nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước
Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 nêu bật nội dung về đổi mới quản lý và phát triển nhân lực nhƣ sau:
“Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực và phẩm chất nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển NHNN trở thành NHTW hiện đại trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý tại NHNN, triển khai việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức NHNN theo hƣớng nâng cao chất lƣợng và trình độ cán bộ, công chức; sắp xếp và hợp lý hoá lực lƣợng lao động ở cả NHNN Trung ƣơng và chi nhánh NHNN cho phù hợp với mô hình tổ chức mới, cơ chế quản lý mới cũng nhƣ yêu cầu phát triển của NHNN. Hoàn thiện hệ thống quy trình, chính sách quản lý lao động đi đôi với xây dựng môi trƣờng làm việc thân thiện, lành mạnh và cơ chế khuyến khích bằng vật chất và cơ hội nghề nghiệp nhằm bảo đảm thu hút lực lƣợng cán bộ giỏi theo hƣớng thu nhập bình quân của cán bộ NHNN không thấp hơn thu nhập bình quân của cán bộ trong các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc” [3].
Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực làm công tác KTNB là:
- Xây dựng và từng bƣớc áp dụng cơ chế quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phù hợp với xu thế quản lý đƣợc áp dụng tại Ngân hàng trung ƣơng nhiều nƣớc. Trong khuôn khổ đó, xây dựng hệ thống khuyến khích lao động có hiệu quả và hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý nguồn nhân lực. Tuyển dụng, bố trí, đánh giá, đề bạt và đãi ngộ cán bộ dựa trên cơ sở năng lực, trình độ thực tế của cán bộ và tính chất, yêu cầu của công việc. Thể chế hóa rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của cán bộ. Thực hiện nguyên tắc dân chủ và minh bạch trong công tác cán bộ.
- Tăng cƣờng và đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng trình độ quản lý và chuyên môn cho cán bộ quản lý và kiểm toán viên nội bộ, đồng thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của kiểm toán viên. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo trong ngành Ngân hàng, nên thành lập Trung tâm Đào tạo thuộc NHNN.
- Tăng cƣờng các chƣơng trình đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu nhằm hình thành đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực KTNB. Đối với các chƣơng trình đào tạo cơ bản có thể tiến hành tại chỗ theo nhiều hình thức nhƣ mời các chuyên gia giỏi trong nƣớc hoặc các chuyên gia nƣớc ngoài giảng dạy. Đối với những kiến thức mang tính chuyên sâu, nhất là những kiến thức về quản lý hoạt động kiểm toán, phƣơng pháp kiểm toán trên cơ sở rủi ro theo chuẩn mực KTNB quốc tế có thể tổ chức đào tạo ở nƣớc ngoài để học tập kinh nghiệm.
- Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các dự án tổ chức các buổi hội thảo về KTNB Ngân hàng Trung ƣơng với sự tham gia của các Vụ, Cục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đơn vị, đặc biệt là trách nhiệm tự đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro trong phạm vi hoạt động của đơn vị.
- Xét trên nhiều phƣơng diện tính chất công việc KTNB tƣơng tự nhƣ Thanh tra, Kiểm toán Nhà nƣớc. Vì vậy, để khuyến khích, động viên cán bộ làm công tác KTNB thì bên cạnh các quy định về chế độ trách nhiệm cũng cần có chính sách về quyền lợi chính đáng, phù hợp nhƣ đƣợc ƣu tiên đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, tăng thêm mức phụ cấp trách nhiệm hằng tháng hiện nay, trang bị các phƣơng tiện làm việc cần thiết phục vụ cho công việc,…