Sơ lược về tình hình giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường học thân thiện tại Trường Trung học phổ thông Tú Đoạn huyện Lộc Bình, Lạng Sơn (Trang 40)

Về giáo dục toàn huyện có 100 đơn vị trường trong đó Mầm non là 32; Tiểu học 32; Trung học cơ sở 32; Trung học phổ thông 03; Giáo dục thường xuyên 01. Toàn Huyện đã phổ cập song giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Xây dựng được 8 trường đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng được nâng lên, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng cơ bản được đáp ứng…

2.2. Thực trạng quản lí xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực ở trƣờng THPT Tú Đoạn

Trường THPT Tú Đoạn được thành lập ngày 16 tháng 04 năm 2010 theo Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 16/4/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Về việc thành lập trường THPT Tú Đoạn trực thuộc Sở GD&ĐT Lạng Sơn trên cơ sở tách Phân trường Tú Đoạn thuộc trường THPT Lộc Bình trực thuộc Sở GD&ĐT Lạng Sơn. Trường đứng chân tại thôn Rinh Chùa, xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Trường THPT Tú Đoạn là trường THPT có quy mô nhỏ của tỉnh Lạng Sơn. Năm học 2013 - 2014 trường có 536 HS biên chế làm 15 lớp học; số HS nữ chiếm 55,41%; số HS dân tộc thiểu số 99,63%; số HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 8,21%.

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp - Trường THPT Tú Đoạn

Khối lớp Số lớp Số học sinh Ban cơ bản

Ban CB –A Ban CB bám sát Số lớp Số học sinh Số môn NC Số lớp Số học sinh 10 5 192 0 5 192 11 5 146 0 5 146 12 5 198 1 41 3 4 157 Cộng 15 536 1 41 3 14 495

(Nguồn: Trường THPT Tú Đoạn)

2.2.1. Thực trạng về đội ngũ, cơ sở vật chất và quang cảnh trƣờng THPT

Tú Đoạn

Cán bộ quản lý: Đến tháng 9 năm 2013, trường có 48 CB, GV, nhân

viên (NV) trong đó Ban giám hiệu gồm 3 đồng chí (2 nam, 1 nữ), độ tuổi từ 32 - 38 tuổi. Trình độ chuyên môn: 2/3 đồng chí đang học cao học.

Giáo viên: Số giáo viên trực tiếp giảng dạy là 39 đồng chí sinh hoạt ở 4

tổ chuyên môn, 100% GV có trình độ đạt chuẩn. Về cơ bản các tổ nhóm chuyên môn đáp ứng định mức biên chế quy định tại thông tư 35/TTLT-Bộ GD&ĐT-BNV ngày 23/8/2006, giáo viên được bố trí dạy đúng chuyên môn đào tạo.

Bảng 2.2: Số giáo viên các bộ môn

STT Môn Số lƣợng STT Môn Số lƣợng

1 Ngữ văn 6 8 GDCD 2

2 Lịch sử 3 9 Thể dục, GDQP 3

3 Địa lý 2 10 Tiếng Anh 5

4 Toán 6 11 Công nghệ 1

5 Vật lý 3 12 Tin học 2

6 Hóa học 3

Cộng 39

7 Sinh học 3

(Nguồn: Kế hoạch nhiệm vụ năm học Trường THPT Tú Đoạn)

Nhân viên: Tổ Hành chính đủ số NV để phục vụ hoạt động dạy và học,

bao gồm: kế toán, thủ quỹ, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế, tạp vụ, bảo vệ. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng: Chi bộ Đảng gồm 09 Đảng viên giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hoạt động của trường. Các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đều hoạt động tích cực góp phần cùng nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học

Về phòng học: Trường gồm 15 phòng học kiên cố. Với tổng số lớp các năm gần đây luôn trên 15 lớp/1 năm học; bình quân trên 36 học sinh/1 lớp, số phòng học hiện có đã đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của nhà trường cho hoạt động dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục.

Trang thiết bị tại mỗi lớp học đã được chuẩn hoá: Bàn ghế được cấp mới cùng với dự án xây trường. 100% các phòng học được trang bị bảng chống loá, điện thắp sáng, quạt điện, bình cứu hoả, khẩu hiệu, nội quy HS...

Phòng học bộ môn của trường gồm có 01 phòng. Trường có 01 phòng máy tính phục vụ các tiết dạy thực hành Tin học với 25 máy được nối mạng Internet.

Thư viện nhà trường có diện tích 48 m2,đa dạng về số đầu sách, không gian thoáng mát, có đủ bàn ghế phục vụ người đọc. Phòng y tế có tủ thuốc, các dụng cụ khám bệnh, sơ cứu ban đầu cho HS và GV.

Diện tích trường, sân chơi, bãi tập, nhà vệ sinh, nhà để xe:

Trường THPT Tú Đoạn có diện tích 5.592 m2, bình quân đạt hơn 10,40m2 /1HS. Sân chơi, bãi tập bố trí riêng tách biệt với khu phòng học nên việc dạy các giờ thể dục, luyện tập thể thao rất thuận lợi, không gây ảnh hưởng đến các tiết dạy văn hoá.

Nhà vệ sinh được xây dựng đầy đủ, có nhà vệ sinh riêng giành cho cán bộ, GV, HS; riêng cho nam, nữ. Nhà trường bố trí nhân viên tạp vụ làm công tác giữ gìn vệ sinh chung. Hệ thống nước đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu sử dụng cho toàn trường.

Nhà trường có nhà để xe với diện tích trên 150m2 để giữ xe cho cán bộ giáo viên và học sinh của trường do các cán bộ giáo viên và học sinh góp công xây dựng.

Quang cảnh trường lớp:

Nhà trường có cổng trường, biển trường, có tường rào bao xung quanh. Hệ thống cây xanh, bồn hoa, cây cảnh được chăm sóc hằng ngày. Học sinh của trường luân phiên cắt cử làm nhiệm vụ trực tuần nên quang cảnh lớp học, sân trường thường xuyên sạch sẽ.

Trong trường có phòng y tế để chăm sóc sức khỏe cho giáo viên và học sinh trong trường, 100% học sinh được tham gia đóng bảo hiểm y tế, Xung quanh trường không tồn tại các hàng quán ăn mất vệ sinh và không có các quán điện tử xung quanh khu vực trường điều này đã góp phần ngăn chặn đáng kể tình trạng học sinh trốn học bỏ tiết đi chơi và bị ảnh hưởng của các trò chơi bạo lực.

2.2.2. Thực trạng quá trình dạy học tại trường THPT Tú Đoạn

Nhận thức được đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, vì vậy trong những năm qua nhà trường tạo điều kiện để 100% GV được tham gia các khoá học, các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá... Nhà trường đã tổ chức hội thảo về "Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học", "Chấm dứt tình trạng dạy học chủ yếu qua đọc chép". Hằng năm tổ chức thao giảng cấp trường, dạy các tiết thể nghiệm về đổi mới phương pháp để GV toàn trường dự giờ, rút kinh nghiệm.

Trong năm học 2012 - 2013, hưởng ứng phong trào thi đua "Giờ dạy thân thiện, học sinh tích cực" do sở GD&ĐT Lạng Sơn phát động, các tổ chuyên môn trong nhà trường đã phấn đấu mỗi GV có ít nhất mỗi học kỳ một giờ học thân thiện, HS tích cực. Trong các tiết dạy, GV đã tạo lập không khí thân thiện giữa thầy cô và học trò, động viên khuyến khích HS tự tin, hứng thú với giờ học.

- Nhà trường khuyến khích giáo viênchú trọng việc dạy HS cách tư duy; bồi dưỡng khả năng tự học, tự nghiên cứu cho HS, giúp HS dần hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm; yêu cầu giáo viên trước khi lên lớp phải chuẩn bị bài chu đáo, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, lôgic, trọng tâm; hệ thống câu hỏi có tính gợi mở và phân hoá đối tượng; có kiến thức liên hệ thực tế và phương pháp liên hệ thực tế tự nhiên, sinh động; phân chia nhóm hợp lý, giao nhiệm vụ về nhà cho cá nhân hoặc cho nhóm.

- Các tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên tổ chức ngoại khoá, hội thảo như: tổ chức thi Đường lên đỉnh Ôlympia, Rung chuông vàng, hoạt động ngoại khoá các môn học... phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý học sinh nhằm giúp HS tiếp nhận thêm lượng kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, hứng thú.

- Ban giám hiệu nhà trường và tổ trưởng chuyên môn có những giải pháp tăng cường quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ dạy, tổ chức thi làm đồ dùng dạy học. Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ tin

học cho CBQL, GV. Đến nay CB, GV toàn trường có trình độ tin học A là trên 97%, trình độ tin học B là 30%. Khuyến khích GV soạn giảng các tiết ứng dụng CNTT, năm học 2010 - 2011, số bài soạn ứng dụng CNTT của trường là 531 giờ dạy (chiếm 3,67%); năm học 2011 - 2012, số bài soạn ứng dụng CNTT là 672 giờ dạy (chiếm 5,65%); năm học 2012 - 2013, số bài soạn ứng dụng CNTT là 836 giờ dạy (chiếm 6.97%).

- Nhà trường chỉ đạo xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, sử dụng các phần mềm quản lý và tạo đề thi. Các đề kiểm tra có tỷ lệ phù hợp câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, đảm bảo tính chính xác khoa học, phù hợp với đối tượng và có tác dụng phân hoá HS.

- Trong những năm vừa qua, BGH nhà trường đã tổ chức cho GV đi tham quan, học tập, trao đổi nghiệm giảng dạy, giáo dục HS với trường THPT trong và ngoài tỉnh.

Như vậy, có thể thấy, trong thời gian qua, nhà trường THPT Tú Đoạn, Lạng Sơn đã có những biện pháp cụ thể trong công tác quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả, phù hợp với đối tượng HS của nhà trường, giúp HS hình thành một số kỹ năng cần thiết của người công dân tương lai.

2.2.3. Thực trạng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường

Bên cạnh quản lý hoạt động dạy và học hướng đến đạt mục tiêu phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực, nhà trường còn có những chỉ đạo thực hiện chương trình rèn luyện kỹ năng sống, giá trị sống cho HS của nhà trường, các hoạt động đã được nhà trường quan tâm chú trọng thực hiện cụ thể như sau:

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho giáo viên chủ nhiệm (GVCN), cán bộ Đoàn; tổ chức hội thảo trị sống cho giáo viên chủ nhiệm (GVCN), cán bộ Đoàn; tổ chức hội thảo trị sống cho giáo viên chủ nhiệm (GVCN), cán bộ Đoàn; tổ chức hội thảo công tác GVCN; thi GVCN giỏi, CB Đoàn giỏi các cấp.

- Phối hợp và phát huy vai trò đoàn thanh niên, hội Chữ thập đỏ, công đoàn, hội CMHS trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho HS.

- Phối hợp với công an huyện Lộc Bình, cơ quan Y tế, Huyện đoàn tổ chức tuyên truyên về việc chấp hành luật giao thông đường bộ, phòng chống dịch bệnh, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội, tổ chức các buổi toạ đàm, ngoại khoá tìm hiểu về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, bảo vệ môi trường.

- Giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, sinh hoạt; phòng chống hiện tượng bạo lực học đường, hiện tượng học sinh nghiện game oline thông qua việc tổ chức thi sáng tác và biểu diễn tiểu phẩm, bài dự thi về luật giao thông đường bộ, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội, HIV/AIDS; xây dựng Quy tắc ứng xử

trong nhà trường.

- Tham gia các hoạt động tình nguyện: Tuyên truyền về ngày phòng chống HIV/AIDS, tham gia giữ gìn trật tự an ninh đường phố dịp Tết Nguyên đán, tháng An toàn giao thông, phục vụ lễ hội địa phương, tham gia vệ sinh môi trường nhân các ngày "Thứ Bảy xanh", hiến máu nhân đạo...

- Tổ chức các hoạt động nhân đạo từ thiện: động viên về tinh thần, giúp đỡ vật chất cho HS có hoàn cảnh đặc biệt; quyên góp ủng hộ nhân dân các vùng khó khăn hoặc bị ảnh hưởng của thiên tai.

- Hướng dẫn GVCN các lớp tổ chức hội thảo tại các lớp với các chủ đề “Ứng xử văn minh” trong trường học; “Môi trường văn minh”; “Học tập tích cực” ...

2.2.4. Thực trạng tổ chức hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh cho HS

Ngoài hoạt động dạy học, để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, giúp học sinh phát triển tòan diện, hoàn thiện nhân cách, rèn luyện kỹ năng, nhà trường trong mỗi năm học đều có kế hoạch tổ chức các hoạt động tập thể, tạo sân chơi lành mạnh cho HS vào các dịp lễ kỉ niệm truyền thống ngày truyền thống. Tổ chức các hoạt động được được nhà trường kết hơp với với các tổ chức Đoàn thanh niên tổ chức với các hình thức phong phú, thu hút được đông đảo HS tham gia.

- Nhân dịp 20/11, 3/2, 26/3, Đoàn thanh niên phát động và tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao cho HS các khối lớp: hội thi "Tiếng hát tuổi trăng tròn", "Tiếng hát tuổi hồng", thi bóng đá, làm báo tường, thi cắm hoa, biểu diễn Gala thời trang với nội dung bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS....

- Tham gia giao lưu văn hoá- văn nghệ- thể thao với các trường THPT trên địa bàn huyện Lộc Bình và huyện lân cận như huyện Đình Lập.

- Hát múa các làn điệu dân ca dân tộc Tày, Nùng, trình diễn thời trang dân tộc, diễn xướng văn bản văn học dân gian, hát dân ca 3 miền...

- Lễ khai giảng nhà trường tổ chức cả phần lễ và hội, tạo không khí vui tươi, phấn chấn cho HS trong ngày khai giảng.

- Thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian: đẩy gậy, nhảy bao, nhảy dây, kéo co, nhảy bao, đi xe đạp chậm, bịt mắt đánh trống..

- Hằng năm tổ chức các giải thể thao cấp trường; tham gia đầy đủ, có chất lượng các giải thể thao do huyện, Sở GD&ĐT tổ chức.

Các hoạt động tập thể nhà trường tổ chức từ trước đến nay là một trong những hoạt động góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục, tạo sự gắn kết, xây dựng tình đoàn kết, sự thân thiện giữa thầy và trò, giữa HS với HS, hình thành nên môi trường thân thiện trong mái trường THPT

2.2.5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương

Thực hiện nội dung phong trào xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực, trường THPT Tú Đọan đã quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng nội dung của phong trào. Mỗi nội dung được giáo viên và HS thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, có kết quả cao.

Đối với hoạt động xã hội, tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương, nhà trường đã tiến hành các hoạt động cụ thể như sau:

- Đầu năm học tổ chức cho HS các khối lớp tìm hiểu truyền thống của trường; phổ biến các bài hát truyền thống trong các giờ sinh hoạt lớp, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Dạy các bài có nội dung giáo dục địa phương trong các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

- Thường xuyên chăm sóc khuôn viên di tích cấp tỉnh Chùa Trung Thiên.

- Đoàn thanh niên kết nghĩa với các đơn vị bộ đội, tổ chức giao lưu, chúc mừng, tặng quà nhân dịp 22/12; làm bài dự thi tìm hiểu truyền thống Đoàn, Truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam.

- Tổ chức toạ đàm, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhân các ngày lễ lớn 27/7, 20/11, 22/12. Thăm và tặng quà các HS trong trường có cha mẹ nguyên là quân nhân, là thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.

- Hưởng ứng cuộc thi Nét bút tri ân; tổ chức lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh lớp 12. Tôn vinh nhà giáo trong trường được đồng nghiệp và HS yêu quý nhất năm học 2012 - 2013, thầy giáo Lương Văn Thắng - Tổ trưởng tổ Sử - Địa vinh dự được nhận danh hiệu này.

- Hưởng ứng viết bài tìm hiểu về những di tích lịch sử, danh nhân văn hoá, cách mạng tại địa phương.

2.2.6. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ giáo dục

Do có những tác động của phong trào xây dựng trường học thân thiện,

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường học thân thiện tại Trường Trung học phổ thông Tú Đoạn huyện Lộc Bình, Lạng Sơn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)