Xuất chiến lược kinh doanh đến năm 2020

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần than Hà Lâm - Vinacomin đến năm 2020 (Trang 92)

3.3.1. Lựa chọn chiến lược kinh doanh

Bảng 3.2: Mô hình phân tích SWOT Công ty cổ phần than Hà lầm – Vinacomin

ĐIỂM MẠNH (S)

S1. Có đội ngũ đông đảo CBCNV có trình độ, tay nghề cao và có nhiều kinh nghiệm tổ chức sản xuất khai thác

S2: Truyền thống luôn biết tìm cách vượt qua khó khăn, mở rộng sản xuất, đảm bảo phát triển thử thách của tập thể lãnh đạo công ty.

S3: Hệ thống máy móc, trang thiết bị được trang bị có số lượng lớn, đảm bảo cho tổ chức sản xuất với quy mô lớn.

S4: Hiện là đơn vị thuộc Vinacomin, có nhiều khả năng sẽ được sự hậu thuẫn cần thiết của công ty mẹ khi việc sản xuất gặp nhiều khó khăn do hết trữ lượng khai thác

S5: Là đơn vị sớm thích ứng với cơ chế thị trường, đã chủ động tham gia góp vốn hợp tác mở rộng sản xuất khai thác khoáng sản tại Lào, hợp tác đầu tư khai thác tại mỏ sắt Thạch Khê – Hà Tĩnh.

S6. Địa phương có nhiều thuận lợi để

ĐIỂM YẾU (W)

W1. Trữ lượng nguồn tài nguyên than được giao quản lý, khai thác đang dần cạn kiện, có nhiều khả năng phải dừng khai thác than lộ thiên tại các điểm mỏ được giao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sau năm 2012.

W2. Việc khai thác than của công ty hiện nay có hệ số bóc đất đá lớn, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty

W3. Phần lớn lao động trong công ty hiện mới chỉ được đào tạo để hoạt động trong ngành khai thác khoáng sản, khi chuyển hoạt động sang ngành khác đòi hỏi phải đào tạo lại. W4. Số máy móc, thiết bị, tài sản hiện có chỉ phù hợp trong ngành khai thác khoáng sản, khi chuyển sang hoạt động ở ngành, lĩnh vực khác phải đầu tư lại.

W5. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm chưa hiệu quả.

W6. Chưa có kinh nghiệm kinh doanh ở các ngành, lĩnh vực kinh doanh khác.

phát triển mở rộng sản xuất, được ưu đãi nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên

CƠ HỘI (O)

O1. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO; Vinacomin có chủ trương phát triển kinh doanh đa ngành;

O2: Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam ngày càng lớn mạnh và có uy tín cao trong và ngoài nước

O3: Nhu cầu về than trong và ngoài nước ngày càng tăng cao

O4: Quan hệ Việt – Lào nói chung ngày càng phát triển, mở rộng nhiều cơ hội hợp tác đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản tại Lào.

O5: Cùng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, đã sản xuất được nhiều thiết bị và công nghệ cao trong ngành khai thác khoáng sản.

O6. Vẫn có khả năng nguồn tài nguyên than chưa đánh giá được ở dưới mức -300 thuộc ranh giới tài nguyên được giao khả thi về mặt trữ lượng

THÁCH THỨC (T)

T1: Yêu cầu đặt ra là phải tìm hướng đi mới để mở rộng sản xuất, đảm bảo phát triển, tạo việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động, giữ vững thương hiệu than Hà Lầm;

T2: Đối mặt với quy luật khắc nghiệt của thị trường, có khả năng phải thu hẹp sản xuất do hết trữ lượng than khai thác tại Quảng Ninh.

T3: Sự bất cập trong chính sách đãi ngộ lao động, cản trở việc thu hút lao động giỏi, có trình độ cao đi làm việc tại các dự án ở xa do công ty đầu tư. T4: Đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn ở các lĩnh vực kinh doanh khác mà công ty có ý định đầu tư mở rộng sản xuất.

T5: Giá trị các yếu tố đầu vào liên tục tăng,

T6: Nghiên cứu tìm giải pháp khai thác nguồn trữ lượng chưa đánh giá được ở mức dưới -300 đảm bảo hiệu quả

1. Các chiến lược S-O

- Chiến lược: S1, S2, S3, S4, S5 + O1, O2, O3, O4, O5: Mở rộng sản xuất thông qua việc hợp tác đầu tư khai thác khoáng sản để đảm bảo sản xuất => Chiến lược hợp tác đầu tư mở rộng sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chiến lược: S1, S3, S4, S6 + O1, O3: Hợp tác khai thác với các đơn vị hiện đang được giao quản lý trữ lượng khoáng sản lớn trong cùng Tập đoàn nhằm kết hợp giữa việc tận dụng năng lực sản xuất để nâng cao sản lượng phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế => Chiến lược hợp tác sản xuất.

2. Các chiến lược S-T

- Chiến lược: S1, S2, S4, S5, S6 + T1, T4, T5: Tìm kiếm sự tăng trưởng bằng việc mua lại công nghệ với những sản phẩm mới để mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh mới nhằm cung cấp cho thị trường hiện tại => Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang.

- Chiến lược: S1, S3, S4, S6 + T2, T5: Đề nghị cấp phép mở rộng diện tích khai thác tài nguyên, khoáng sản than trên địa bàn tỉnh nhằm duy trì sản xuất => Chiến lược hội nhập về phía sau.

- Chiến lược: S1, S2, S3 + T1, T4, T5: Phát triển sản phẩm vượt trội, tiết kiệm các chi phí đầu vào so với đối thủ để giảm giá thành sản phẩm, nhằm giảm sự cạnh tranh về giá => Chiến lược phát triển sản phẩm.

- Chiến lược: S4, S5 + T1: Mở rộng các chi nhánh, mở rộng ngành nghề kinh doanh => Chiến lược hội nhập về phía trước.

3. Các chiến lược W-O

- Chiến lược: W5 + O1, O2, O3, O4, O5: Hoàn thiện các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại để gia nhập vào những thị trường mới => Chiến lược phát triển thị trường.

- Chiến lược: W1, W2, W5 + O3, O4: Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tăng cường quảng cáo cho các sản phẩm mới, chú trọng thu thập thông tin thị trường để tận dụng khai thác nhu cầu tiêu thụ than ngày càng tăng => Chiến lược phát triển sản phẩm.

4. Các chiến lược W-T

- Chiến lược: W1, W2 + T2, T5: Chủ động triển khai thăm dò, tìm kiếm các nguồn tài nguyên khoáng sản chưa đánh giá được nằm ở sâu dưới mức - 300 tại bể than Quảng Ninh, lập dự án khả thi để mở rộng sản xuất => Chiến lược hội nhập về phía sau.

- Chiến lược: W3, W4 + T1, T2, T3: Hoàn thành công tác xây dựng cơn bản, sản xuất, kinh doanh thông qua các chương trình hợp tác đã triển khai thực hiện trước đó => Chiến lược hội nhập về phía trước.

3.3.1.2 Phân tích các chiến lược đề xuất

1. Nhóm chiến lược S-O

- Chiến lược hợp tác đầu tư mở rộng sản xuất: Tận dụng thế mạnh về thương hiệu, năng lực hiện có của số máy móc thiết bị, tài chính mạnh, công nghệ sản xuất hiện đại, CB.CNV có trình độ tay nghề, kinh nghiệm cao và tinh thần làm việc khá tốt để có thể hợp tác đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất thông qua các chương trình hợp tác đầu tư phát triển sản xuất tại những ngành nghề công ty đang có thế mạnh nhằm nắm bắt cơ hội khi đời sống được cải thiện với thu nhập tăng, tiềm năng thị trường lớn, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.

- Chiến lược hợp tác sản xuất: Tận dụng thế mạnh năng lực hiện có của số máy móc thiết bị, CB.CNV có trình độ tay nghề, kinh nghiệm cao và tinh thần làm việc khá tốt để có thể hợp tác phát triển sản xuất, khai thác than với các đơn vị thuộc Vinacomin hiện còn nhiều trữ lượng tài nguyên, nhằm mục tiêu nâng cao sản lượng khai thác than toàn ngành, tận dụng tiềm năng thị

trường lớn, cung cấp cho nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, tạo việc làm cho người lao động, duy trì sản xuất của công ty.

2. Nhóm chiến lược S-T

- Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang: Thực trạng về trữ lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Công ty có thể tận dụng các điểm mạnh của mình như thương hiệu, năng lực sản xuất và tài chính để có thể mua hoặc thuê lại những nguồn tài nguyên chưa khai thác của các công ty khác nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc mua lại toàn bộ công ty hiện đang kinh doanh ở những ngành nghề khác để mở rộng phạm vi và lĩnh vực kinh doanh.

- Chiến lược hội nhập về phía sau: Để tránh thiệt hại do các yếu tố đầu vào là nguồn tài nguyên được giao khai thác đã bị suy giảm, trong khi đó công ty lại có lực lượng lao động lớn, năng lực về máy móc thiết bị đã được đầu tư rất lớn. Để duy trì sản xuất, tạo việc làm, ổn định đời sống và thu nhập cho lao động trong công ty. Là một đơn vị trực thuộc, đề nghị Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam can thiệp, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét giao lại diện quản lý, khai thác nguồn tài nguyên than tại Quảng Ninh để công ty có thể duy trì sản xuất.

- Chiến lược phát triển sản phẩm: Sử dụng thế mạnh về thương hiệu, tài chính và công nghệ sản xuất hiện đại, Công ty cổ phần than Hà lầm - Vinacomin đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm nhằm tạo ra sản phẩm vượt trội so với đối thủ để giảm sức ép cạnh tranh về giá, chất lượng cũng như vượt qua các rào cản về đảm bảo môi trường và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

- Chiến lược hội nhập về phía trước: Nhằm tận dụng thế mạnh về thương hiệu, năng lực hiện có của số máy móc thiết bị, tài chính mạnh, công nghệ sản xuất hiện đại, CB.CNV có trình độ tay nghề, kinh nghiệm cao và tinh thần

làm việc khá tốt, đề nghị Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam để mở rộng tìm kiếm, thăm dò, khai thác khoáng sản ở các vùng khác ngoài địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tận dụng khả năng tài chính để lập các chi nhánh, mở rộng sản xuất đảm bảo ổn định, phát triển.

3. Nhóm chiến lược W-O

- Chiến lược phát triển thị trường: Cùng với công nghệ chế biến hiện đại giúp Công ty cổ phần than Hà lầm - Vinacomin nghiên cứu ra những sản phẩm mới, kiểm soát chặt chẽ và cải tiến chất lượng sản phẩm hiện có để tận dụng được cơ hội khai thác các thị trường mới đặc biệt là thị trường xuất khẩu trong khi nhu cầu về các sản phẩm ngoài than ngày càng tăng.

- Chiến lược phát triển sản phẩm: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển, tăng cường quảng cáo cho những sản phẩm mới, đồng thời chú trọng thu thập thông tin thị trường để tận dụng cơ hội phát triển sản phẩm cho thị trường hiện tại (các sản phẩm ngoài than hiện đang sản xuất, khai thác tại Quảng Ninh).

4. Nhóm chiến lược W-T

- Chiến lược hội nhập về phía sau: Chủ động triển khai thăm dò, tìm kiếm các nguồn tài nguyên khoáng sản ở dưới mức -300 thuộc ranh giới tài nguyên được giao, nếu khả thi về trữ lượng, tiến hành nghiên cứu cứu tìm giải pháp tổ chức khai thác sản xuất đảm bảo hiệu quả

- Chiến lược hội nhập về phía trước: Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng cơ bản tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo các chương trình hợp tác đầu tư mở rộng sản xuất đã triển khai trước đó.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần than Hà Lâm - Vinacomin đến năm 2020 (Trang 92)