Qua nghiên cứu mô hình kiểm toán Ngân hàng Trung ƣơng một số nƣớc trên thế giới nói ở phần trên, có thể khái quát một số vấn đề chung sau đây:
- Báo cáo tài chính hằng năm của Ngân hàng Trung ƣơng đều đƣợc kiểm toán bên ngoài kiểm tra, xác nhận. Mặc dù có thể có sự khác nhau giữa các nƣớc về quy định cơ quan hay tổ chức kiểm toán bên ngoài thực hiện (là Viện Kiểm toán tối cao hay Kiểm toán Quốc hội…), cũng nhƣ khác nhau về phạm vi kiểm toán (tức là chỉ kiểm toán báo cáo tài chính hay kiểm toán cả một số hoạt động khác nữa của Ngân hàng Trung ƣơng). Tuy nhiên, có một số điểm chung là các định chế kiểm toán tối cao không thực hiện kiểm toán các quyết định chính sách tiền tệ và có thể dựa vào kết quả của Công ty kiểm toán độc lập đến một mức độ nào đó nhằm thực hiện một cách hiệu quả và đầy đủ nhiệm vụ kiểm toán của mình.
- Luật Ngân hàng Trung ƣơng các nƣớc đều quy định trách nhiệm của Ban lãnh đạo Ngân hàng phải thiết lập và duy trì HT KSNB để kiểm soát và quản lý rủi ro. KTNB là một phần đặc biệt của HT KSNB, thực hiện đánh giá độc lập tất cả các hoạt động của Ngân hàng Trung ƣơng. KTNB đƣợc thực hiện bởi một Vụ hoặc một bộ phận của Ngân hàng Trung ƣơng, nhƣng đơn vị này không tham gia vào bất cứ hoạt động tác nghiệp hay điều hành nào mà hoạt động tuân theo các tiêu chuẩn chuyên môn nhất định.
- Khâu chuẩn bị kế hoạch KTNB đƣợc lập cho nhiều năm và từng năm trên cơ sở xếp loại mức độ rủi ro các hoạt động của Ngân hàng Trung ƣơng. Khi tiến hành các cuộc kiểm toán, KTNB đều áp dụng quy trình theo chuẩn mực KTNB, gồm bốn giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán - thực hiện kiểm toán - lập báo cáo kiểm toán - đảm bảo chất lƣợng kiểm toán. Điều đáng chú ý là nhìn chung các nƣớc đều đã hoặc đang chuyển sang áp dụng phƣơng pháp kiểm toán dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro với sự hỗ trợ tích cực của công nghệ thông tin. Trong giai đoạn đảm bảo chất lƣợng kiểm toán thì ngoài việc theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán, Ngân hàng Trung ƣơng rất chú trọng đến công tác đánh giá chất lƣợng KTNB nhằm đảm bảo cho hoạt động này luôn tuân theo các quy định đã đặt ra.
KTNB bao gồm quan hệ giữa Hội đồng quản trị, Ủy ban kiểm toán, lãnh đạo cấp cao và Vụ KTNB. Ngoài ra, có sự phối hợp tƣơng đối mật thiết và thƣờng xuyên giữa KTNB và kiểm toán bên ngoài, mặc dù sự cộng tác này không phải là một yêu cầu pháp lý bắt buộc. Xác định đúng các mối quan hệ rất quan trọng để phối hợp các nỗ lực kiểm toán và giảm thiểu những sự trùng lắp không cần thiết, tránh chồng chéo giữa các nhóm kiểm toán khác nhau.
- Nhân sự thực hiện kiểm toán là các kiểm toán viên thƣờng chiếm tỷ lệ khoảng 1% tổng số cán bộ của Ngân hàng Trung ƣơng. Quá trình tuyển chọn kiểm toán viên có thể bằng nhiều nguồn khác nhau và một trong các nguồn tuyển chọn đƣợc quan tâm là từ các đơn vị trong Ngân hàng Trung ƣơng. Kiểm toán viên nội bộ là những ngƣời có trình độ chuyên môn sâu và giàu kinh nghiệm. Nhìn chung, Ngân hàng Trung ƣơng các nƣớc đều quy định nhân viên làm công tác kiểm toán phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ KTNB quốc tế. Vấn đề đào tạo, phát triển chuyên môn KTNB thƣờng đƣợc tổ chức hàng năm, kết hợp giữa đào tạo tập trung và đào tạo tại chỗ.
Từ những nhận định nói trên, tác giả đề tài này xin đƣa ra một số đúc rút kinh nghiệm đối với NHNN Việt Nam nhƣ sau:
- Để hoạt động KTNB đạt hiệu quả cao, trƣớc hết NHNN cần củng cố, hoàn thiện HT KSNB nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Không có một mô hình chung về HT KSNB áp dụng cho các nƣớc nên NHNN Việt Nam cần nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản theo thông lệ quốc tế đã đƣợc các nƣớc áp dụng trong quá trình hoàn thiện và duy trì hoạt động của HT KSNB của mình.
Cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm thiết lập HT KSNB hoạt động quy củ đối với lãnh đạo NHNN, thủ trƣởng các đơn vị trực thuộc và toàn thể cán bộ NHNN. Ngân hàng Trung ƣơng một số nƣớc có Vụ Kiểm soát hoặc bộ phận KSNB để tăng cƣờng công tác kiểm soát hằng ngày. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ƣơng một số nƣớc khác lại không áp dụng mô hình này. Điều đó cho thấy trong quá trình củng cố, hoàn thiện mô hình kiểm soát tại các Vụ, Cục, chi nhánh NHNN cần có sự cân nhắc, lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Nguyên tắc này đƣợc hiểu là hoạt động KTNB không chịu áp lực nào trong việc xác định đối tƣợng kiểm toán, cách thức tiến hành công việc và thông tin về kết quả kiểm toán. Vụ KTNB không tham gia vào bất cứ hoạt động tác nghiệp hay điều hành nào của Ngân hàng Trung ƣơng. Các kiểm toán viên phải có thái độ công bằng, không thành kiến khi tiến hành công việc của mình. NHNN cần thể chế hóa các chức năng, nguyên tắc hoạt động của KTNB trong Luật NHNN. Trên cơ sở đó, trong quá trình rà soát, sửa đổi bổ sung quy chế hoạt động của các đơn vị cũng nhƣ quy chế, quy trình nghiệp vụ cần điều chỉnh theo hƣớng hoạt động KTNB là loại kiểm soát đặc biệt, có tính độc lập nằm ngoài các quy trình nghiệp vụ.
- Phƣơng pháp kiểm toán cần từng bƣớc chuyển sang thực hiện dựa trên cơ sở rủi ro. Kinh nghiệm của các nƣớc cho thấy việc chuyển đổi này là cần thiết, phù hợp với thông lệ chung. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thành công cho quá trình chuyển đổi cần có lộ trình và mục tiêu cụ thể. Hiện nay, Ngân hàng trung ƣơng các nƣớc áp dụng mô hình quản lý rủi ro không giống nhau. Trong khi một số nƣớc áp dụng mô hình tập trung hóa (có Vụ/bộ phận đánh giá rủi ro), nhƣng cũng có nƣớc áp dụng mô hình phi tập trung hóa (không có Vụ/bộ phận đánh giá rủi ro riêng mà chú trọng đến trách nhiệm tự đánh giá rủi ro của các đơn vị, cá nhân). NHNN Việt Nam cần nghiên cứu, lựa chọn mô hình và xây dựng quy trình quản lý rủi ro phù hợp, nhằm tạo cơ sở cho Vụ KTNB đánh giá mức độ rủi ro hoạt động của các đơn vị khi thực hiện kiểm toán. Đối với điều kiện thực tế ở Việt Nam thì trƣớc hết, NHNN Việt Nam cần thực hiện quản lý rủi ro các hoạt động nghiệp vụ.
- Tăng cƣờng sự phối hợp cộng tác giữa KTNB NHNN với cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc, nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của mỗi tổ chức. Kiểm toán Nhà nƣớc dựa vào các thông tin về hoạt động của HT KSNB NHNN để xây dựng kế hoạch kiểm toán và có thể sử dụng kết quả kiểm toán do KTNB thực hiện. Ngƣợc lại, cùng với việc thực hiện KTNB, NHNN cần quan tâm đến những kết quả đánh giá của Kiểm toán Nhà nƣớc để kịp thời khắc phục những tồn tại, yếu kém của mình. Qua đó, công tác kiểm soát chất lƣợng KTNB NHNN ngày càng đƣợc nâng cao.
- Về công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, NHNN cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để cán bộ làm công tác KTNB phải là những ngƣời không những chỉ đáp ứng đƣợc các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, sự hiểu biết và trình độ chuyên
môn theo quy định đối với cán bộ công chức nói chung, mà còn phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu tiêu chuẩn nghề nghiệp kiểm toán nói riêng.
Ngoài ra, NHNN cần tích cực xây dựng và từng bƣớc mở rộng mối quan hệ hợp tác, giao lƣu với KTNB Ngân hàng Trung ƣơng các nƣớc, các tổ chức KTNB quốc tế nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, học tập kinh nghiệm áp dụng những mô hình, phƣơng pháp kiểm toán hiện đại vào hoạt động KTNB của mình.