Hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát tại Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu kiểm toán nội bộ của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 43)

2.1.2.1. Hệ thống kế toán

Hoạt động của NHNN có đặc thù riêng biệt, không giống nhƣ các cơ quan quản lý nhà nƣớc khác. NHNN là một định chế tài chính đặc biệt trong các định chế tài chính, thƣờng xuyên sử dụng các công cụ, nghiệp vụ kinh tế để điều tiết thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng ngoại hối, điều tiết số lƣợng tiền cung ứng. Ngoài ra có một số nghiệp vụ có tính chất kinh doanh, đầu tƣ ở thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng tài chính quốc tế. Do đó cơ chế tài chính của NHNN cũng mang những đặc thù và thực hiện theo Nghị định riêng của Chính phủ và hƣớng dẫn của Bộ Tài chính. Chế độ tài chính này vừa đảm bảo cho NHNN hoạt động theo chức năng quản lý, vừa đảm bảo hoạt động nghiệp vụ [2, tr. 20-25].

Các khoản thu, chi tài chính của NHNN về nguyên tắc thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nƣớc và Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Thống đốc chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ về việc lập và thực hiện kế hoạch thu, chi tài chính của NHNN.

nhiên, trên thực tế những nghiệp vụ thu chi liên quan đến kế toán dồn tích đƣợc tập trung ở Vụ Tài chính-Kế toán (chi phí in, đúc tiền) và tại Sở Giao dịch (chi phí lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi đầu tƣ,…). Bên cạnh đó, một số khoản chi của NHNN thực hiện theo nguyên tắc thực chi (chi sửa chữa tài sản cố định, chi về công cụ lao động,…)

Các khoản chi phí của NHNN không do ngân sách Nhà nƣớc cấp nhƣ các Bộ khác mà chủ yếu đƣợc sử dụng các nguồn thu nghiệp vụ để trang trải . Chi phí của NHNN đƣợc phân loại và quản lý theo ba nhóm: các khoản chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng (các khoản chi không thuộc phạm vi giao khoán của Bộ Tài chính); các khoản chi phí quản lý thực hiện theo cơ chế khoán; và các khoản chi từ nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nƣớc cấp hoặc do các nguồn kinh phí khác đài thọ đƣợc hạch toán theo dõi riêng.

Do có hoạt động mang tính kinh doanh nên ngoài các khoản chi theo chế độ của ngân sách Nhà nƣớc, NHNN còn đƣợc trích lập các quỹ theo quy định của Luật NHNN Việt Nam và Nghị định của Chính phủ. Sau khi trích lập các quỹ, phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại sẽ nộp ngân sách Nhà nƣớc.

NHNN không phải nộp các loại thuế đối với các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ. Tuy nhiên, đối với các khoản thu có tính chất dịch vụ tại các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc NHNN các đơn vị này vẫn phải thực hiện chế độ nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.

NHNN tổ chức thành hệ thống thống nhất từ Trung ƣơng đến các chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc và là một pháp nhân duy nhất. Vì vậy, việc quản lý tài chính trong hệ thống NHNN phải đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tập trung, thống nhất toàn hệ thống. Các khoản thu nhập, chi phí phát sinh tại các đơn vị phải đƣợc quản lý và tổng hợp tại một đầu mối là Vụ Tài chính-Kế toán của NHNN. Từ đặc điểm của cơ chế tài chính dẫn đến việc tổ chức kế toán vốn và thu nhập, chi phí khác so với các Bộ, ngành khác.

Để thông tin kế toán chi tiết, minh bạch theo yêu cầu quản lý, một số đơn vị kế toán trực thuộc hệ thống NHNN nhƣng không đƣợc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán riêng của NHNN (ví dụ nhƣ Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ Ngân hàng, các Ban quản

lý dự án vốn viện trợ ODA không hoàn lại,…). Những đơn vị này sử dụng hệ thống tài khoản kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp. Sau đó, lập bảng cân đối kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp và thực hiện chuyển đổi số liệu sang bảng cân đối kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán NHNN để thực hiện hợp nhất bảng cân đối kế toán toàn hệ thống.

Kế toán NHNN có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành tại NHNN để lập các báo cáo kế toán. Quá trình xử lý nghiệp vụ và hạch toán trên các tài khoản theo cách phân tổ riêng biệt của kế toán, phản ánh chính xác mọi nguồn vốn, sử dụng vốn, quá trình vận động các nguồn vốn và các khoản thu, các khoản chi phát sinh trong kỳ kế toán.

2.1.2.2. Thủ tục kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Hoạt động kiểm soát gắn liền với các quy trình nghiệp vụ, vì vậy tồn tại rất nhiều loại kiểm soát khác nhau trong các lĩnh vực hoạt động của NHNN. Có thể đánh giá khái quát hoạt động kiểm soát NHNN trên các nội dung sau:

- Kiểm soát quản lý (kiểm soát độc lập): từ năm 1991 đã hình thành phòng/bộ phận kiểm soát tại các chi nhánh với ít nhất 2 cán bộ làm công tác kiểm soát chuyên trách. Trong nhiều năm nay, một số Vụ, Cục tại Ngân hàng Trung ƣơng hoạt động có rủi ro cao cũng đƣợc thành lập phòng KSNB trong cơ cấu tổ chức, nhƣ Sở Giao dịch, Cục Quản trị. Việc bố trí cán bộ làm công tác kiểm soát chuyên trách đã góp phần phát hiện và hạn chế bớt rủi ro trong hoạt động của các đơn vị. KTNB rất chú trọng đánh giá chất lƣợng kiểm soát của cán bộ kiểm soát chuyên trách để lập kế hoạch và sử dụng các phƣơng pháp kiểm toán thích hợp khi tiến hành kiểm toán tại đơn vị.

- Kiểm soát xử lý: NHNN không ngừng hoàn chỉnh cơ chế, nghiệp vụ. Các chốt kiểm soát đã đƣợc tăng cƣờng hơn nhƣ các quy định về phân cấp, phân quyền, phạm vi thẩm quyền, thời hạn hoàn thành các giao dịch liên quan đến tài chính, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản, giao dịch kinh doanh ngoại hối,…

- Kiểm soát bảo vệ an toàn tài sản: NHNN đã có nhiều quy định đảm bảo an toàn tài sản kho quỹ nhƣ quy định về yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật kho tiền; quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá (trong đó quy định rõ chế độ kiểm đếm, đóng gói, giao nhận tiền, trách nhiệm của các cá nhân liên

quan đến quản lý tài sản trong kho, sử dụng chìa khóa kho, vào ra kho tiền và chế độ kiểm kê định kỳ, đột xuất,…) và nhiều quy định khác. Công tác tự kiểm soát của cán bộ nghiệp vụ luôn đƣợc quan tâm, cùng với sự tăng cƣờng kiểm soát của cán bộ kiểm soát chuyên trách đã đảm bảo tài sản kho quỹ đƣợc bảo vệ an toàn.

- Kiểm soát máy tính: Đổi mới công nghệ ngân hàng không thể không nói đến công nghệ tin học. Ứng dụng công nghệ tin học trong ngành Ngân hàng nói chung và hệ thống NHNN nói riêng đã có những bƣớc tiến đáng kể làm thay đổi quá trình xử lý, lƣu trữ và chuyển tải thông tin,… Bên cạnh những lợi ích to lớn đó, thì việc ứng dụng công nghệ tin học cũng phát sinh những rủi ro khác với rủi ro khi sử dụng hệ thống thủ công (các sai sót trong chƣơng trình máy tính khó đƣợc phát hiện kịp thời bằng các thủ tục thủ công, sai sót do phần cứng hoặc phần mềm sẽ dẫn đến tất cả các nghiệp vụ có thể đều bị xử lý sai, khả năng hệ thống tin học bị truy cập trái phép và sửa đổi dữ liệu, việc giảm sự tham gia của con ngƣời khi xử lý các nghiệp vụ bằng hệ thống tin học làm giảm khả năng phát hiện sai sót và không tuân thủ,…).

Để kiểm soát và hạn chế các rủi ro này, NHNN đã ban hành nhiều chính sách về quản lý hệ thống tin học, quy chế về an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin,…trong ngành Ngân hàng nói chung và NHNN nói riêng.

Một phần của tài liệu kiểm toán nội bộ của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)