Quản lý công tác kiểm tra đánh giá công tác quản lí xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường học thân thiện tại Trường Trung học phổ thông Tú Đoạn huyện Lộc Bình, Lạng Sơn (Trang 94)

học thân thiện, học sinh tích cực

Nét khác biệt, tạo nên bản chất của phong trào thi đua mà tác giả đang đề cập đến là tính thân thiện nằm ở các mối quan hệ trong nhà trường: Quan hệ giữa thầy với thầy, giữa thầy cô với học trò, giữa trò với trò, giữa trò với cộng đồng...

- Quan hệ giữa thầy với thầy: Theo A.Maslow, mỗi cá thể có 5 nhu cầu cơ bản: Nhu cầu Sinh học; An toàn; Được thừa nhận; Tôn trọng; Tự thể hiện [27, tr.7], tuỳ thuộc vào mỗi trường hợp cụ thể thì thứ bậc nhu cầu có khác nhau, với tầng lớp trí thức nhu cầu được thừa nhận, được tôn trọng, được thể hiện là những nhu cầu song hành với nhu cầu sinh học và nhu cầu an toàn, vì vậy Hiệu trưởng cần phải xây dựng nhà trường thành "Tổ chức biết học hỏi", phát huy tính dân chủ của GV trong mọi hoạt động của nhà trường, nhất là trong khâu xây dựng kế hoạch. GV được cung cấp mọi thông tin cần thiết, được bày tỏ, bảo lưu ý kiến, được tôn trọng, được thể hiện khả năng chủ động sáng tạo của mình trong thực hiện các nhiệm vụ được giao; Hiệu trưởng phải kịp thời phát hiện khả năng tiềm ẩn của mỗi GV, tạo điều kiện để chúng được phát lộ vì lợi ích chung. Hiệu trưởng có ý thức tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ nhiều phía, khuyến khích để thông tin đa chiều đến với mình, biết nghe kể cả những lời góp ý phê bình, phải thể hiện để người nói hiểu rằng đối với tôi ý

kiến của bạn rất bổ ích; GV, NV cũng cần xác định ý thức trách nhiệm của mình đối với tập thể, không thờ ơ ngoài cuộc, chân thành đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường. Hiệu trưởng phải tạo lập trong đội ngũ CB, GV nhà trường sự gắn bó, đoàn kết, quan tâm, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và trong cuộc sống. Lời nói, hành vi ứng xử giữa CBQL và nhân viên, giữa các thầy cô giáo với nhau, thầy cô giáo với nhân viên phục vụ phải mang tính sư phạm, tính thân thiện để HS noi theo.

- Để tạo lập sự thân thiện giữa thầy cô và học trò, thầy cô phải thuyết phục HS bằng năng lực chuyên môn, uy tín nghề nghiệp, sự yêu nghề, tận tuỵ, hết lòng với HS. Trong giảng dạy, thầy cô áp dụng quy trình dạy, quan tâm đến tất cả các nhóm đối tượng trong lớp (yếu, trung bình, khá, giỏi), bảo đảm tính vừa sức để các em không cảm thấy học là gánh nặng, các em sẽ tự tin, sáng tạo trong giờ học, khoảng cách giữa thầy với trò dần được thu hẹp. Thầy cô giáo cần tạo điều kiện để học sinh tham gia xây dựng nội quy, quy ước của lớp, tiêu chí thi đua, từ đó các em sẽ tự giác thực hiện những quy ước đã đề ra thay vì bị ép buộc, miễn cưỡng làm theo mệnh lệnh của thầy cô giáo. Cử chỉ, lời nói của thầy cô với HS phải mẫu mực, khích lệ HS, chú ý khuyến khích những tiến bộ dù là nhỏ nhất của các em. Thầy cô giáo cần giành thời gian tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng, tích cách, phong cách học tập của từng HS để có sự đồng cảm, chia sẻ, định huớng cho các em. Từ những việc làm như vậy sự tin tưởng, gắn bó, gần gũi, thân thiện giữa thầy và trò sẽ tăng lên.

- Quan hệ giữa trò với trò: Để tránh tình trạng một bộ phận HS có biểu hiện xuống dốc về đạo đức, nếp sống thiếu văn hoá, ích kỷ, thiếu quan tâm đến mọi người, thiếu các kỹ năng cần thiết trong giao tiếp ứng xử thậm chí đối xử thô bạo với bạn bè, kích động gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Bên cạnh trú trọng việc "dạy chữ", Hiệu trưởng cần tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, các lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho HS, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh tại các tập thể lớp và trong toàn trường. Thông qua các hình thức

giáo dục, giúp HS làm chủ được suy nghĩ, hành động của mình, đoàn kết gắn bó với nhau, đối xử với nhau chân tình, thân thiện.

Để tạo lập sự thân thiện giữa trò - trò, biện pháp nêu gương là biện pháp hiệu quả, thầy với thầy thân thiện; các điển hình tiên tiến trong việc thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua sẽ là những gương người thật việc thật để HS noi theo.

Để đạt được mục tiêu của phong trào "Dạy và học có hiệu quả, phù hợp đặc điểm, tâm lý lứa tuổi học sinh ở mỗi địa phương giúp các em tự tin trong học tập" Hiệu trưởng cần cụ thể hoá những yêu cầu cần có đối với mỗi GV, với mỗi HS.

Đối với giáo viên:

- Tích cực nghiên cứu, học tập, cập nhật kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ làm nền tảng cho việc áp dụng PPDH mới.

- Chuẩn bị bài chu đáo, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, lôgíc, trọng tâm, có kiến thức thực tế, sâu rộng và phương pháp liên hệ tự nhiên sinh động. Hướng dẫn, gợi mở giúp HS hăng hái phát biểu xây dựng bài.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị dạy học, tích cực ứng dụng CNTT để phục vụ bài dạy nhằm lôi cuốn, hấp dẫn HS, làm cho bài dạy dễ hiểu, dễ vận dụng.

- Sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động lên lớp phù hợp với đặc thù bộ môn, kiểu bài dạy, tâm lý lứa tuổi HS. Kết hợp các hình thức tổ chức dạy học hợp lý, chú ý rèn kỹ năng làm việc hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Tác phong, cử chỉ, lời nói thân thiện; khích lệ, khơi gợi sự hứng thú, chủ động tìm tòi khám phá học tập của HS, tạo cho HS sự say mê hứng thú môn học và sự tự giác trong học tập.

- Gắn kết chặt chẽ nội dung bài học với những vấn đề thiết thực, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày và thực tế địa phương.

Đối với học sinh:

- Tích cực chuẩn bị bài, chuẩn bị tâm thế để lĩnh hội kiến thức bài học, chủ động tìm hiểu kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo.

- Biết rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, có tinh thần hợp tác với thầy cô và các bạn.

- Hăng hái, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài; tập trung suy nghĩ, chủ động thoát ly SGK khi trả lời các câu hỏi của thầy cô giáo.

- Tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Thực hiện 4 không (Không đi học muộn; Không nghỉ học không phép; Không bỏ giờ; Không vi phạm quy chế thi, kiểm tra) và 3 tốt (Chuẩn bị bài ở nhà tốt; Thảo luận xây dựng bài tốt; Phấn đấu đạt nhiều điểm tốt) [42, tr.1].

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường học thân thiện tại Trường Trung học phổ thông Tú Đoạn huyện Lộc Bình, Lạng Sơn (Trang 94)