Kết quả thực hiện các nhiệm vụ giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường học thân thiện tại Trường Trung học phổ thông Tú Đoạn huyện Lộc Bình, Lạng Sơn (Trang 48)

Do có những tác động của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mà nhà trường đã thực hiện, chất lượng giáo dục 2 mặt của nhà trường có sự tăng lên (tỷ lệ HS khá giỏi tăng năm học 2010-2011 số học sinh giỏi là 3 chiếm 0,54% thì đến năm học 2012-2013 số học sinh giỏi là 14 chiếm 2,47% tăng 1,93%. Số học sinh đạt hạnh kiểm khá và tốt của năm học 2010-2011 là 531 chiếm 96,02% thì đến năm học 2012-2013 là 555 chiếm 98,05% tăng 2,03%). Kết quả các hoạt động phong trào được tăng lên cả về số lượng và chất lượng giải (năm học 2010-2011 nhà trường đạt giải KK toàn đoàn Giai điệu tuổi hồng và 1 giải ba cá nhân, đến năm học 2012-2013 ngoài

giải KK tập thể còn đạt thêm 2 giải 3 cá nhân, ngoài ra năm học 2012-2013 nhà trường còn đạt được giải ba cuộc thi Sáng tạo trẻ cho Thanh thiếu niên của tỉnh. Trong cuộc thi thực hành thí nghiệm các môn KHTN của Sở GD&DT tổ chức nhà trường đã đạt giải 3 toàn đoàn). Hành vi ứng xử của học sinh được cải thiện rõ rệt, số vụ tai nạn thương tích không xảy ra. CSVC được tăng cường đáng kể, nhất là mảng cây xanh. Thiết bị phục vụ cho dạy và học như máy tính, ti vi…Tổng kinh phí đầu tư phục vụ cho chương trình là gần 100.000.000 đồng, trong đó:

- Kinh phí nhà nước đầu tư: 50.000.000 đồng - Các tổ chức: 20.000.000 đồng

- Phụ huynh đóng góp gần: 30.000.000 đồng.

Tuy mới triển khai nhưng do có sự chỉ đạo chặt chẽ từ trên xuống dưới, sự đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành nên kết quả thu được tương đối khả quan. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Trường tham gia đầy đủ các phong trào thi đua của ngành phát động và có thành tích tốt: Thi giải Toán trên Internet cấp Trường đạt 17 em, cấp tỉnh: 3 em, thi Olympic Tiếng Anh cấp huyện đạt 15 em, cấp tỉnh đạt 4 em, Các bộ môn văn hóa đều có giải. Đặc biệt năm nay có 3 nội dung; giáo dục kỉ năng sống cho học sinh, tổ chức hoạt động ngoài giờ, chăm sóc cây xanh, tổ chức câu lạc bộ xanh đã tạo nên một sắc thái mới cho các hoạt động giáo dục tại các nhà trường. Với các hình thức sinh động phù hợp tâm lí lứa tuổi nên đã thu hút các em tự giác tích cực tham gia. Có những hoạt động thực sự bổ ích, xúc động, có tác dụng giáo dục cao: “Hoạt động góp sách vở, áo quần tặng bạn nghèo”, “Giao lưu với trẻ em khuyết tật”. Làm vệ sinh hàng tuần tại các vườn cây.

Hơn thế nữa thông qua các phong trào thi đua đã tạo nên một bầu không khí thân mật, vui vẻ, hòa nhã trong tập thể hội đồng sư phạm nhà trường. Mối liên hệ gắn bó giữa nhà trường, phụ huynh, địa phương ngày càng chặt chẽ tạo điều kiện cho việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Bảng 2.3: Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục năm học 2010- 2011 đến năm học 2012-2013 Xếp loại Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Hạnh kiểm Tốt 418 75,59 455 74,71 421 74,38 Khá 113 20,43 122 20,03 134 23,67 Trung bình 21 3,80 28 4,60 11 1,94 Yếu 1 0,18 4 0,66 0 0 Tổng 553 100 609 100 566 100 Học lực Giỏi 3 0,54 8 1,31 14 2,47 Khá 133 24,05 179 29,39 167 29,51 Trung bình 358 64,74 363 59,61 315 55,65 Yếu 59 10,67 59 9,69 70 12,37 Kém 0 0 0 Tổng 553 100 609 100 566 100 Tốt nghiệp THPT 140 94,59 154 95,65 193 96,02

(Nguồn: Trường THPT Tú Đoạn)

- Học sinh lên lớp thẳng ba năm học gần đây đạt khoảng 90%; Số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng hệ công lập đạt tỷ lệ 30% đến 35%.

- Năm học 2010 - 2011: Trường có 07 HS đạt giải các môn văn hoá cấp tỉnh; 02 HS đạt giải văn nghệ, thể thao cấp Tỉnh. Năm học 2011- 2012: 12 HS đạt giải các môn văn hoá cấp tỉnh. Năm học 2012- 2013: 14 HS đạt giải các môn văn hoá cấp tỉnh.

Đối với tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên:

Thành tích của cán bộ quản lý (CBQL), GV năm học 2010-2011: - 20 đ/c (64,5%) được tặng danh hiệu Lao động tiên tiến

- 2/2 tổ đạt tập thể lao động tiên tiến

Thành tích của cán bộ quản lý (CBQL), GV năm học 2011-2012: - 21 đ/c (60,0%) được tặng danh hiệu Lao động tiên tiến

- 2 đ/c (5,7%) đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở - 3/4 tổ đạt tập thể lao động tiên tiến.

Thành tích của cán bộ quản lý (CBQL), GV năm học 2012-2013: - 24 đ/c (68,6%) được tặng danh hiệu Lao động tiên tiến

- 5 đ/c (14,3%) đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở - 3/4 tổ đạt tập thể lao động tiên tiến.

Song song với công tác dạy và học, các hoạt động phong trào của nhà trường như phong trào văn nghệ, thể thao, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, hoạt động của đoàn thanh niên, công đoàn, hội CMHS, hội Chữ thập đỏ... đều được quan tâm chỉ đạo và đạt hiệu quả thiết thực, góp phần lớn vào việc giáo dục toàn diện HS trong nhà trường

Điểm mạnh:

- Qua hơn 03 năm xây dựng và trưởng thành, trường đã đi vào ổn định và có nhiều bước tiến trong công tác dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục. Chất lượng giáo dục được từng bước nâng lên, nền nếp, kỷ cương nhà trường được duy trì tốt.

- Quy mô trường lớp, số HS của trường ổn định; HS tập trung chủ yếu ở các xã khu vực 2; đa số phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục con em.

- Đội ngũ GV đủ về số lượng, cơ bản hợp lý về cơ cấu, 100% đạt chuẩn đào tạo.

- Công tác xã hội hoá giáo dục thực hiện hiệu quả, thu hút được sự quan tâm của các lực lượng xã hội, của phụ huynh HS trong công tác phối hợp giáo dục HS và cơ bản đáp ứng các điều kiện phục vụ công tác dạy và học.

Điểm yếu:

- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đồng bộ, chưa có khu hành chính, nhà công vụ giáo viên và nội trú của học sinh, trang thiết bị dạy học còn nhiều

thiếu thốn gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục. Các hoạt động thể dục thể thao, giáo dục NGLL, sinh hoạt hướng nghiệp đã được tổ chức tuy nhiên chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

- Còn một bộ phận GV chậm đổi mới, chưa tích cực tiếp cận với các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại; trình độ tin học, ngoại ngữ chưa đáp ứng được nhu cầu công tác.

- Một bộ phận HS do thiếu sự quan tâm quản lý và giáo dục của gia đình nên ý thức rèn luyện đạo đức và học tập yếu, gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

Cơ hội:

- UBND Tỉnh Lạng Sơn phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011- 2020, do đó ngành giáo dục trong đó có trường THPT Tú Đoạn sẽ nhận được sự quan tâm chỉ đạo, sự ủng hộ và đầu tư của các cấp, các tổ chức đoàn thể và của nhân dân trong tỉnh Lạng Sơn và huyện Lộc Bình.

- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đang được xây dựng sẽ tạo những bước chuyển căn bản của giáo dục trong thập niên tới, tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển của nhà trường.

Thách thức

- Là trường mới được thành lập, trang thiết bị của nhà trường mặc dù được các cấp chính quyền địa phương quan tâm đầu tư, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, số phòng học bộ môn còn thiếu, một số trang thiết bị không có nguồn kinh phí để tu sửa và trang bị mới nên hư hỏng, xuống cấp.

- Sự đổi mới về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học trong nhà trường sẽ không theo kịp với sự phát triển của xã hội nếu như CBQL, GV, NV không tích cực học hỏi nâng cao trình độ.

- Điểm tuyển sinh đầu vào của một số học sinh khá cao, một số em đạt bình quân 6 điểm/1 môn, tuy nhiên học sinh chỉ cần đạt trung bình 2 điểm/1 môn là đã đủ điểm đỗ vào lớp 10 của trường, vì vậy tỷ lệ học sinh rỗng kiến

thức rất cao, điều này là cản trở lớn nhất trong công tác dạy học và giáo dục của nhà trường.

- Một bộ phận GV chỉ chú trọng “Dạy chữ” mà chưa coi trọng “Dạy người”, nhận thức chưa đúng mức về các cuộc vận động, các phong trào thi đua của Bộ, Sở và nhà trường phát động; số GV nắm vững nội dung của cuộc vận động chưa nhiều và chưa có những hành động thiết thực hưởng ứng phong trào; sự vào cuộc, ủng hộ của các cấp uỷ đảng chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nguồn tài chính đầu tư cho CSVC nhà trường còn hạn chế.

2.3. Những yêu cầu quản lý trƣờng THPT đáp ứng mục tiêu quản lí xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực

2.3.1. Sự chỉ đạo của ngành Giáo dục - Đào tạo

Quản lý các nhà trường đáp ứng mục tiêu xây dựng THTT, HSTC là chủ trương xuất phát sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn giáo dục nước ta cũng như thực tiễn của các nhà trường. Để phong trào được triển khai, ngành GD&ĐT Lạng Sơn đã tổ chức học tập, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đến CBQL, GV, HS trên địa bàn toàn tỉnh

- Chỉ thị số 40/CT-Bộ GD&ĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường THPT giai đoạn 2008 - 2013.

- Kế hoạch số 307/KH-Bộ GD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc triển khai PTTĐ "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường THPT năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008- 2013.

- Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT - BVHTTDL - TƯĐTN ngày 19/8/2008 của Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa -Thể thao - Du lịch và Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh về việc triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013

- Chỉ thị số 71/2008/CT-Bộ GD&ĐT ngày 23/12/2008 của Bộ GD&ĐT về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, HS, sinh viên.

- Kế hoạch phối hợp số 533/KH/Bộ GD&ĐT - BVHTTDL - TƯĐTN- HLHPNVN-HKHVN ngày 01/9/2010 của Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa -Thể thao - Du lịch, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam về việc thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010-2011.

Để chỉ đạo các đơn vị hưởng ứng phong trào, Sở GD&ĐT Lạng Sơn ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng kế hoạch thực hiện:

- Công văn số 1559/KH- Sở GD&ĐT ngày 01/9/2008 của Sở GD&ĐT Lạng Sơn về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 -2009 và giai đoạn 2008 -2013.

- Kế hoạch số 1559/KH- Sở GD&ĐT ngày 01/9/2008 của Sở GD&ĐT về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 -2009 và giai đoạn 2008 -2013.

- Văn bản số 425/Sở GD&ĐT-TĐ ngày 26/3/2009 của Sở GD&ĐT Lạng Sơn về việc Hướng dẫn Quy trình đánh giá kết quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Cung cấp Danh mục các di tích Lịch sử - Văn hoá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho các đơn vị.

Tất cả các văn bản trên là cơ sở pháp lý, là kim chỉ nam để các trường THPT nói chung và trường THPT Tú Đoạn nói riêng thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực góp phần thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục.phổ thông.

2.3.2. Yêu cầu của thực tiễn giáo dục

Trong nhưng năm gần đây, với những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, với sự quan tâm của toàn xã hội, nền giáo dục nước nhà được

chấn hưng và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, giáo dục nước ta còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục được quan tâm, tháo gỡ như: Điều kiện trường lớp, CSVC, trang thiết bị dạy học; tính an toàn, thân thiện của môi trường giáo dục; việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, kỹ năng sống, giá trị sống cho HS; sự gắn bó, tận tuỵ của thầy cô với học trò, mối quan hệ giữa trò với trò, giữa thầy với trò, giữa nhà trường và cộng đồng; Hiệu quả của việc đổi mới PPDH nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS;...

Để khắc phục được những vấn đề tồn tại trên đây, thực hiện tốt các yêu cầu, nội dung của phong trào "xây dựng THTT, HSTC" sẽ giúp nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung từng bước dần hoàn thiện nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thiện nhân cách người học.

2.4. Thực trạng quản lý công tác quản lí xây dựng THTT, HSTC ở trƣờng THPT Tú Đoạn huyện Lộc Bình, Lạng Sơn trƣờng THPT Tú Đoạn huyện Lộc Bình, Lạng Sơn

2.4.1. Thực trạng quản lý công tác xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp

Cơ sở vật chất là điều kiện cần để các hoạt động giáo dục trong nhà trường được thực hiện. Cơ sở vật chất đầy đủ là điều kiện gián tiếp góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì lẽ đó, việc đảm bảo cơ sở vật chất và cảnh quan sư phạm là một trong những nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Trường THPT Tú Đoạn là một trong những trường vùng cao khó khăn của tỉnh Lạng Sơn, nên những phòng chức năng của nhà trường còn chưa được xây dựng đầy đủ như phòng thiết bị, phòng y tế, phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng sinh hoạt của các tổ chuyên môn, phòng họp hội đồng, phòng văn thư, kế toán. Tuy nhiên cán bộ giáo viên của nhà trường đã tận dụng các phòng cũ để đảm bảo có 1 số phòng chức năng cần thiết. Các phòng thường xuyên được tu bổ, sử dụng hiệu quả trong nhiều năm nay.

- Trong mỗi lớp học, nhà trường đã trang trí, tạo lập môi trường học tập thân thiện cho HS, cụ thể trong mỗi lớp học đều treo: ảnh Bác, khẩu hiệu, nội

quy HS; các phòng học đều được trạng bị giá để bình nước, có đủ nước uống cho HS; Đoàn thanh niên phát động các lớp trang trí lớp theo tiêu chí “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Để duy trì hiệu quả sử dụng của CSVC nhà trường, đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức bàn giao CSVC cho HS các lớp tự quản, lập sổ theo dõi CSVC của từng lớp, Ban cơ sở vật chất phân công kiểm tra, ghi chép cụ thể tình hình và có chấm điểm thi đua sau mỗi buổi học để đảm bảo giáo viên chủ nhiệm bám sát tình hình lớp trong ngày hôm đó Đây là biện pháp mang lại hiệu quả khá tốt trong việc giữ gìn và bảo vệ hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường học thân thiện tại Trường Trung học phổ thông Tú Đoạn huyện Lộc Bình, Lạng Sơn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)