Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường học thân thiện tại Trường Trung học phổ thông Tú Đoạn huyện Lộc Bình, Lạng Sơn (Trang 84)

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

- Làm cho cán bộ, GV, cha mẹ học sinh và học sinh hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc quản lí xây dựng THTT, HSTC.

- Làm cho CBQL, GV, HS và các tổ chức trong và ngoài nhà trường nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc quản lí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

- Làm cho các lực lượng xã hội hiểu và đồng thuận, phối hợp với nhà trường trong việc quản lí xây dựng THTT, HSTC

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Tuyên truyền quán triệt các văn bản của bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT Lạng Sơn đến các lực lượng giáo dục về vai trò và trách nhiệm của việc quản lí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện Tuyên truyền trong trường

- Đối với Hội đồng giáo dục nhà trường: Hiệu trưởng tiếp tục phổ biến hệ thống các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đến toàn thể CBQL, GV, NV; phân tích, cụ thể hoá các hoạt động dần triển khai, nhiệm vụ cụ thể của từng tổ chức đoàn thể trong nhà trường, từng tổ nhóm chuyên môn, từng

thành viên trong hội đồng giáo dục. Cần lưu ý điểm riêng, khác biệt của cuộc vận động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" với các cuộc vận động khác là tính "thân thiện" thể hiện ở các mối quan hệ giữa Thầy với Thầy, Thầy với Trò, Trò với Trò, Trò với cộng đồng...

- Đối với hội CMHS: Trong các cuộc họp phụ huynh, Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) tiếp tục tuyên truyền về phong trào để phụ huynh hiểu được chủ trương, kế hoạch của ngành giáo dục, của nhà trường, thấy được sự cần thiết phải phối hợp với nhà trường để tạo lập môi trường giáo dục thân thiện, an toàn cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Hiệu trưởng cần chỉ rõ, phụ huynh phải tạo bầu không khí thân thiện tại mỗi gia đình: không khí ấm cúng, hoà thuận, đầy tình yêu thương, trẻ được chăm sóc, bảo vệ, được biểu đạt ý kiến, được tôn trọng, được cảm thông, chia sẻ... Đồng thời nhà trường, gia đình cần cùng với các lực lượng xã hội tạo một môi trường văn minh, người với người đối xử với nhau đầy tính nhân văn. Với sự đồng nhất giữa gia đình, nhà trường, xã hội như vậy, HS sẽ luôn cảm thấy an toàn, tự tin, là điều kiện để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của các em.

- Đối với HS: HS vừa là đối tượng được hưởng lợi từ phong trào nhưng cũng là chủ thể của phong trào, mục tiêu quản lí xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực" sẽ không đạt được nếu như học sinh không tích cực. Hiện nhà trường hầu như chưa thấy được vai trò, vị trí của HS trong thực hiện phong trào nên đã vô tình đặt HS vào thế thụ động, đợi sự sắp đặt của thầy cô giáo, thậm chí nhiều em thờ ơ ngoài cuộc. Hiệu trưởng cần tuyên truyền nội dung phong trào thi đua tới HS trong buổi tập trung chào cờ đầu tuần, thông qua đội ngũ cán bộ lớp, đội ngũ GVCN... Khi các em thấy được vai trò chủ thể của mình, sẽ chủ động trong việc tham gia, thực hiện các nội dung phong trào; cần phân tích để HS hiểu tính thân thiện mà mục tiêu phong trào đề ra, sự thân thiện thể hiện qua cách giao tiếp văn minh lịch sự; qua lối sống có trách nhiệm, có văn hoá; qua sự chuyên cần chủ động, tích cực, sáng tạo, ý thức vươn lên trong học tập của HS.

Ngoài hình thức tuyên truyền qua các cuộc họp, các buổi giao ban, Hiệu trưởng niêm yết hệ thống văn bản cần thiết tại các bảng tin, lên trang Web của trường, qua hộp thư điện tử dùng chung... để GV, NV, HS, Phụ huynh HS và xã hội cùng biết, hiểu về phong trào và cùng thực hiện.

Tuyên truyền với các lực lượng ngoài nhà trường

- Thường xuyên báo cáo với lãnh đạo địa phương (lãnh đạo Huyện Lộc Bình, lãnh đạo xã Tú đoạn và các xã lân cận...) về yêu cầu, nội dung các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, các văn bản liên ngành về phong trào thi đua để các cấp lãnh đạo tạo điều kiện về mọi mặt và chỉ đạo các tổ chức đoàn thể phối hợp với nhà trường thực hiện phong trào.

- Tiếp tục tuyên truyền nội dung phong trào thi đua đến các tổ chức đoàn thể của Huyện Lộc Bình: Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức, Hội Chữ Thập Đỏ, Đài phát thanh Huyện... để các tổ chức có kế hoạch cụ thể, ủng hộ giúp đỡ nhà trường về tinh thần và vật chất để đảm bảo các điều kiện dạy và học.

Trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền vận động, ngoài việc nắm vững, hiểu sâu các văn bản chỉ đạo của các cấp về phong trào thi đua; phân tích, đánh giá những nội dung đã làm tốt, những điểm còn hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, Hiệu trưởng cần cụ thể hoá từng nội dung phong trào; tham mưu với các cấp lãnh đạo ban hành văn bản chỉ đạo các tổ chức đoàn thể của thành phố phối hợp với nhà trường; chủ động đề nghị, bàn bạc với các tổ chức đoàn thể những vấn đề cần sự phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ.

3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới lập kế hoạch quản lí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương

3.2.2.1 Mục đích của biện pháp

- Kế hoạch quản lí xây dựng phong trào THTT, HSTC định hướng để các lực lượng giáo dục theo một lộ trình đã được xác định.

- Phát huy được trí tuệ, sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục ngay từ khi xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện.

- Kế hoạch của nhà trường về quản lí xây dựng phong trào THTT, HSTC giúp cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, HS, các lực lượng giáo dục biết được mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức thực hiện, xác định rõ vai trò trách nhiệm của từng thành viên, xác định nguồn lực và bố trí nguồn lực, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Các cấp quản lý căn cứ kế hoạch đã xây dựng của nhà trường để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng quy trình làm kế hoạch thực hiện quản lí xây dựng THTT, HSTC - Tổ chức xây dựng kế hoạch

Tổ chức triển khai kế hoạch đến các lực lượng tham gia quản lí xây dựng trường học thân thiện, HSTC.

- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lí xây dựng trường học thân thiện, HSTC.

3.2.2.3. Cách thực hiện

- Thành lập ban phong trào quản lí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là một phong trào thi đua có tính toàn diện, bao trùm mọi hoạt động của nhà trường, đòi hỏi sự vào cuộc của các lực lượng trong và ngoài trường. Mặc dù đã qua 5 năm thực hiện nhưng ở nhiều người nhận thức, hiểu biết về phong trào vẫn còn ở mức độ sơ lược. Do đó nếu Hiệu trưởng không tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, cụ thể hóa từng nội dung của phong trào tới các cá nhân và tổ chức đoàn thể thì kết quả thực hiện phong trào thi đua sẽ hạn chế, khó đạt được mục tiêu theo yêu cầu.

- Tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện THTT, HSTC theo các bước: + Thành lập ban soạn thảo kế hoạch quản lí xây dựng THTT, HSTC: Ban soạn thảo gồm: Đại diện Ban giám hiệu, đại diện chi bộ Đảng nhà trường, đại diện Ban chấp hành Công đoàn trường, đại diện một số ban ngành thuộc chính quyền địa phương, đại diện cha mẹ học sinh.

Sau khi thành lập ban soạn thảo, nhà trường họp để tiến hành giới thiệu mục tiêu, báo cáo tình hình, yêu cầu và nhiệm vụ của phong trào, kế hoạch nhiệm vụ của nhà trường trong năm học mới, phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của nhà trường…. Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng thành viên.

+ Thu thập thông tin về tình hình địa phương, nhà trường.

Sau khi có thông tin, các bộ phận của Ban soạn thảo sẽ phân tích thông tin về tình hình địa phương, những yêu cầu của Bộ, Sở về phong trào THTT, HSTC để vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng kế hoạch.

Từ những phân tích cụ thể, Ban soạn thảo sẽ xây dựng mục tiêu của phong trào phù hợp với tình hình, thực trạng của trường và địa phương; thống nhất nội dung cần thiết đưa vào trong kế hoạch, cụ thể hóa những biện pháp, các điều kiện cung ứng cho thực hiện phong trào.

+ Thảo luận kế hoạch thực hiện, viết kế hoạch tổng thể. Sau khi có dự thảo, BGH nhà trường cần họp để thảo luận kế hoạch. Để cuộc họp có chất lượng, BGH nên gửi bản dự thảo kế hoạch cho các thành viên trong cuộc họp để mọi người có thời gian đọc, nghiên cứu và đóng góp ý kiến. Sau khi tiếp thu ý kiến, nhà trường sẽ tổ chức viết bản kế hoạch hoàn chỉnh.

+ Triển khai thực hiện kế hoạch:

Sau khi bản kế hoạch được phê duyệt Hiệu trưởng nhà trường triển khai đến các tổ chuyên môn, các đoàn thể và cán bộ giáo viên trong nhà trường. Căn cứ vào kế hoạch thực hiện phong trào, các lực lượng trong nhà trường, các giáo viên bộ môn và GVCN xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung của phong trào THTT, HSTC theo chức năng và nhiệm vụ của mình kế hoạch trình BGH phê duyêt, sau đó thực hiện.

+ Tổ chức đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. Hàng quý HT nhà trường tổ chức họp ban phụ trách phong trào để đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lí xây dựng THTT, HSTC trong nhà trường. Hàng năm có hội

nghị tổng kết với thành phần tham gia được mời từ lực lượng giáo dục bên trong và ngoài nhà trường.

3.2.3. Biện pháp 3: Xác định cơ chế tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện có hiệu quả quản lí xây dựng THTT, HSTC ngoài nhà trường để thực hiện có hiệu quả quản lí xây dựng THTT, HSTC

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

- Xác định cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục

- Tạo môi trường thuận lợi để thực hiện tốt phong trào, tạo sự đồng bộ thống nhất trong công tác quản lý thực hiện phong trào…

- Thực hiện tốt nguyên lý giáo dục toàn dân tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Xác định cơ chế phối hợp và tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Tạo ra sự đồng thuận thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong việc quản lí xây dựng THTT, HSTC.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

- Đối với Đoàn thanh niên: Tiếp tục phát huy vai trò xung kích trong việc quản lí "xây dựng giờ học thân thiện, học sinh tích cực", đi đầu trong việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng CNTT trong dạy học. Tiếp tục là lực lượng nòng cốt duy trì nền nếp trong HS, tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục truyền thống, xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp.

- Đối với đội ngũ GVCN: GVCN cần đa dạng hoá các hình thức giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS: Tổ chức cho HS thi tìm hiểu về đạo đức, về pháp luật, kỹ năng giao tiếp ứng xử; tổ chức các buổi ngoại khoá về văn minh trường học với các chủ đề cụ thể theo từng tháng “Ứng xử văn minh”, “Môi trường văn minh”, "Học tập tích cực”; khuyến khích các em tham gia các hoạt động tập thể do lớp, trường tổ chức; tổ chức cho HS tham gia các hoạt động xã hội như thăm và giúp đỡ các gia đình chính sách, tặng quần áo giúp đỡ đồng bào khó khăn, dã ngoại tìm hiểu cuộc sống

của các bạn HS vùng cao, vùng xa.... Đồng thời GVCN phải rèn luyện để trở thành tấm gương sáng cho HS noi theo về chuyên môn nghiệp vụ, tác phong, ngôn phong, về cách ứng xử với đồng nghiệp, gia đình, hàng xóm.

- Đối với Công đoàn trường: Động viên công đoàn viên và các tổ công đoàn hưởng ứng phong trào thi đua; gắn cuộc thi đua với các cuộc vận động lớn trong ngành "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", "Dạy tốt, học tốt"...; Tham gia xây dựng quy chế phối hợp giữa chính quyền và công đoàn; xây dựng và tổ chức thực hiện "Quy tắc ứng xử" trong đơn vị; xây dựng mối đoàn kết nội bộ, đặc biệt là tạo sự thân thiện giữa Thầy - Thầy, Thầy - NV nhà trường.

- Đối với các phụ huynh học sinh: Xây dựng môi trường thân thiện trong gia đình, trong đó mọi thành viên đều yêu thương và tôn trọng lẫn nhau; người lớn gương mẫu về cách sống, làm việc, hành vi ứng xử, dành thời gian để trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng chính đáng của con em mình. Thu xếp việc nhà để hằng ngày các em có thể học bài vào thời gian ổn định mà không bị ảnh hưởng của sinh hoạt gia đình, dành thời gian để kiểm tra việc học bài của con em nhưng không tạo ra sức ép, gây áp lực với các em về thành tích học tập hay điểm số, định kỳ liên hệ với GVCN, giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình và hỗ trợ kịp thời việc học tập, rèn luyện của con em mình. Phân công, hướng dẫn con em đảm nhận một số việc thích hợp trong gia đình, qua đó rèn luyện ý thức tự lập và kỹ năng sống. Tạo điều kiện cho con em tham gia ít nhất một môn thể thao. Hỗ trợ theo khả năng các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và phát huy giá trị các công trình, di tích lịch sử, văn hoá, bảo vệ môi trường ở địa phương [10, tr.41]

- Thực hiện chủ trương "không để HS nào vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở mà không được đi học", Hiệu trưởng cần huy động sự ủng hộ về tinh thần và sự giúp đỡ về vật chất của Hội chữ thập đỏ, Hội cha mẹ học sinh, Hội cựu giáo chức trong trường và các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường như Hội

phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ Huyện Lộc Bình, Lạng Sơn, Huyện đoàn Lộc Bình Lạng Sơn...

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức chỉ đạo hiệu quả kế hoạch thực hiện quản lí xây dựng THTT, HSTC

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

- Làm cho CBQL, các tổ chức trong nhà trường, GVCN, GVBM hiểu được và nắm rõ các phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện quản lí xây dựng THTT, HSTC để tổ chức các hoạt động cho HS phù hợp, sáng tạo, có hiệu quả.

- Làm cho cha mẹ HS và các lực lượng xã hội biết cách tổ chức các hoạt động của quản lí xây dựng THTT, HSTC trong phạm vi trách nhiệm của mình.

- Chuyển hóa các nội dung của kế hoạch thực hiện phong trào... thành những hoạt động cụ thể để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Xác định nhiệm vụ thực hiện kế hoạch cho từng bộ phận, từng thành viên. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, từng cá nhân.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động trong nội dung quản lí xây dựng THTT, HSTC cho cán bộ, GV trong nhà trường.

Tạo điều kiện về kinh phí để thực hiện một số nội dung trong quản lí

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường học thân thiện tại Trường Trung học phổ thông Tú Đoạn huyện Lộc Bình, Lạng Sơn (Trang 84)