Nguyên nhân

Một phần của tài liệu kiểm toán nội bộ của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 75)

2.3.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật thiếu đồng bộ

Cơ sở để tiến hành kiểm toán là các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc, của NHNN và các Bộ, Ngành có liên quan. Vì vậy, công tác kiểm toán gặp khó khăn, vƣớng mắc nhất định khi hệ thống các văn bản pháp luật thiếu đồng bộ, bất cập với thực tiễn và thƣờng xuyên thay đổi. Mặt khác, hành lang pháp lý, các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ KTNB quy định trong Luật NHNN, cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nƣớc về KTNB trong các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nƣớc chậm đƣợc ban hành cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động KTNB NHNN chƣa cao.

2.3.2.2. Nhận thức của cán bộ về bản chất của kiểm toán nội bộ chưa thấu đáo và đầy đủ.

- Chƣa thấy hết trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị trong việc tạo ra một môi trƣờng kiểm soát tốt và thiết lập các thủ tục kiểm soát trong các quy trình nghiệp vụ, cũng nhƣ thực hiện những nguyên tắc trong công tác KSNB.

- Nhận thức chƣa đúng sự khác nhau về vai trò của KTNB và HT KSNB nên còn có đơn vị chƣa chú trọng trách nhiệm tự kiểm soát thƣờng xuyên của cán bộ tác nghiệp và cán bộ quản lý.

- Ngoài chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận thì KTNB còn có chức năng tƣ vấn giúp đơn vị đạt đƣợc mục tiêu hoạt động của mình trong mối quan hệ thực hiện mục tiêu chung của NHNN (tức là trên cơ sở những phát hiện trong quá trình kiểm toán, tƣ vấn các biện pháp khắc phục sai sót, hoàn thiện HT KSNB). Tuy nhiên, do chƣa hiểu đúng chức năng của KTNB nên thời kỳ đầu mới triển khai kiểm toán còn có ý kiến cho rằng KTNB cũng tƣơng tự nhƣ công tác thanh tra tài chính hoặc thanh tra các vụ việc để xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân,…

2.3.2.3. Sự phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện kiến nghị của kiểm toán nội bộ chưa chặt chẽ và thường xuyên.

Một số đề xuất, kiến nghị qua kiểm toán chƣa đƣợc các đơn vị thực hiện nghiêm túc, triệt để hoặc thời gian thực hiện kéo dài; công tác đôn đốc, theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị chƣa thƣờng xuyên, sát sao và thiếu tính hệ thống làm giảm vai trò, hiệu lực của KTNB.

2.3.2.4. Trình độ kiểm toán viên và cán bộ kiểm toán nội bộ chưa được nâng cao, chưa có cơ chế khuyến khích.

Trình độ cán bộ làm công tác kiểm soát, KTNB chƣa đƣợc nâng cao. Cán bộ làm công tác KTNB chƣa đƣợc đặt chuẩn thực sự về bằng cấp, trình độ nghiệp vụ, chứng chỉ hành nghề và đặc biệt là các kỹ năng làm việc để trở thành kiểm toán viên nội bộ.

Tính độc lập khách quan của cán bộ kiểm soát tại các chi nhánh còn hạn chế. Thói quen làm việc theo kinh nghiệm làm cho một bộ phận kiểm soát viên ngại tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng các phƣơng pháp kiểm toán theo thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, một số quyền lợi của cán bộ làm công tác kiểm soát, KTNB cũng chƣa tƣơng xứng với trách nhiệm của họ, chƣa có chính sách đãi ngộ thực sự hợp lý cũng nhƣ chính sách đào tạo phù hợp với trình độ và đặc trƣng của công tác KTNB nên chƣa tạo ra động lực khuyến khích kiểm soát viên nâng cao trách nhiệm trong công việc.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu kiểm toán nội bộ của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)