệm vụ mang tính thời vụ do lãnh đạo đơn vị thành lập và tự quản. Còn đối với nhân viên thuộc bộ phận marketing do phải đảm nhận các công việc kiêm nhiệm, lại không có những chính sách ƣu đãi từ cấp trên nên họ vẫn hoạt động theo dạng cầm chừng, không có sự đầu tƣ.

Trung tâm học liệu – Đại học Huế hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách thƣờng xuyên của Đại học Huế cấp. So với hệ thống thƣ viện các trƣờng đại học cả nƣớc thì nguồn ngân sách phục vụ cho hoạt động của Trung tâm chƣa cao và so với quy mô của hoạt động đáp ứng nhu cầu tin tại Trung tâm còn thấp.

Trƣớc tình hình đó, Đại học Huế và Trung tâm học liệu đã tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ nhƣ: Quỹ Atlantic Philanthropies, Dự án Việt Nam – Hà Lan, Quỹ Châu Á, Ngân hàng Thế giới... Trung tâm cũng đã thƣờng xuyên đón tiếp nhiều đoàn khách nƣớc ngoài đến tham quan, tìm hiểu cơ hội hợp tác nhƣ đoàn Đại sứ quán Úc, Tổng lãnh sự Mỹ tại Hồ Chí Minh, Đại học Meiho - Đài Loan, Đại học KREMS – Áo, Đại học Washington - Mỹ, đoàn của nhà tài trợ AP , đoàn giám đốc Đại học Hawaii...

Ngoài ra, hiện Trung tâm cũng có đƣợc một nguồn thu khác từ các dịch vụ công cộng nhƣ: cho thuê hội trƣờng, phòng ốc để tổ chức hội nghị, tập huấn, cho thuê mặt bằng, phí dịch vụ từ thẻ đọc , photocopy và in tài liê ̣u ; nguồn thu tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng đào ta ̣o nhƣ chƣơng trình “Chuyên viên quản trị mạng

CISCO - CCNA” và “Chuyên viên quản trị hệ thống Mircosoft - MCSA”, dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, đào tạo phiên dịch chuyên nghiệp…

Về mặt tổng thể, tài chính cung cấp cho các hoạt động đáp ứng nhu cầu tin tại Trung tâm học liệu nhìn chung cũng tạm ổn định. Tuy nhiên, xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai trƣớc yêu cầu đổi mới, phát triển hệ thống giáo dục đào tạo của Đại học Huế thì cần phải có chính sách phát triển thêm nguồn kinh phí mạnh hơn nữa để phát triển Trung tâm học liệu.

Về ngân sách cho hoạt động marketing của Trung tâm học liệu – Đại học Huế hiện nay vẫn còn nằm trong kế hoạch chi phí khác, chƣa đƣợc hoạch định thành một hoạt động tài chính cụ thể. Tùy vào điều kiện ngân sách cụ thể của tổ chức, Trung tâm cần lập một nguồn kinh phí có thể để phục vụ cho hoạt động marketing.

Mục đích của marketing trong hoạt động thông tin – thƣ viện là làm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của ngƣời dùng tin mà cơ quan hƣớng tới phục vụ. Tuy nhiên, để hiểu đƣợc ngƣời dùng tin về mọi khía cạnh thì không hề đơn giản, nhƣng dù sao thì những ngƣời làm marketing vẫn phải nghiên cứu những mong muốn, nhận thức, sở thích và các hành vi lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ thông tin – thƣ viện của ngƣời dùng tin. Việc nghiên cứu về họ tạo cơ sở cho chúng ta hình thành những ý tƣởng về phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới, mở rộng giá trị sản phẩm, xác định chi phí, mở rộng các hình thức phân phối và thực hiện những yếu tố khác trong phối thức marketing

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động marketing tại Trung tâm Học liệu - Đại học Huế (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)