Thực trạng quản lý công tác xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường học thân thiện tại Trường Trung học phổ thông Tú Đoạn huyện Lộc Bình, Lạng Sơn (Trang 55)

Cơ sở vật chất là điều kiện cần để các hoạt động giáo dục trong nhà trường được thực hiện. Cơ sở vật chất đầy đủ là điều kiện gián tiếp góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì lẽ đó, việc đảm bảo cơ sở vật chất và cảnh quan sư phạm là một trong những nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Trường THPT Tú Đoạn là một trong những trường vùng cao khó khăn của tỉnh Lạng Sơn, nên những phòng chức năng của nhà trường còn chưa được xây dựng đầy đủ như phòng thiết bị, phòng y tế, phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng sinh hoạt của các tổ chuyên môn, phòng họp hội đồng, phòng văn thư, kế toán. Tuy nhiên cán bộ giáo viên của nhà trường đã tận dụng các phòng cũ để đảm bảo có 1 số phòng chức năng cần thiết. Các phòng thường xuyên được tu bổ, sử dụng hiệu quả trong nhiều năm nay.

- Trong mỗi lớp học, nhà trường đã trang trí, tạo lập môi trường học tập thân thiện cho HS, cụ thể trong mỗi lớp học đều treo: ảnh Bác, khẩu hiệu, nội

quy HS; các phòng học đều được trạng bị giá để bình nước, có đủ nước uống cho HS; Đoàn thanh niên phát động các lớp trang trí lớp theo tiêu chí “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Để duy trì hiệu quả sử dụng của CSVC nhà trường, đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức bàn giao CSVC cho HS các lớp tự quản, lập sổ theo dõi CSVC của từng lớp, Ban cơ sở vật chất phân công kiểm tra, ghi chép cụ thể tình hình và có chấm điểm thi đua sau mỗi buổi học để đảm bảo giáo viên chủ nhiệm bám sát tình hình lớp trong ngày hôm đó Đây là biện pháp mang lại hiệu quả khá tốt trong việc giữ gìn và bảo vệ hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường.

- Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước đầu tư cho cơ sở vật chất cho nhà trường, để đảm bảo đáp ứng tốt hơn về cơ sở vật chất cho nhu cầu học tập của HS, nhà trường đã đề ra các biện pháp nhằm thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục. Do điều kiện kinh tế của địa phương rất khó khăn, vì vậy nguồn kinh phí huy động được từ xã hội là không nhiều, tuy nhiên, với những cố gắng của nhà trường và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn cũng đã có những đóng góp ủng hộ cho nhà trường, cùng nhà trường đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Nguồn kinh phí huy động được từ xã hội, nhà trường đã, mua thêm các khẩu hiệu để tuyên truyền, trồng thêm cây xanh, tặng quà tết cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và thực hiện một số hoạt động có ý nghĩa khác...

Đặt mục giáo dục học sinh về ý thức và trách nhiệm với cơ sở vật chất của nhà trường và quang cảnh sư phạm, nhà trường đã thực hiện một số những biện pháp cụ thể như sau:

- Tổ chức cho học sinh các lớp trực nhật hằng ngày; luân phiên trực tuầnquét dọn sân trường, các khu vực công cộng; tổng vệ sinh trường lớp vào thứ 7 hằng tuần.

- Trồng thêm cây lưu niên tạo bóng mát cho sân trường; phân công các lớp trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan đẹp mắt. Năm 2011, trường làm thêm được 05 bồn hoa trong khuôn viên trường. Năm 2012,

trường trồng thêm hơn 1000 cây keo, cây bạch đàn khu vực quanh trường. Năm 2012, trường tiếp tục trồng thêm 72 cây lát, 6 cây sấu, 5 cây dã hương trong khu vực khuôn viên trường. Sau 3 năm thực hiện phong trào, ý thức giữ gìn vệ sinh chung trong nhà trường được cải thiện đáng kể. 100% các lớp giữ được tình trạng sạch sẽ không có hiện tượng vẽ bậy viết bẩn lên bàn hay lên tường, trong các lớp học các em được tự do thiết kế và trang trí lớp học thân thiện phù hợp với lứa tuổi và thẩm mỹ theo định hướng có tính chất giáo dục của giáo viên chủ nhiệm.

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở đại phương, giúp các em tự tin trong học tập

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường học thân thiện tại Trường Trung học phổ thông Tú Đoạn huyện Lộc Bình, Lạng Sơn (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)