1.5.1.1. Phân tích môi trường bên trong
Các yếu tố bên trong doanh nghiệp tạo lên thế mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp thương mại bao gồm:
+ Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Yếu tố này thể hiện ở các nội dung: mặt hàng kinh doanh (khối lượng và cơ cấu hàng hóa) tuổi thọ của sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp v.v…
+ Quản trị nhân lực: bao gồm tuyển mộ, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự,…yếu tố này tạo ra nguồn lực về lao động tối ưu (cơ cấu lao động hợp lý, đảm bảo trình độ và năng lực của cán bộ quản lý, trình độ và kỹ năng của các bộ phận lao đông trực tiếp) nếu doanh nghiệp đạt được một mô hình hợp lý.
+ Hệ thống thông tin của doanh nghiệp: Đảm bảo cung cấp các thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp và các bộ phận chức năng, làm cơ sở cho việc ra các quyết định trong quản lý và điều hành quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm hệ thống thông tin bên ngoài doanh nghiệp và hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp v.v…
+ Hoạt động marketing: Việc thực hiện các chức năng của bộ phận này (phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra thực hiện marketing của doanh nghiệp tạo ra và duy trì các mối quan hệ trao đổi giữa doanh nghiệp với khách hành trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
+ Các yếu tố tài chính: Chức năng của bộ phận tài chính trong doanh nghiệp bao gồm việc phân tích lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các chính sách về tài
chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng quan trọng, toàn diện đến các hoạt động khác của doanh nghiệp đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp thương mại: Đây là tài sản vô hình của doanh nghiệp đòi hỏi phải có quán trình phấn đấu lâu dài và toàn diện. Thương hiệu và uy tín doanh nghiệp thể hiện thế mạnh về sản phẩm và phương thức kinh doanh trên thị trường. Yếu tố này tạo ra niềm tin tuyệt đối bền vững của khách hàng đối với doanh nghiệp.
+ Nề nếp văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại: Yếu tố này thể hiện các quan điểm, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, là toàn bộ giá trị tinh thần có tính chất đặc trưng cho từng doanh nghiệp.
Phân tích các yếu tố tiềm năng của doanh nghiệp: Mục tiêu của việc phân tích này là tìm ra các điểm lợi thế (thế mạnh) và điểm hạn chế (điểm yếu) của doanh nghiệp.
Bảng 1.1: Các yếu tố tiềm năng doanh nghiệp: thế mạnh, điểm yếu
Thế mạnh Điểm yếu
1. Vị trí địa lý thuận lợi 1. Kinh nghiệm XNK còn yếu kém 2. Đội ngũ cán bộ quản lý năng
động
2. Hệ thống phân phối hàng hóa còn chậm chưa thông suốt
3. Mạng lưới kinh doanh được phân bổ hợp lý
3. Hoạt động marketing chưa được quan tâm đúng mức
4. Sự ủng hộ của nhà nước đối với doanh nghiệp.
4. Hiệu quả sử dụng vốn thấp
5. Doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình đa dạng hóa.
5. Trình độ nghiệp vụ của nhân viên chưa đáp ứng yêu cầu
1.5.1.2 Phân tích môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài doanh nghiệp là những yếu tố, những năng lực, những thể chế nằm bên ngoài doanh nghiệp mà nhà quản trị không kiểm soát được mà chúng lại ảnh hưởng đến kiết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục đích của việc kiểm soát các yếu tốt bên ngoài là phát triển một danh sách có giới hạn những cơ hội của môi trường có thể mang lại cho doanh nghiệp và các đe dọa của môi trường mà tổ chức doanh nghiệp nên tránh. Như vậy việc phân tích đánh giá môi trường bên ngoài không nhằm vào việc phát triển một bản danh mục mọi nhân tố có thể xấy ra mà mà nó nhằm vào nhận diện các biến số quan trọng. Các biến số này giúp doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát, ứng phó đề phòng nhằm tận dụng tối đa các cơ hội bên ngoài hoặc giảm thiểu các mối đe dọa tiềm năng.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động mà môi trường bên ngoài chia thành 2 loại: Môi trường vĩ mô, môi trường vi mô.
Môi trường vĩ mô: Khi phân tích môi trường vĩ mô các nhà xây dựng chiến lược trước hết cần phân tích 05 yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất là yếu tố kinh tế: đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các tổ chức thông qua các chỉ tiêu kinh tế như: tốc độ tăng GDP, lạm phát, dân số, hoặc các chính sách như: tỷ giá, lãi suất, v.v…
Thư hai là yếu tố pháp luật, chính phủ, chính trị: Các yếu tố pháp luật và các hoạt động của chính phủ ngày càng có ảnh hưởng lớn đến các chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nó có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho các tổ chức kinh doanh trong xã hội. Vì vậy phải nghiên cứu kỹ yếu tố này khi phân tích môi trường vĩ mô.
Thứ 3 là yếu tố văn hóa xã hội: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và nhận thực của mọi người trong xã hội. Nó ảnh hưởng đến quan điểm
đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm của các tổ chức đối với cộng đồng xã hội. Vì vậy muốn doanh nghiệp phát triển bền vững các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ yếu tố này.
Thứ tư là yếu tố địa lý, tự nhiên: Các tác động của thiên nhiên ngày càng có ảnh hưởng đến môi trương kinh doanh của tổ chức, vấn đề xử lý nước thải, vấn đề biến đổi khí hậu v.v.. ngày càng làm các nhả tổ chức quản lý quan tâm. Vì vậy việc nghiên cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố này tới doanh nghiệp cần phải được thực hiện nghiêm túc khi xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Thứ năm là yếu tố công nghệ và kỹ thuật: Công nghệ và kỹ thuật trên thế giới thay đổi rất nhanh trong giai đoạn hiện nay, việc xuất hiện ngày càng nhiều các công nghệ mới đã tạo nhiều cơ hội cũng như nguy cơ cho tổ chức đặc biệt trong điều kiện thiếu lao động và tiền lương nhân công không còn rẻ như hiện nay, đòi hỏi các nhà quản lý phải tính toán cân nhắc kỹ khi đầu tư máy móc và thiết bị cho tổ chức.
Khi xây dựng chiến lược các doanh nghiệp cần phải lưu ý đến yếu tố này để có dự báo chính xác.
Môi trường vi mô: Bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp. Nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất - kinh doanh đó.