* Xây dựng, ban hành văn bản của Chính phủ và các Bộ, Ngành về KTNB, tạo cơ sở để hoàn thiện các quy định về KTNB NHNN.
Thứ nhất, xây dựng Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động KTNB.
Công cuộc cải cách nền hành chính nƣớc ta đòi hỏi phải minh bạch hoá, nâng cao chất lƣợng quản lý và sử dụng ngân sách, tiền, tài sản của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho công tác quản lý tiền và tài sản của Nhà nƣớc các cơ quan, tổ chức còn nhiều yếu kém, hạn chế. Trong đó, có nguyên nhân xuất phát từ những hạn chế vốn có của hệ thống quản lý và thực hiện chức năng tự kiểm tra của bản thân hệ thống ấy. Để khắc phục những yếu kém của hệ thống quản lý trong các tổ chức công, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động KTNB, bao gồm các vấn đề cơ bản nhƣ: mục đích, nguyên tắc, phạm vi, đối tƣợng của KTNB; tổ chức, bộ máy, quyền hạn, trách nhiệm của KTNB; hoạt động KTNB; kiểm toán viên nội bộ; các điều kiện đảm bảo cho hoạt động KTNB có hiệu quả,…[2]
Hiện nay, theo Thông tƣ số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 của NHNN, hoạt động KTNB NHNN đã có những quy chuẩn riêng để thực hiện. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở trên, NHNN cũng nhƣ các Bộ, Ngành khác là cơ quan có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nƣớc. Hoạt động KTNB vừa phải tuân thủ các văn bản hƣớng dẫn về KTNB quy định trong Luật NHNN, mặt khác cũng phải phù hợp với các quy định của Luật Kiểm toán Nhà nƣớc. Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng Nghị định của Chính phủ hƣớng dẫn thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nƣớc về tổ chức và hoạt động KTNB trong các cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách, tiền, tài sản Nhà nƣớc sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thống nhất hoạt động KTNB tại các cơ quan, tổ chức nói chung và NHNN nói riêng.
Thứ hai, Kiểm toán Nhà nƣớc cần ban hành chuẩn mực về KTNB.
Kiểm toán Nhà nƣớc cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành chuẩn mực KTNB trong các cơ quan, tổ chức Nhà nƣớc. Chuẩn mực KTNB bao gồm những
quy định chung về nguyên tắc, điều kiện và yêu cầu đạo đức nghề nghiệp, năng lực đối với kiểm toán viên nội bộ; quy định về nghiệp vụ kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động KTNB, đoàn kiểm toán, kiểm toán viên nội bộ. Chuẩn mực KTNB đƣợc ban hành sẽ là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lƣợng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ. Những quy định chung về chuẩn mực KTNB do Kiểm toán Nhà nƣớc ban hành có thể là cơ sở để các cơ quan, tổ chức có những quy định cụ thể, hƣớng dẫn áp dụng chuẩn mực phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức mình.
Thứ ba, Bộ Nội vụ nên ban hành các quy định về kiểm toán viên nội bộ Bộ Nội vụ nên ban hành quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với các ngạch kiểm toán viên nội bộ; quy chế đào tạo, bồi dƣỡng, thi, cấp chứng chỉ và thi nâng ngạch kiểm toán viên nội bộ trong các cơ quan tổ chức Nhà nƣớc.
* Xây dựng, ban hành các văn bản của Thống đốc về KTNB theo quy định của Luật NHNN năm 2010.
Hoàn thiện hành lang pháp lý về kiểm soát, KTNB NHNN một cách đồng bộ, phù hợp với các quy định về KTNB trong Luật NHNN năm 2010 và các chuẩn mực KTNB, đồng thời phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin là yêu cầu cấp thiết. Căn cứ Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam; NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tƣ số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 quy định về KSNB, KTNB NHNN Việt Nam:
Về KTNB Thông tƣ 16 đã quy định những vấn đề nhƣ mục tiêu, nguyên tắc, phạm vi, nội dung, quy trình của KTNB NHNN,…Việc quy định những vấn đề cơ bản về KTNB nói trên là cơ sở pháp lý để xây dựng hệ thống các văn bản hƣớng dẫn cụ thể liên quan đến hoạt động KTNB nhƣ quy định về quy trình kiểm toán, hoạt động của đoàn kiểm toán, chế độ báo cáo, hồ sơ kiểm toán, kiểm soát chất lƣợng kiểm toán,... Bởi vậy, NHNN cần nghiên cứu, soạn thảo một số Quyết định của Thống đốc nhƣ sau:
- Quyết định của Thống đốc về Quy trình KTNB NHNN nhằm chuẩn hóa các bƣớc công việc cần thực hiện áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán theo trình tự (Chuẩn bị kiểm toán - Thực hiện kiểm toán - Lập báo cáo kiểm toán- Theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán). Theo đó, quy định cụ thể đảm bảo thống nhất thực hiện, nhằm khắc phục những yếu kém trong việc theo dõi, thu thập thông tin, đánh giá hoạt động của HT KSNB, xác định rủi ro có sai sót trọng yếu chuẩn bị cho lập kế hoạch kiểm toán và chƣơng trình kiểm toán chi tiết tại đơn vị. Đồng thời, quy trình kiểm toán đƣợc xây dựng trên cơ sở ứng dụng phần mềm quản trị kiểm toán.
- Quyết định của Thống đốc quy định danh mục hồ sơ KTNB theo hƣớng quy định cụ thể các tài liệu, thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán mà kiểm toán viên phải thu thập và lƣu trong hồ sơ kiểm toán để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình. Nhằm khắc phục những hạn chế hiện nay, danh mục hồ sơ kiểm toán bao gồm cả những tài liệu kết quả thu thập thông tin, đánh giá hoạt động của HT KSNB, dự kiến ban đầu về mức độ rủi ro đối với đơn vị đƣợc kiểm toán khi lập kế hoạch kiểm toán; tài liệu liên quan sau khi đã phát hành báo cáo kiểm toán nhƣ các ý kiến phản hồi của đơn vị (nếu có) sau khi nhận đƣợc báo cáo kiểm toán, tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán,…; chế độ bảo quản hồ sơ kiểm toán trƣớc khi đƣa vào lƣu trữ, việc khai thác sử dụng hồ sơ KTNB cũng đƣợc quy định tại Quyết định này.
- Quyết định của Thống đốc quy định về việc cung cấp, khai thác và sử dụng tài liệu, thông tin, báo cáo phục vụ công tác KTNB phù hợp với sự thay đổi chế độ thông tin báo cáo thống kê của NHNN. Đồng thời, về lâu dài việc quy định các loại thông tin, báo cáo phục vụ cho công tác KTNB cần tiếp tục hoàn chỉnh trên cơ sở kết quả quá trình hiện đại hóa thông tin quản lý NHNN nói chung và ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động kiểm soát, KTNB nói riêng.
- Quyết định của Thống đốc ban hành các chính sách, thủ tục kiểm soát chất lƣợng hoạt động KTNB. Chính sách, thủ tục kiểm soát chất lƣợng kiểm toán cần xây dựng phù hợp với các quy định của Thống đốc về KTNB NHNN, danh mục hồ sơ kiểm toán,…. Để phù hợp với thông lệ KTNB về đảm bảo chất lƣợng kiểm toán thì ngoài quy định về nội dung thẩm định báo cáo kiểm toán trƣớc khi phát hành
chính thức, cần phải bổ sung hƣớng dẫn kiểm soát các vấn đề khác nhƣ kiểm soát các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, giám sát quá trình thực hiện kiểm toán tại đơn vị, kiểm soát các công việc đã thực hiện và kết quả thu đƣợc có lƣu đầy đủ vào hồ sơ kiểm toán không,…
- Quyết định của Thống đốc ban hành Quy chế hoạt động của Đoàn KTNB NHNN nhằm nâng cao hiệu lực trong việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn của trƣởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm toán.
* Bổ sung, sửa đổi nội dung các quy trình nghiệp vụ KTNB.
Trên cơ sở quy trình KTNB theo quy định của Thống đốc, tiến hành rà soát, sửa đổi các văn bản hƣớng dẫn quy trình kiểm toán các nghiệp vụ nhƣ quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán các dự án đầu tƣ, kiểm toán an toàn kho quỹ, kiểm toán tin học, ngoại hối,… Nội dung các bƣớc trong quy trình kiểm toán, phƣơng pháp kiểm toán, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán cần đƣợc hƣớng dẫn cụ thể trên cơ sở quy định về quy trình kiểm toán.
Cụ thể, quy trình kiểm toán được chia thành 4 bước công việc như sau:
- Bƣớc 1: Chuẩn bị kiểm toán, xây dựng một số nội dung nhƣ: quyết định kiểm toán; khảo sát, thu thập thông tin về HT KSNB và các thông tin liên quan đến đối tƣợng đƣợc kiểm toán; đánh giá HT KSNB và các thông tin đã thu thập; xác định trọng yếu và rủi ro kiểm toán,…Tất cả những nội dung trong bƣớc chuẩn bị kiểm toán đƣợc ghi chép vào hồ sơ kiểm toán dƣới dạng kế hoạch kiểm toán và chƣơng trình kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán và chƣơng trình kiểm toán sẽ đƣợc duy trì trong quá trình thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên, nếu kết quả kiểm toán ở từng bƣớc, từng thủ tục kiểm toán cho thấy dự kiến ban đầu về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát là không đúng thì kiểm toán viên có thể đề nghị trƣởng đoàn điều chỉnh lại chƣơng trình kiểm toán trong phạm vi cho phép. Kiểm toán viên cần thu thập đầy đủ bằng chứng chứng minh cho sự cần thiết phải thay đổi chƣơng trình kiểm toán và phải ghi chép sự thay đổi này trong hồ sơ kiểm toán. Trƣờng hợp cần điều chỉnh kế hoạch kiểm toán, trƣởng đoàn phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
- Bƣớc 2: Thực hiện kiểm toán là giai đoạn kiểm toán viên triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán và chƣơng trình kiểm toán đã xây dựng ở bƣớc 1.
- Bƣớc 3: Lập báo cáo kiểm toán: là giai đoạn tổng hợp và rà soát lại về những bằng chứng đã thu thập đƣợc để hình thành ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán. Nội dung của báo cáo KTNB gồm: Thông tin khái quát và tóm tắt; Mục tiêu của cuộc kiểm toán; Phạm vi kiểm toán; Kết quả kiểm toán (các vấn đề ghi nhận, các ý kiến đánh giá, kết luận, kiến nghị).
- Bƣớc 4: Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị kiểm toán. Bƣớc này thực hiện theo hai hình thức: yêu cầu đơn vị đƣợc kiểm toán báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện kiến nghị của KTNB hoặc tiến hành phúc tra việc thực hiện kiến nghị tại đơn vị đƣợc kiểm toán.
* Ban hành sổ tay KTNB dựa trên cơ sở rủi ro:
NHNN cần ban hành Sổ tay KTNB để tạo lập ra một cẩm nang gần nhƣ mang tính chất bảo bối giúp cho những ngƣời làm công tác quản lý trong chỉ đạo, điều hành hoạt động KTNB cũng nhƣ kiểm toán viên nội bộ trong quá trình thực hiện kiểm toán. Để Sổ tay KTNB thực sự trở thành cuốn cẩm nang hữu hiệu thì quá trình xây dựng cuốn sổ tay phải dựa vào hệ thống các văn bản pháp quy (luật, các văn bản pháp quy dƣới luật), các quy trình nghiệp vụ và các chuẩn mực KTNB đƣợc trình bày trên đây.
Nội dung Sổ tay KTNB đề cập đến những vấn đề cơ bản, có tính nguyên tắc, quy chuẩn chi phối đến công việc của kiểm toán viên nội bộ và những nhà quản lý hoạt động kiểm toán. Theo kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ƣơng một số nƣớc, Sổ tay KTNB cần dựa vào các chuẩn mực KTNB (đối với Việt Nam, Kiểm toán Nhà nƣớc là cơ quan xây dựng và ban hành các chuẩn mực KTNB) để có những hƣớng dẫn phù hợp, cụ thể giúp kiểm toán viên thống nhất thực hiện. Đồng thời, Sổ tay KTNB cũng cần hƣớng dẫn về mặt thực hành kiểm toán, ví dụ có thể đƣa ra các chỉ dẫn về cách lập mẫu biểu tóm tắt một cuộc kiểm toán, mẫu biểu ghi chép công việc kiểm toán, mẫu biểu về đánh giá rủi ro và kiểm soát chất lƣợng kiểm toán,…