Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần than Hà Lâm - Vinacomin đến năm 2020 (Trang 84)

Từ các thông tin đã phân tích, ta thiết lập ma trận EFE của Công ty cổ phần than Hà lầm – Vinacomin

Bảng 2.7: Ma trận EFE của công ty cổ phần than Hà lầm Vinacomin

TT Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế 0.1 3 0.30 2 Môi trường kinh doanh của công ty 0.1 3 0.30

3 Tiềm năng về thị trường 0.1 4 0.40

4 Nhu cầu năng lượng 0.1 4 0.40

5 Sự tăng lên của các yếu tố đầu vào 0.1 2 0.20

6 Tình hình chính trị 0.1 3 0.30

7 Hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động của

DN 0.05 2 0.10

8 Dân số tăng, cơ cấu dân số 0.1 3 0.30 9 Thu nhập bình quân đầu người tăng 0.05 3 0.15

10

Đe dọa từ những thảm họa thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, tình hình dịch bệnh sẽ tác động đến khả năng tiêu dùng của người dân

0.05 2 0.10

11 Rào cảng về đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ

môi trường ngày càng cao 0.05 2 0.10

12 Công nghệ sản xuất chế biến ngày càng được

nâng cao 0.1 3 0.30

Nhận xét:

Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,95 (so với mức trung bình 2,5) cho thấy khả năng phản ứng của công ty mối đe dọa và các cơ hội từ bên ngoài khá tốt. Bên cạnh đó, các yếu tố đầu vào tăng; rào cản về vệ sinh, an toàn thực phẩm ngày càng cao là các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công công ty. Do đó, khi xây dựng chiến lược Công ty cổ phần than Hà lầm - Vinacomin phải chú ý đến các yếu tố này.

Kết luận chương 2

Tóm lại: So với năm 2011 sản lượng khai thác than năm 2013 của công ty giảm từ 2.188.000 tấn xuống còn 1.602.000 tấn chiếm 26%, lợi nhận sau thuế giảm từ 52 tỷ xuốn g 27 tỷ giảm 48% là do chi phí đầu vào sản xuất tăng, thuế xuất khẩu than cao và quan trong là trữ lượng than lộ thiên ngày một giảm dẫn đến việc khai thác than phải xuống sâu làm tăng chi phí sản. Đồng thời Công ty phải đầu tư lớn về trang thiết bị, công nghệ mới để tiến hành khai thác hầm lò xuống sâu từ mức -50 m đến -300m (với công suất thiết kế là 2,4 triệu tấn/năm).

Những khó khăn trên đã tác động tới tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty. Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục các tồn tại tác giả đã đề xuất một số giải pháp xấy dựng chiến lược kinh doanh của Công ty ở chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN THAN HÀ LẦM –VINACOMIN ĐẾN NĂM 2020 3.1. Mục tiêu của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm-Vinacomin đến năm 2020

3.1.1. Căn cứ xây dựng mục tiêu

Ngành than là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, có nhiều đóng góp lớn trong sự phát triển của đất nước. Trên nền tảng khai thác và sản xuất than, ngành than đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành điện, xi măng, vật liệu xây dựng và nhiều ngành nghề khác. Đánh giá được tầm quan trọng của ngành than, ngày 09/01/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 60/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.

- Về thăm dò than: Đến hết năm 2015 hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức -300 và một số khu vực dưới mức -300 đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn 2021-2030 của bể than Đông Bắc. Đối với bể than đồng bằng sông Hồng lựa chọn một số diện tích có chứa than có triển vọng, có điều kiện địa chất – mỏ thích hợp để tiến hành thăm dò trong kỳ kế hoạch 2012-2015 phục vụ đầu tư khai thác thử nghiệm từ đó đánh giá tổng thể tài nguyên phần đất liền bể than đồng bằng sông Hồng và kết quả triển khai một số dự án thử nghiệm, tiến hành thăm dò mở rộng để lảm cơ sở phát triển các mỏ than ở quy mô công nghiệp với công nghệ phù hợp.

- Về khai thác than tại bể than Đông Bắc và các mỏ than khác (ngoài bể than đồng bằng sông Hồng), đạt sản lượng than thương phẩm khoảng 55 - 58

triệu tấn vào năm 2015; 59 - 64 triệu tấn vào năm 2020; 64-68 triệu tấn vào năm 2025 và duy trì 65 triệu tấn sau năm 2025.

- Về sàng tuyển và chế biến than: Đến năm 2015 phát triển chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm (nhiên liệu đốt trực tiếp, than dùng cho luyện kim, khí hóa than, nhiên liệu lỏng từ than, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất v.v…).

- Về bảo vệ môi trường: Đến năm 2015 cải thiện cơ bản các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm (đô thị, khu dân cư, điểm du lịch v.v…), các mỏ phải đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường; đến năm 2020 đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn vùng mỏ.

- Về thị trường than: Chuyển mạnh hoạt động ngành than theo cơ chế thị trường hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế có sự điều tiết của Nhà nước.

Thực trạng về các nguồn lực hiện có của công ty để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh than, các báo cáo đánh giá về thực trạng trữ lượng nguồn tài nguyên Công ty CP than Hà lầm - Vinacomin hiện đang được giao quản lý, khai thác;

Các quy định của ngành, địa phương liên quan đến hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh than của công ty và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh, địa bàn nơi công ty hiện đang hoạt động.

3.1.2. Mục tiêu tổng quát của Công ty

Trong những năm tới, Công ty sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

Tiếp tục tổ chức khai thác phần tài nguyên còn lại, duy trì khai thác trên 2 triệu tấn/năm. Công ty đầu tư mở rộng khai thác ở mức -50 mét lên lộ vỉa, bao gồm các vỉa:

Vỉa 10, Vỉa 11 và Vỉa 14. Dự kiến trữ lượng than còn lại khoảng 3,8 triệu tấn, trong đó hầm lò khoảng 3,5 triệu tấn. Để có diện ổn định khai thác tại các vỉa này, Công ty sẽ tổ chức khoan thăm dò, nâng cấp trữ lượng từ C2 lên C1 tại khu VI, khu VII vỉa 10 để đảm bảo thiết kế thi công có độ tin cậy cao so với tài liệu địa chất ban đầu.

Công ty đầu tư khai thác hầm lò xuống sâu mức từ – 50 mét đến -300 mét, công suất thiết kế là 2,4 triệu tấn/năm. Năm 2011 tiếp tục thi công một số đường lò thuộc dự án dưới -50 mét để sớm khai thác một phần vỉa 14 và vỉa 11 của phần dưới -50 mét, có diện khai thác chuyển tiếp khi kết thúc dự án -50 mét lộ vỉa và trước khi xuống khai thác mức -300 mét của dự án xuống sâu dưới -50 mét. Dự kiến năm 2014 sẽ tiến hành khai thác ở mức -300 mét.

Khai thác lộ vỉa: Công ty chủ động xây dựng kế hoạch thăm dò xác định thêm độ tin cậy của tài liệu địa chất khu II vỉa 11 và triển khai thiết kế khai thác; đồng thời triển khai phương án đền bù giải phóng mặt bằng ngay sau khi được cấp giấy phép khai thác khoáng sản và lập hồ sơ xin thuê đất khai thác. Dự kiến nếu các bước được triển khai thuận lợi, mức độ tin cậy của tài liệu cao thì dự án cải tạo mở rộng sẽ khai thác trên 1 triệu tấn than, dự kiến khai thác lộ thiên sẽ kết thúc vào năm 2016.

Phát triển bền vững kinh doanh của công ty, đảm bảo hài hoà về lợi ích giữa các bên theo hướng:

- Duy trì sản lượng than khai thác an toàn, tăng trưởng ổn định trên cơ sở đầu tư nâng cấp các hệ thống sàng tuyển, nâng cấp chất lượng than để nâng cao giá trị sản xuất.

- Góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn trong sản xuất, giữ vững an ninh trật tự tại các địa phương và dân cư cộng đồng nơi Công ty có dự án, hài hoà với đối tác và bạn hàng, hài hoà giữa phát triển công ty thành viên và người lao động.

- Đảm bảo thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

3.1.3. Mục tiêu cụ thể

Duy trì sản lượng than khai thác an toàn, tăng trưởng ổn định trên cơ sở đầu tư nâng cấp các hệ thống sàng tuyển, nâng cấp chất lượng than để nâng cao giá trị sản xuất

Căn cứ vào công suất khai thác của lò chợ, khả năng bố trí sản lượng cao nhất của các khu vực khai thác, năng lực thiết bị vận tải, thông gió hiện có, Công ty xây dựng kế hoạch kỹ thuật năm 2014 ÷ 2015 và 2016 ÷ 2020 với các chỉ tiêu chính như sau:

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất của công ty đến năm 2020 STT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 A Sản lượng 1 Than nguyên khai 1000T 1700 2100 2400 2400 2400 2400 2400 -Than lộ thiên 1000T 500 500 375 -Hầm lò 1000T 1200 1600 2025 2 Đất đá bóc 1000m3 6000 6000 3036 3 Hệ số bóc đất SX 12 12 8,10 4 Đào lò mới m 17102 20708 21548 17025 16980 16880 16820 a Mét lò CDXD m 5602 5508 3698 -Lò đá m 5252 4033 1485 -Lò than m 350 1475 2213 b Mét lò CDSX m 11500 15200 17850 17025 16980 16880 16880 -Lò đá m 2100 2600 3100 2900 2950 2950 2860 -Lò than m 9400 12600 14750 14125 14030 13930 13930 5 Hệ số mét lò CDSX m/1000T 9,65 9,66 8,94 7,09 7,08 7,03 7,01

- Trang thiết bị khai thác:

Đầu tư đổi mới công nghệ khai thác hầm lò, bốc xúc, vận chuyển tiên tiến, phù hợp với điều kiện sản xuất của Công ty, nhằm giảm chi phí tiêu hao vật tư - dầu mỡ, giảm hao phí lao động/1 tấn than sản xuất.

- Môi trường:

Tập trung xử lý vấn đề môi trường, công nghệ khai thác Mỏ như: đổ bãi thải thấp, trồng cây tạo các thảm thực vật phủ bề mặt bãi thải đã kết thúc đổ thải, xử lý nước thải trong quá trình khai thác.

- Đào tạo :

Đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu vận hành - sửa chữa các thiết bị công nghệ cao.

- Sản xuất kinh doanh khác:

Tham gia đấu thầu các dự án hoàn nguyên môi trường khai thác than trong Tập đoàn.

3.2. Sứ mạng, tầm nhìn chiến lược kinh doanh của Công ty

3.2.1. Sứ mạng của Công ty

Công ty Cổ phần than Hà Lầm – Vinacomin, là một mỏ hầm lò lớn của Vinacomin có quy mô sản xuất lớn, công nghệ hiện đại. Đội ngũ công nhân đông đảo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề ngày cao. Là một trong những đầu tảu của ngành than trong lĩnh vực khai thác hầm lò. Giúp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho ngành than.

Công ty đã thu hút 4371 lao động tạo điều kiện ổn định kinh tế, xã hội cho tỉnh Quảng Ninh.

3.2.2. Tầm nhìn chiến lược kinh doanh của Công ty

Trong bối cảnh trữ lượng mỏ than lộ thiên đang giảm dần, Công ty đã chủ động đầu tư xây dựng hệ thống hầm lò để khai thác than dưới độ sâu - 50m đến - 300m và bước đầu khai thác đã phát huy được những hiệu quả nhất

định. Bên cạnh đó, Công ty đã xây dựng kế hoạch khai thác than hợp lý để đảm bảo nguồn than đáp ứng theo nhu cầu của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Công ty Cổ phần Than Hà Lầm đã xác định công tác cải tiến công nghệ là mũi nhọn trong việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong những năm qua, Công ty luôn được đánh giá là đơn vị đi đầu trong ngành than về phát triển và cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Việc đầu tư thiết bị, cải tiến công nghệ được Công ty tập trung vào những khâu công nghệ chính có tính đột phá, trên cơ sở phát huy tiềm năng của trang thiết bị hiện có, từng bước hiện đại hóa dây chuyền công nghệ khai thác mỏ, bao gồm: đầu tư dây chuyền công nghệ cơ giới hóa đồng bộ nâng cao công suất khai thác lò chợ từ 200.000 tấn/năm lên 600.000 -:-1.200.000 tấn/năm.

3.3. Đề xuất chiến lược kinh doanh đến năm 2020

3.3.1. Lựa chọn chiến lược kinh doanh

Bảng 3.2: Mô hình phân tích SWOT Công ty cổ phần than Hà lầm – Vinacomin

ĐIỂM MẠNH (S)

S1. Có đội ngũ đông đảo CBCNV có trình độ, tay nghề cao và có nhiều kinh nghiệm tổ chức sản xuất khai thác

S2: Truyền thống luôn biết tìm cách vượt qua khó khăn, mở rộng sản xuất, đảm bảo phát triển thử thách của tập thể lãnh đạo công ty.

S3: Hệ thống máy móc, trang thiết bị được trang bị có số lượng lớn, đảm bảo cho tổ chức sản xuất với quy mô lớn.

S4: Hiện là đơn vị thuộc Vinacomin, có nhiều khả năng sẽ được sự hậu thuẫn cần thiết của công ty mẹ khi việc sản xuất gặp nhiều khó khăn do hết trữ lượng khai thác

S5: Là đơn vị sớm thích ứng với cơ chế thị trường, đã chủ động tham gia góp vốn hợp tác mở rộng sản xuất khai thác khoáng sản tại Lào, hợp tác đầu tư khai thác tại mỏ sắt Thạch Khê – Hà Tĩnh.

S6. Địa phương có nhiều thuận lợi để

ĐIỂM YẾU (W)

W1. Trữ lượng nguồn tài nguyên than được giao quản lý, khai thác đang dần cạn kiện, có nhiều khả năng phải dừng khai thác than lộ thiên tại các điểm mỏ được giao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sau năm 2012.

W2. Việc khai thác than của công ty hiện nay có hệ số bóc đất đá lớn, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty

W3. Phần lớn lao động trong công ty hiện mới chỉ được đào tạo để hoạt động trong ngành khai thác khoáng sản, khi chuyển hoạt động sang ngành khác đòi hỏi phải đào tạo lại. W4. Số máy móc, thiết bị, tài sản hiện có chỉ phù hợp trong ngành khai thác khoáng sản, khi chuyển sang hoạt động ở ngành, lĩnh vực khác phải đầu tư lại.

W5. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm chưa hiệu quả.

W6. Chưa có kinh nghiệm kinh doanh ở các ngành, lĩnh vực kinh doanh khác.

phát triển mở rộng sản xuất, được ưu đãi nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên

CƠ HỘI (O)

O1. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO; Vinacomin có chủ trương phát triển kinh doanh đa ngành;

O2: Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam ngày càng lớn mạnh và có uy tín cao trong và ngoài nước

O3: Nhu cầu về than trong và ngoài nước ngày càng tăng cao

O4: Quan hệ Việt – Lào nói chung ngày càng phát triển, mở rộng nhiều cơ hội hợp tác đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản tại Lào.

O5: Cùng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, đã sản xuất được nhiều thiết bị và công nghệ cao trong ngành khai thác khoáng sản.

O6. Vẫn có khả năng nguồn tài nguyên than chưa đánh giá được ở dưới mức -300 thuộc ranh giới tài nguyên được giao khả thi về mặt trữ lượng

THÁCH THỨC (T)

T1: Yêu cầu đặt ra là phải tìm hướng

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần than Hà Lâm - Vinacomin đến năm 2020 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)