của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
3.3.1. Rà soát, bổ sung chức năng nhiệm vụ và hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ kiểm toán nội bộ
* Bổ sung nhiệm vụ quản lý rủi ro trong hệ thống NHNN cho Vụ Kiểm toán nội bộ. Luật NHNN năm 2010, quy định KTNB là đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán các đơn vị thuộc NHNN. Mục tiêu hoạt động của KTNB là đánh giá hiệu quả của KSNB nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đƣợc đề ra cho các hoạt động; tính kinh tế và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực; tính trung thực và độ tin cậy của thông tin; sự tuân thủ luật pháp, các chính sách, thủ tục. Khi đánh giá về hiệu quả của hoạt động KSNB, một khía cạnh quan trọng là phải kiểm tra, đánh giá xem đơn vị đƣợc kiểm toán có áp dụng chính sách, quy trình quản lý rủi ro không và hệ thống đó đang đƣợc vận hành theo cơ chế nào,... Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích hiện nay các đơn vị hầu nhƣ chƣa áp dụng các quy trình quản lý rủi ro, bởi vì cơ cấu tổ chức của NHNN chƣa có đơn vị nào thực hiện chức năng nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro và tham mƣu giúp Thống đốc các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động của NHNN.
Từ thực tế nêu trên, trƣớc mắt nhiệm vụ xây dựng hệ thống quản lý rủi ro cần giao cho Vụ KTNB thực hiện để giúp cho các đơn vị có cơ sở triển khai áp dụng. Theo đó, phải bố trí nguồn lực nghiên cứu, áp dụng kết quả trợ giúp của chuyên gia dự án xây dựng văn bản hƣớng dẫn các đơn vị tự đánh giá rủi ro (nhƣ hệ thống các chỉ tiêu đánh giá rủi ro, phƣơng pháp đánh giá rủi ro…). Trên cơ sở ấy, từng bƣớc lập báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại rủi ro các hoạt động nghiệp vụ của NHNN phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán dài hạn, trung hạn, hằng năm và kế hoạch cho mỗi cuộc kiểm toán tại đơn vị.
thống quản lý rủi ro và tham mƣu giúp Thống đốc các biện pháp quản trị rủi ro trong các hoạt động của NHNN sẽ do một đơn vị độc lập thực hiện (Vụ Quản lý rủi ro) theo mô hình Ngân hàng Trung ƣơng nhiều nƣớc đang áp dụng.
* Hoàn thiện tổ chức bộ máy KTNB - Giai đoạn năm 2011-2015:
Hiện nay, cơ cấu Vụ KTNB có các phòng kiểm toán nghiệp vụ theo các lĩnh vực, hệ thống, bao gồm: phòng kiểm toán báo cáo tài chính và các dự án đầu tƣ; phòng kiểm toán ngoại hối và tin học; phòng kiểm toán tuân thủ và hoạt động thực hiện nhiệm vụ kiểm toán các hoạt động còn lại khác.
Nếu giải pháp bổ sung thêm nhiệm vụ quản lý rủi ro các hoạt động của NHNN đƣợc thực hiện thì mô hình tổ chức của Vụ KTNB nên đƣợc điều chỉnh, nhƣ sau:
1)Thành lập phòng Tổng hợp và chế độ, trên cơ sở điều chỉnh nhiệm vụ của phòng Xây dựng chƣơng trình và thẩm định báo cáo kiểm toán. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Tổng hợp và chế độ là:
+ Nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về KTNB NHNN, về tổ chức bộ máy và cán bộ trong công tác KTNB.
+ Chủ trì phối hợp với các phòng khác xây dựng kế hoạch kiểm tra, KTNB hàng năm và đề xuất các biện pháp triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, KTNB sau khi đƣợc Thống đốc phê duyệt.
+ Tham mƣu trong việc quản lý, phân công công tác, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật, quy hoạch cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Thống đốc.
+ Theo dõi và đề xuất biện pháp nâng cao trình độ kiểm toán viên NHNN làm cơ sở phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác KTNB.
+ Đề xuất phƣơng án xử lý những kiến nghị về cơ chế, quy chế KTNB và các chế độ, chính sách liên quan đến tổ chức, cán bộ làm công tác KTNB NHNN.
+ Lập kế hoạch công tác và tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác theo định kỳ, tổng hợp, đánh giá kết quả công tác KSNB của các đơn vị theo quy định. Lập báo cáo sơ kết, tổng kết công tác KTNB NHNN.
+ Tổng hợp kết quả thực hiện những kiến nghị qua kiểm tra, KTNB tại các đơn vị thuộc NHNN.
2)Thành lập phòng kiểm toán các nghiệp vụ phát hành tiền trên cơ sở điều chỉnh nhiệm vụ của phòng kiểm toán tuân thủ và hoạt động, với nhiệm vụ:
+ Tham mƣu xây dựng các văn bản liên quan đến KTNB các nghiệp vụ phát hành tiền.
+ Tham gia ý kiến với các đơn vị vào các dự án, đề án về in đúc các loại tiền mới, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hằng năm về in, đúc tiền.
+ Thực hiện kiểm toán các nghiệp vụ phát hành tiền (nghiệp vụ xây dựng và thực hiện kế hoạch in tiền; bảo quản an toàn tài sản trong kho quỹ; công tác điều hoà lƣu thông tiền mặt,….) tại Cục Phát hành và kho quỹ, Chi cục Phát hành và kho quỹ, các đơn vị trực thuộc, NHNN tỉnh, thành phố.
+ Tham gia Hội đồng kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá định kỳ vào các ngày 01/01 và 01/7 hằng năm tại các kho tiền Trung ƣơng.
+ Theo dõi, kiểm tra hoạt động in, đúc tiền, giám sát tiêu huỷ tiền không đủ tiêu chuẩn lƣu thông, tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng;
+ Thực hiện giám sát, khai thác các mẫu biểu báo cáo về hoạt động phát hành và kho quỹ; phân tích, đánh giá và đề xuất kiến nghị theo quy định hiện hành của chế độ báo cáo thống kê; đôn đốc, theo dõi và lập báo cáo kết quả thực hiện những kiến nghị sau kiểm toán các nghiệp vụ phát hành tiền.
3)Thành lập phòng Đánh giá rủi ro và kiểm soát chất lƣợng kiểm toán trên cơ sở điều chỉnh nhiệm vụ thẩm định báo cáo kiểm toán của phòng Xây dựng chƣơng trình và thẩm định báo cáo kiểm toán, với nhiệm vụ cơ bản là:
+ Nghiên cứu, soạn thảo, hƣớng dẫn thực hiện các chuẩn mực, tiêu chuẩn áp dụng cho KTNB NHNN.
+ Nghiên cứu, soạn thảo các quy định hƣớng dẫn phƣơng pháp phân tích và quản lý rủi ro các lĩnh vực hoạt động của NHNN.
+ Nghiên cứu, soạn thảo hệ thống các tiêu chuẩn và phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng của công tác KTNB.
+ Theo định kỳ và hằng năm lập báo cáo đánh giá rủi ro trình Thống đốc, đồng thời gửi các phòng kiểm toán làm cơ sở lập kế hoạch kiểm toán năm và kế hoạch từng
cuộc kiểm toán.
+ Thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán (thẩm định kế hoạch kiểm toán hằng năm; thẩm định kế hoạch kiểm toán tại các đơn vị; thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán và toàn bộ hồ sơ kiểm toán,…).
+ Làm đầu mối xử lý các vấn đề có liên quan đến hoạt động kiểm toán của cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc tại NHNN.
Hình 3.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Kiểm toán BCTC và các dự án đầu tƣ - Kiểm toán BCTC các đơn vị (trừ BCTC của Sở GD, Cục CNTH, Chi cục CNTH); - Kiểm toán các dự án mua sắm tài sản, dự án đầu tƣ XDCB (trừ các dự án mua sắm, đầu tƣ máy tính, thiết bị tin học) .
Kiểm toán tin học và ngoại hối
Kiểm toán tuân thủ và hoạt động Phòng Tổng hợp và Chế độ Phòng Đánh giá rủi ro và kiểm soát chất lƣợng kiểm toán - Kiểm toán các nghiệp vụ phát hành tiền (nhƣ công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch in đúc tiền, an toàn kho quỹ, điều hòa tiền mặt,…);
- Kiểm tra công tác in, đúc tiền tại Nhà máy in tiền; - Giám sát công tác tiêu huỷ tiền, sản phẩm hỏng;
- Giám sát qua mạng các báo cáo về công tác kho quỹ.
- Kiểm toán tin học các đơn vị thuộc NHNN; - Kiểm toán BCTC tại Sở GD, Cục CNTH, Chi cục CNTH;
- Kiểm toán tuân thủ và hoạt động tại Sở GD và Vụ QLNH; - Kiểm toán các dự án mua sắm, đầu tƣ thiết bị tin học; - Giám sát qua mạng các nghiệp vụ quản lý và kd ngoại hối.
Kiểm toán chung các hoạt động khác của NHNN ( trừ các hoạt động về : kế toán tài chính, mua sắm, XDCB, các nghiệp vụ phát hành tiền, hoạt động CNTT và hoạt động về ngoại hối)
- Nghiên cứu, xây dựng các văn bản về kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHNN; - Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm toán; - Tham mƣu xử lý các vấn đề về cán bộ, đào tạo; - Tổng hợp báo cáo kết quả công tác theo định kỳ; - Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị sau kiểm toán
- Xây dựng các văn bản hƣớng dẫn về đánh giá rủi ro và kiểm soát chất lƣợng kiểm toán; - Lập báo cáo đánh giá, xếp loại rủi ro các hoạt động NHNN;
- Thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lƣợng kiểm toán (nhƣ thẩm định KH, báo cáo , hồ sơ kiểm toán…) - Đầu mối xử lý liên quan đến KTNN Kiểm toán các nghiệp vụ phát hành tiền
CƠ CẤU TỔ CHỨC VỤ KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Giai đoạn 2011- 2015
Chức năng kiểm toán nghiệp vụ Chức năng thiết lập chính sách và đảm bảo
- Giai đoạn sau năm 2015:
1) Hình thành phòng kiểm toán tin học trên cơ sở tách nhiệm vụ của phòng kiểm toán tin học và ngoại hối. Hoạt động công nghệ thông tin và ngoại hối đƣợc đánh giá của mức rủi ro cao. Tuy nhiên, hai lĩnh vực này hoàn toàn khác nhau. Nhiệm vụ của phòng kiểm toán tin học cần mở rộng phạm vi hơn so với hiện nay:
+ Tham gia xây dựng các văn bản về kiểm toán hoạt động công nghệ thông tin trong hệ thống NHNN.
+ Tham gia ý kiến với các đơn vị liên quan về xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, dự án ứng dụng công nghệ tin học.
+ Thực hiện kiểm toán hoạt động công nghệ thông tin (việc xây dựng và thực hiện kế hoạch trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật công nghệ thông tin, quản lý hệ thống thông tin điện tử, thanh toán điện tử, xây dựng các phần mềm ứng dụng,….).
+ Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại Cục Công nghệ tin học, Chi cục Công nghệ tin học tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Kiểm toán các dự án đầu tƣ, mua sắm máy tính, thiết bị tin học, kể cả mua sắm các phần mềm ứng dụng.
+ Chủ trì thực hiện công tác ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động KTNB NHNN.
+ Đôn đốc, theo dõi thực hiện những kiến nghị sau kiểm toán tin học.
2) Hình thành phòng kiểm toán ngoại hối và các nghiệp vụ thị trƣờng tiền tệ, thực hiện nhiệm vụ cơ bản là:
+ Kiểm toán nghiệp vụ quản lý, đầu tƣ dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc và kiểm toán báo cáo tài chính tại Sở Giao dịch.
+ Kiểm toán các hệ thống thanh toán trong nƣớc và quốc tế.
+ Kiểm toán các nghiệp vụ thị trƣờng tiền tệ nhƣ: nghiệp vụ thị trƣờng mở, tái cấp vốn, tái chiết khấu và các nghiệp vụ khác của thị trƣờng tiền tệ.
Hình 3.6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam giai đoạn sau năm 2015 Kiểm toán BCTC và các dự án đầu tƣ - Kiểm toán BCTC các đơn vị (trừ BCTC của Sở GD, Cục CNTH, Chi cục CNTH); - Kiểm toán các dự án mua sắm tài sản, dự án đầu tƣ XDCB (trừ các dự án mua sắm, đầu tƣ máy tính, thiết bị tin học) .
Kiểm toán tin học
Kiểm toán ngoại hối và các
nghiệp vụ thị trƣờng tiền tệ
Kiểm toán tuân thủ và hoạt động Phòng Tổng hợp và Chế độ Phòng Đánh giá rủi ro và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán - Kiểm toán các nghiệp vụ phát hành tiền (nhƣ công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch in đúc tiền, an toàn kho quỹ, điều hòa tiền mặt,…); - Kiểm tra công tác in, đúc tiền; - Giám sát công tác tiêu huỷ tiền, sản phẩm hỏng; - Giám sát qua mạng các báo cáo về công tác kho quỹ. - Thực hiện kiểm toán tin học tại các đơn vị NHNN - Kiểm toán báo cáo tài chính tại Cục CNTH và Chi cục CNTH - Kiểm toán các dự án mua sắm, đầu tƣ máy tính, thiết bị tin học - Thực hiện ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ.
- Thực hiện kiểm toán hoạt động quản lý, kinh doanh ngoại hối tại Vụ QLNH và Sở GD; kiểm toán BCTC tại Sở GD; - Kiểm toán hệ thống thanh toán trong nƣớc và Quốc tế; - Kiểm toán các nghiệp vụ thị trƣờng tiền tệ ( thị trƣờng mở, tái cấp vốn,….) tại Sở GD và Vụ Tín dụng. - Giám sát qua mạng hoạt động ngoại hối
Kiểm toán chung các hoạt động khác của NHNN (trừ các hoạt động về: kế toán tài chính, mua sắm tài sản, đầu tƣ XDCB, các nghiệp vụ phát hành tiền, hoạt động CNTT, hoạt động về ngoại hối và các nghiệp vụ thị trƣờng tiền tệ.)
- Nghiên cứu, xây dựng các văn bản về kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHNN;
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm toán trình Thống đốc; - Tham mƣu xử lý các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo; - Tổng hợp báo cáo kết quả công tác theo định kỳ;
- Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị sau kiểm toán
- Xây dựng các văn bản hƣớng dẫn đánh giá rủi ro và kiểm soát chất lƣợng kiểm toán; - Lập báo cáo đánh giá, xếp loại rủi ro các hoạt động NHNN;
- Thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lƣợng kiểm toán (nhƣ thẩm định KH, báo cáo , hồ sơ kiểm toán…) - Đầu mối xử lý liên quan đến Kiểm toán Nhà nƣớc.
Kiểm toán các nghiệp vụ phát hành
tiền
CƠ CẤU TỔ CHỨC VỤ KIỂM TOÁN NỘI BỘ Giai đoạn sau 2015
Chức năng kiểm toán nghiệp vụ Chức năng thiết lập chính sách và đảm bảo chất lƣợng kiểm toán