Mục đích, ý nghĩa của marketing trong hoạt động cơ quan thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động marketing tại Trung tâm Học liệu - Đại học Huế (Trang 28)

lại cho ngƣời dùng tin?

Thực tế trƣớc đây cho thấy các thƣ viện thƣờng không chú trọng đến vấn đề tiếp thị hay quảng cáo các sản phẩm/ dịch vụ của đơn vị mình. Nhƣng hiện nay, ngày càng có nhiều thƣ viện bắt đầu đầu tƣ vào hoạt động quảng cáo các sản phẩm/ dịch vụ của mình để cho ngƣời dùng tin biết đến rộng rãi hơn.

1.1.4 Mục đích, ý nghĩa của marketing trong hoạt động cơ quan thông tin, thƣ viện tin, thƣ viện

Ngày nay ở nƣớc ta thƣ viện đƣợc xem là cơ quan văn hoá giáo dục thực hiện nhiệm vụ phổ biến thông tin, tri thức giúp ngƣời đọc tự nâng cao trình độ; Tuyên truyền chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; Góp phần giáo dục đạo đức và thẩm mỹ cho ngƣời dùng tin thông qua việc tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm văn học nghệ thuật; Đồng thời cung cấp các tài liệu giúp cho ngƣời dùng tin nghỉ ngơi, giải trí một cách tích cực. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên thƣ viện không những cung cấp các sản phẩm tốt mà còn cần marketing các sản phẩm/ dịch vụ của mình với những lý do sau:

Thứ nhất, marketing đem lại sự hiểu biết đầy đủ cho ngƣời dùng tin về vị trí, vai trò của thƣ viện cũng nhƣ cán bộ thông tin – thƣ viện trong xã hội từ đó giúp cán bộ thƣ viện xây dựng hình ảnh tích cực trong ngƣời dùng tin về thƣ viện mình. Theo IFLA, thƣ viện sẽ đóng vai trò nhƣ là “trái tim” trong xã hội thông tin. Để thực hiện đƣợc vai trò này thì ngƣời cán bộ thƣ viện chính là “linh hồn” của thƣ viện. Tuy nhiên, hiện nay một trong những thách thức lớn đối với cán bộ thƣ viện – thông tin là tạo ra đƣợc hình ảnh tích cực về nghề thƣ viện bởi vì nhiều ngƣời dùng tin thƣờng có suy nghĩ chƣa đúng về nghề thƣ viện. Đã từ lâu nhiều ngƣời thƣờng nghĩ cán bộ thƣ viện nhƣ là những ngƣời trông giữ sách báo, giống nhƣ ngƣời bán hàng ở siêu thị cho nên họ

quan niệm rằng cán bộ thƣ viện không cần thiết phải có trình độ cao nhƣ là một nhà chuyên môn và không cần bằng cấp hay yêu cầu đào tạo. Ở nƣớc ta, hầu hết cán bộ thƣ viện là ngƣời phục vụ đơn giản hoặc có vị trí xã hội thấp, nhiều ngƣời dùng tin có thể xem chính họ giỏi hơn và hiểu biết nhiều hơn cán bộ thƣ viện và thấy rằng không cần thiết phải nhận sự giúp đỡ từ cán bộ thƣ viện. Knealle [8, tr. 56] nhận xét rằng “nhiều ngƣời vẫn nghĩ cán bộ thƣ viện nhƣ những ngƣời không cần bằng đại học”. Vì vậy, những ngƣời cán bộ thƣ viện cần chứng minh rằng chúng ta vừa có bằng cấp vừa có kỹ năng, chúng ta là chuyên gia thông tin - ngƣời hƣớng dẫn, giúp đỡ, phát triển các chiến lƣợc tìm tin và cung cấp sự truy cập đến tri thức cho ngƣời dùng tin thƣ viện.

Thứ hai, marketing giúp cho ngƣời dùng tin nhận biết về các sản phẩm/ dịch vụ thông tin mà thƣ viện có và chất lƣợng của chúng từ đó thu hút ngày càng đông ngƣời dùng tin tới sử dụng thƣ viện. Nhƣ chúng ta đã biết, trọng tâm chính của mỗi thƣ viện là sản phẩm/ dịch vụ phục vụ ngƣời dùng tin và marketing là cần thiết cho sự thành công và sự tiếp tục tồn tại của một thƣ viện. Marketing hiệu quả sẽ cung cấp cơ hội cho ngƣời dùng tin nhận biết về các sản phẩm/ dịch vụ của thƣ viện và giá trị của nó. Cán bộ thông tin – thƣ viện cần chủ động marketing các sản phẩm/ dịch vụ thông tin – thƣ viện của mình để tạo ra sự nhận biết về giá trị của thƣ viện cho ngƣời dùng tin. Hiện nay rất nhiều ngƣời dùng tin chƣa nhận biết về các sản phẩm/ dịch vụ của thƣ viện cung cấp cho mình. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì nhiều sinh viên châu Á khi đến New Zealand học tập thƣờng quan niệm vấn đề tƣ vấn ngƣời dùng tin là sự quấy rầy công việc thƣờng nhật của cán bộ thƣ viện [16, tr.21] bởi vì ở hầu hết các nƣớc châu Á, thƣ viện đại học không cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tƣ vấn chuyên đề cho ngƣời dùng tin. Với lý do này, hầu hết các sinh viên không nhận biết một cách đầy đủ về sự sẵn sàng giúp đỡ tìm tài liệu theo chuyên đề cũng nhƣ các vấn đề có liên quan đến thông tin. Họ xem

thƣ viện là nơi để nghiên cứu và cán bộ thƣ viện là ngƣời giữ sách hơn là ngƣời cung cấp thông tin. Trong trƣờng hợp khác một số ngƣời dùng tin tránh sử dụng các dịch vụ tra cứu vì họ sợ rằng mình hỏi các câu hỏi ngớ ngẩn.

Thứ ba, marketing giúp thƣ viện xây dựng đƣợc các mối quan hệ với các cơ quan tổ chức, các nhà tài trợ, và ngƣời dùng tin thƣ viện. Theo Mendelsohn [16, tr.22], muốn sản phẩm/ dịch vụ thƣ viện có chất lƣợng thì thƣ viện cần xây dựng mối quan hệ giữa ngƣời dùng tin và cán bộ thƣ viện. Cán bộ phục vụ cần chủ động giúp đỡ ngƣời dùng tin và biết làm thế nào để giúp ngƣời dùng tin cũng nhƣ đánh giá đƣợc nhu cầu của ngƣời dùng tin. Hơn nữa, cán bộ thƣ viện cần phát triển khả năng tạo ra môi trƣờng thân thiện, xây dựng tính tự tin trong mỗi ngƣời dùng tin. Nhiều nghiên cứu cho biết phẩm chất của cán bộ thƣ viện quyết định tỉ lệ sử dụng thƣ viện của ngƣời dùng tin. Nếu cán bộ thƣ viện thân thiện, có chuyên môn vững, ngƣời dùng tin sẽ bị thuyết phục và xem đó là các chuyên gia thông tin đáng tin cậy, dễ gần gủi trong thƣ viện đó. Nếu họ đến thƣ viện mà bắt gặp vẻ mặt khó tính, nhăn nhó của cán bộ thƣ viện, khi đó họ sẽ ít dần đến sử dụng thƣ viện.

Thứ tư, marketing giúp thƣ viện hiểu đƣợc nhu cầu, mong muốn và yêu cầu tin của mỗi nhóm ngƣời dùng tin, từ đó xây dựng các dịch vụ và tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ thông tin phù hợp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tin của họ. Với lý do này marketing có mối quan hệ hai chiều, một mặt giúp cán bộ thƣ viện nắm đƣợc nhu cầu tin của ngƣời dùng tin, mặt khác giúp ngƣời dùng tin nhận biết các dịch vụ và sản phẩm/ dịch vụ thông tin có giá trị trong thƣ viện.

Hơn nữa, marketing còn là vũ khí quan trọng giúp thƣ viện có thể cạnh tranh với các cơ quan thông tin khác trong kỷ nguyên internet. Marketing tốt có thể đem lại những hỗ trợ về tài chính cũng nhƣ vật chất từ các cơ quan quản lý, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ cũng nhƣ từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động marketing tại Trung tâm Học liệu - Đại học Huế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)