2.3.2.1. Môi trường vĩ mô 1. Yếu tố về phát triển kinh tế
Việt Nam ra nhập WTO cuối năm 2006 là bước triển khai chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam nhằm phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 và giai đoạn sau đó.
Ngành than là một ngành năng lượng phục vụ cho nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, do đó các chính sách kinh tế vĩ mô như: Phát triển các ngành công nghiệp, năng lượng, giá than, cơ cấu đầu tư,...có ảnh hưởng rất lớn đến cung - cầu về than cũng như giá than trên thị trường. Đây có thể là nhân tố tạo thuận lợi hay cản trở khả năng tiêu thụ sản phẩm của ngành. Theo chính sách phát triển năng lượng bền vững và cơ cấu phát triển hợp lý giữa các ngành điện - than - dầu, khí cho thấy: Trong tương lai, nhu cầu về than của nền kinh tế quốc dân sẽ tăng theo qui hoạch sẽ là: + Năm 2015: 55 – 58 triệu tấn;
+ Năm 2020: 60 – 65 triệu tấn; + Năm 2025: 66 – 70 triệu tấn; + Năm 2030: trên 75 triệu tấn.
Đây là nhân tố tạo ra nhiều cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp của Tập đoàn. Tuy nhiên, hiện nay và trong tương lai, ngành than cũng
phải đối mặt một số khó khăn nhất định trong tiêu thụ sản phẩm do chính sách tăng giá than nội địa của Chính phủ.
2. Yếu tố về môi trường chính trị, luật pháp
- Tình hình chính trị của Việt nam rất ổn định.
- Việt nam ngày càng hoàn thiện môi trường kinh doanh: các chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế; cải cách hành chính; tiếp tục sửa đổi, bổ sung luật đầu tư nước ngoài, luật môi trường, luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật thuế giá trị gia tăng, luật lao động, v.v… cho phù hợp với môi trường kinh doanh trong nước cũng như quy định của điều ước quốc tế;
- Năm 2007 Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, điều này đã tạo sân chơi cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều điều kiện tham gia thị trường thế giới dễ dàng hơn nhưng cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành nghề có nền công nghệ còn hạn chế;
- Hệ thống pháp luật còn thiếu các quy định hướng dẫn cụ thể, chưa khả thi, thiếu tính thực tế. Thủ tục hành chính rườm rà, quy định chồng chéo giữa các văn bản, phân công trách nhiệm quản lý không rõ ràng đã làm cản trở đến hoạt động của doanh nghiệp;
- Ý thức thi hành pháp luật chưa tốt, vẫn còn tình trạng không tuân thủ các biện pháp và những quy định về bảo vệ môi trường đặc biệt đối với các doanh nghiệp khai thác, chế biến than.
3. Yếu tố xã hội
Trong nền kinh tế nước ta, ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm, cung cấp nhiên liệu cho hoạt động của các ngành công nghiệp khác như: điện, giấy, xi măng,… Do đó, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với ngành than nói chung và Công ty CP Than Hà lầm – Vinacomin nói riêng. Tốc độ tiêu thụ các sản phẩm ngành than
chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu đối với các sản phẩm của các ngành tạo cầu cho ngành than tăng trưởng nhanh chóng nên nhu cầu than và các sản phẩm công nghiệp than tăng lên tương ứng.
Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, mức cầu của ngành than giảm sút nên doanh thu và lợi nhuận của Công ty sẽ bị giảm sút tương ứng.
4. Yếu tố tự nhiên
Trong thời gian vừa qua tình hình thời tiết, khí hậu đã có nhiều thay đổi bất thường do sự nóng lên của Trái đất, hiện tượng enlinô, enlina diễn ra nhiều khu vực gây nắng hạn hoặc mưa lớn bất thường phải ngừng sản xuất cục bộ gây khó khăn cho ngành khai thác mỏ, đặc biệt các mỏ lộ thiên. Sức ép của sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác đòi hỏi ngày càng nghiêm ngặt hơn nhất là việc bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất than phải tăng cường bảo vệ, cải tạo hoàn nguyên môi trường, thay đổi và hoàn thiện công nghệ khai thác để đảm bảo môi trường xanh, sạch.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, lượng mưa hàng năm rất lớn, mưa lớn tràn qua các tầng khai thác trên cao, cuốn theo bùn đất, than trôi xuống đáy mỏ, do đó mỗi năm đáy mỏ phải hứng chịu khoảng vài chục triệu mét khối nước và hàng trăm nghìn khối bùn. Đây là rủi ro đặc thù ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công tác khai thác than lộ thiên.
Ngoài ra, sự biến động về địa chất, quy hoạch khai thác v ùng chưa ổn định… cũng là một trong các yếu tố tác động của môi trường tự nhiên đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng rủi ro đặc thù ngành khai thác của Công ty.
Mặt khác, nguồn tài nguyên thiên nhiên là có hạn, do đó có rủi ro về cạn kiệt nguồn khai thác và đòi hỏi Công ty phải tìm kiếm những nguồn khai thác mới.
Đến năm 2015 cơ bản đạt các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm (đô thị, khu dân cư, điểm du lịch…); đến năm 2020, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn các vùng mỏ.
5. Yếu tố khoa học, công nghệ
Các thiết bị thi công phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được nhập khẩu từ các nước như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Liên Xô.... với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo an toàn và phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.
6. Bối cảnh quốc tế
Nguồn cung ứng than trên thế giới rất nhiều: Indonesia, Úc, Nga, Mông Cổ, Triều Tiên, Mỹ, Ukraina đều là những nước xuất khẩu than rất lớn. Mỗi năm Indonesia xuất khẩu 300 triệu tấn than, Úc cũng xuất khẩu ở mức đó, còn Việt Nam chỉ xuất khẩu hơn 12 triệu tấn.
Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhập khẩu than đá của Việt Nam trong năm 2013 với 9,86 triệu tấn, giảm 18,6% và chiếm gần 77% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tiếp theo là thị trường Nhật Bản: gần 1,25 triệu tấn, tăng 18,9% và Hàn Quốc: 1,07 triệu tấn, bằng với năm trước…
Năm 2013 là một năm khó khăn đối với ngành than do khai thác ngày càng xuống sâu và xa hơn, làm cung độ vận chuyển than tăng, hệ số bóc đất tăng, gia tăng chi phí sản xuất than đồng thời mức thuế xuất khẩu than 10% như hiện nay của Việt Nam được coi là cao nhất trên thế giới.
Bên cạnh đó, giá cả đầu vào tiếp tục tăng cao như giá xăng dầu, giá thép chống lò, giá điện tăng, giá gỗ lò và giá các nguyên vật liệu khác đều điều chỉnh tăng.
Than trong nước tiếp tục giảm do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai vận hành hết công suất các nhà máy thuỷ điện, giảm phát công suất các nhà máy nhiệt điện đốt than. Vì vậy, năm 2014 kế hoạch đặt ra của Vinacomin thấp hơn 2013, tiêu thụ than chỉ “dè dặt” ở mức 35 triệu tấn, trong nước là 27 triệu tấn, xuất khẩu chỉ 8 triệu tấn. Ở các lĩnh vực khác, Vinacomin phấn đấu mục tiêu sản lượng điện phát thương mại đạt 8,5 tỷ kWh. Ngoài ra, với con số tồn kho 8 triệu tấn than của Vinacomin trong năm 2013, yêu cầu cao nhất cho ngành than là duy trì sản xuất ổn định, nâng cao năng suất, hiệu quả để tăng trưởng hợp lý, bền vững.
Tiềm năng thị trường và lĩnh vực khai thác than TKV đã phát triển được nhiều ngành công nghiệp mới liên quan đến sản xuất than như: xây dựng các nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu xây dựng, liên doanh lắp ráp xe tải, máy xúc EKG, máy đào lò, kinh doanh du lịch… đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách về pháp luật lao động, giải quyết công văn việc l àm và một số chính sách xã hội khác.
Trong số các mỏ đang hoạt động (không kể các mỏ than địa phương và than bùn) có 32 mỏ đã được thăm dò tỉ mỉ, 14 mỏ đã được thăm dò sơ bộ, chỉ còn 5 mỏ là đang ở giai đoạn tìm kiếm tỉ mỉ. Ngoài ra, để chuẩn bị tài nguyên cho tương lai, TKV đã được Chính phủ cho phép hợp tác với Tập đoàn phát triển năng lượng và công nghiệp (NEDO) của Nhật Bản tiến hành thăm dò đánh giá tài nguyên bể than Đồng bằng sông Hồng, thăm dò đánh giá than dưới mức - 300m đến đáy tầng chứa than bể than Quảng Ninh. Như vậy, tiềm năng thị trường và lĩnh vực khai thác than là rất lớn.
2.3.2.2. Môi trường vi mô
Công ty Cổ phần Than Hà Lầm – Vinacomin là đơn vị có bề dày kinh nghiệm, với nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển của ngành than nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung, được các Bộ, ngành cũng như Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đánh giá cao. Trải qua
hơn 52 năm hoạt động trong lĩnh vực khai thác than, thương hiệu Than Hà Lầm đã giữ vững được vị thế trên thị trường do khả năng cung cấp sản phẩm than chất lượng tốt
Tài nguyên, trữ lượng than do Công ty đang khai thác là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là đại diện chủ sở hữu Nhà nước thống nhất quản lý và không tính vào giá trị tài sản của Công ty. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam giao cho Công ty quản lý tài nguyên, trữ lượng này và hàng năm Công ty khai thác than cho Tập đoàn theo hợp đồng giao nhận thầu khai thác, sàng tuyển than. Vì vậy, đối với các công ty khai thác than, thị phần tiêu thụ sẽ không được xác định.
Căn cứ trữ lượng than thăm dò và đưa vào khai thác, Tập đoàn TKV ký hợp đồng giao nhận thầu khai thác, sàng tuyển than với Công ty. Công ty CP Than Hà lầm – Vinacomin.
- Rủi ro trong khai thác
Khó khăn của ngành than gặp phải là khai thác ngày càng xuống sâu và xa hơn, làm cung độ vận chuyển than tăng, hệ số bóc đất tăng. Thêm vào đó, chi phí phục vụ khai thác than cũng tăng nhanh đáng kể như: giá xăng dầu, giá điện, thép chống ,… đẩy chi phí sản xuất than lên cao. Do đó, Công ty luôn phải nghiên cứu, tìm kiếm nguồn than mới, quản trị chi phí đầu vào chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Rủi ro đầu ra
Hiện nay Công ty khai thác và giao nộp sản phẩm cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam thông qua hợp đồng giao thầu khai thác, chế biến, kinh doanh than với Tập đoàn. Do vậy, đầu ra của Công ty hoàn toàn phụ thuộc vào Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Do đặc thù của Công ty là khai thác hầm lò kết hợp với khai thác lộ thiên, khai thác than ngày càng xuống sâu hơn nên rủi ro về an toàn lao động vẫn có thể xảy ra ngoài ý muốn chủ quan. Công ty thực hiện chặt chẽ các biện pháp bảo đảm an toàn lao động cho người lao động như: mua bảo hiểm, các công cụ dụng cụ đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, hướng dẫn người lao động thực hiện các biện pháp an toàn… nên rủi ro này được giảm thiểu.
- Rủi ro quản lý
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác , số lượng người lao động lớn nên quản lý và nhân sự cũng là một trong những yếu tố tác động đến hoạt động của Công ty. Nếu Công ty có chính sách cho người lao động tốt, lương và đãi ngộ tốt sẽ thu hút được cán bộ quản lý giỏi, giữ được những công nhân lao động lành nghề làm việc lâu dài, ngược lại, Công ty sẽ gặp khó khăn và không đảm bảo sản lượng khai thác theo kế hoạch đề ra. Đây cũng là rủi ro tiềm ẩn nếu Công ty không có chính sách đúng đắn đối với ng ười lao động.
- Rủi ro về chính sách ngành
Ngành Than là ngành kinh tế trọng điểm nên được sự điều chỉnh, điều tiết của các chính sách, chiến lược phát triển của Nhà nước. Tùy diễn biến tình hình thị trường Thế giới và nhu cầu tiêu thụ than trong nước, Nhà nước có sự chỉ đạo hoạt động của Tập đo àn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Là một công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, kế hoạch sản lượng và doanh thu, đầu ra của Công ty do Tập đo àn chi phối thông qua Hợp đồng giao thầu khai thác từng năm. Do đó, các chính sách khai thác và định hướng chiến lược phát triển chung của Tập đo àn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam sẽ tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đối với sự phát triển của Công ty.