Nam hiện nay
2.2.1. Tổ chức bộ máy và xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ
2.2.1.1. Về tổ chức bộ máy
Theo Luật NHNN năm 2010, Cơ quan đầu não thực hiện chức năng KTNB của
NHNN là Vụ Kiểm toán nội bộ thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN.
Quyết định 2210/QĐ-NHNN ngày 06/10/2008 của Thống đốc đã quy định rõ
Phó Vụ trƣởng Phòng KT1 Nhân viên Hành chính Phòng KT2 Phó Vụ trƣởng THỐNG ĐỐC Vụ trƣởng Vụ Kiểm toán nội bộ
Phó Vụ trƣởng
Phòng KT3 Phòng KT5
Kiểm soát viên
chức năng tham mƣu và nhiệm vụ cụ thể của Vụ KTNB của NHNN. Đến tháng 1/2009, thực hiện Quyết định 3169/QĐ-NHNN ngày 22/12/2008 của Thống đốc về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, quy định trong cơ cấu tổ chức của chi nhánh không còn bộ phận kiểm soát (ngoại trừ chi nhánh Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Các cán bộ làm công tác KSNB đƣợc điều động sang phòng Kế toán - Thanh toán. Từ tháng 5/2009 đến nay, cán bộ KSNB tại phòng Kế toán - Thanh toán đƣợc điều động sang phòng Nghiên cứu tổng hợp.
Quá trình triển khai thực hiện công tác kiểm soát, KTNB theo quy định đã từng bƣớc làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ kiểm toán của Vụ KTNB và nhiệm vụ KSNB tại mỗi đơn vị. Để phù hợp với quy định về trách nhiệm của Thủ trƣởng đơn vị, một số nhiệm vụ trƣớc đây do Vụ KTNB thực hiện đƣợc chuyển sang các đơn vị (nhƣ: giám sát trực tiếp quy trình đấu thầu, đàm phán ký hợp đồng, nhập kho nguyên vật liệu chính, thiết bị công nghệ in tiền tại Nhà in Ngân hàng; giám sát an toàn tài sản tại Kho tiền Trung ƣơng I,…).
2.2.1.2. Về xây dựng văn bản pháp quy và quy trình nghiệp vụ
Quá trình xây dựng quy trình nghiệp vụ đã bám sát các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, của NHNN, kết hợp với tham khảo các quy định về KTNB Ngân hàng Trung ƣơng một số nƣớc đang áp dụng. Hiện nay, về cơ bản các quy trình KTNB đƣợc xây dựng trên nguyên tắc quy định đầy đủ các bƣớc của quy trình kiểm toán theo thông lệ chung (chuẩn bị kiểm toán - thực hiện kiểm toán - lập báo cáo kiểm toán - theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán), tạo hành lang thuận lợi cho việc chỉ đạo và triển khai thực hiện kiểm toán tại các đơn vị thuộc NHNN.
- Theo Luật NHNN năm 1997, hoạt động kiểm soát, KTNB đƣợc hƣớng dẫn cụ thể tại Quyết định 486/2003/QĐ-NHNN ngày 19/5/2003 của Thống đốc ban hành Quy chế KSNB, KTNB NHNN. Thủ trƣởng đơn vị chịu trách nhiệm về công tác KSNB tại đơn vị mình. Vụ KTNB thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động; kiểm tra, đánh giá chất lƣợng công tác KSNB tại các đơn vị thuộc NHNN. Các nguyên tắc, nội dung của KSNB và KTNB cũng đƣợc quy định rõ.
- Theo Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010, Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam và Thông tƣ số 16 /2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 quy định về KSNB, KTNB NHNN Việt Nam đã có nhiều điểm mới, quy định rõ ràng và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động KTNB NHNN phát huy tác dụng.
Đặc biệt, Thông tƣ số 16/2011/TT-NHNN đã xác định các hình thức KTNB phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của KTNB NHNN căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã đƣợc Thống đốc phê duyệt, bao gồm:
+ Kiểm toán trƣớc: là hình thức kiểm toán đƣợc thực hiện trƣớc khi diễn ra việc thực hiện các dự án, chƣơng trình kế hoạch hoạt động của đơn vị đƣợc kiểm toán, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thông tin, tài liệu, tính kinh tế, tính khả thi và hiệu quả của dự án, chƣơng trình, kế hoạch hoạt động; giúp các cấp quản lý có đƣợc những thông tin tin cậy để ra các quyết định.
+ Kiểm toán đồng thời: là hình thức kiểm toán đƣợc thực hiện trong khi việc thực hiện các dự án, chƣơng trình kế hoạch hoạt động của đơn vị đƣợc kiểm toán đang diễn ra, nhằm đánh giá tiến độ, chất lƣợng quá trình thực hiện hoạt động; phát hiện và kiến nghị kịp thời các biện pháp sửa chữa những sai lệch, thiếu sót, yếu kém trong quá trình thực hiện dự án, chƣơng trình, kế hoạch hoạt động, nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất các mục tiêu của dự án, kế hoạch của đơn vị đƣợc kiểm toán.
+ Kiểm toán sau: là hình thức kiểm toán đƣợc thực hiện sau khi việc thực hiện dự án, chƣơng trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị đƣợc kiểm toán đã hoàn thành, nhằm thực hiện các nội dung, mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với hoạt động của đơn vị đƣợc kiểm toán.
- Một số văn bản quy phạm pháp luật khác đƣợc xây dựng mới hoặc bổ sung, chỉnh sửa theo yêu cầu thay đổi về phạm vi, đối tƣợng và nội dung KTNB, nhƣ Quyết định 271/2002/QĐ-NHNN ngày 01/4/2002 của Thống đốc quy định về việc cung cấp khai thác và sử dụng tài liệu, thông tin báo cáo phục vụ công tác kiểm soát, KTNB; Quyết định 21/2006/QĐ-NHNN ngày 16/5/2006 của Thống đốc ban hành quy chế kiểm tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động in, đúc tiền Việt Nam tại Nhà máy In tiền Quốc gia và Quyết định 36/2007/QĐ-NHNN ngày 10/8/2007 về việc sửa đổi Quyết định 21/2006/QĐ-NHNN ngày 16/5/2006 của Thống đốc; Quyết định 57/2006/QĐ-NHNN ngày 15/12/2006 của Thống đốc ban hành Quy chế tiêu hủy tiền
in hỏng, giấy in tiền hỏng tại các Nhà máy in tiền.
- Việc xây dựng các quy trình nghiệp vụ đã thực hiện bổ sung, chỉnh sửa các quy định nghiệp vụ đã có trƣớc đây (nhƣ quy trình kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính, kế toán; quy trình kiểm tra, kiểm soát xây dựng cơ bản; quy trình kiểm tra, kiểm soát kho quỹ;…). Một số quy trình mới đã đƣợc nghiên cứu, ban hành (nhƣ quy trình kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động; quy trình kiểm toán ngoại hối, tin học; hƣớng dẫn giám sát qua mạng máy tính; quy trình thẩm định báo cáo kiểm toán; quy chế hoạt động của đoàn kiểm toán; quy định các mẫu biểu ghi chép các công việc kiểm toán,…).
Đặc biệt, NHNN đã ban hành Sổ tay KTNB (năm 2004), tiếp cận chuẩn mực quốc tế. Nội dung cuốn sách gồm ba phần: văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kiểm soát và KTNB; các quy trình kiểm toán đối với các mặt nghiệp vụ; tài liệu tham khảo. Mặc dù cần phải tiếp tục hoàn thiện, nhƣng Sổ tay KTNB đã trở thành cuốn cẩm nang đối với kiểm soát viên và cán bộ làm công tác kiểm soát, KTNB. Đối với cán bộ quản lý, cuốn sách đã cung cấp các thông tin bổ ích về cách tiếp cận KTNB Ngân hàng Trung ƣơng theo chuẩn mực quốc tế.