Kết quả bán hàng vật tư nông nghiệp của công ty trong 3năm 2007-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán hàng sản phẩm vật tư nông nghiệp tại công ty cổ phẩn vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang (Trang 33)

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3năm 2007 đến

3.4.1.Kết quả bán hàng vật tư nông nghiệp của công ty trong 3năm 2007-

Giới thiệu sơ qua về sản phẩm vật tư nông nghiệp của công ty:

Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Bắc Giang kinh doanh loại mặt hàng là các loại vật tư nông nghiệp chủ yếu như đạm ure, lân, kaly, npk. Đây là những sản phẩm chủ yếu dùng trong ngành nông nghiệp để chăm sóc cây và hoa màu.

Sản phẩm vật tư nông nghiệp được gia công chế biến từ các thành phần hóa học khá độc hại, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, nó khác với các loại sản phẩm hàng hoá khác là không thể để lâu được vì dễ bị phân huỷ hoặc kết tủa làm kém phẩm chất gây hậu quả tới việc phòng bệnh, gây ô nhiễm tới môi trường, sức khoẻ của con người. Vì vậy để bảo quản tốt sản phẩm vật tư nông nghiệp công ty luôn phải có kho tàng và các phương tiện bảo quản đúng quy định.

Các sản vật tư nông nghiệp đa số là dễ ngấm nước, rất dễ phân hủy ở các nhiệt độ khác nhau và biến đổi thành hợp chất hóa học khác. Vì vậy trong quá trình sản xuất, bảo quản và tiêu thụ phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ phòng cháy chữa cháy và chống bảo quản lũ trong mùa mưa. Sản phẩm vật tư nông nghiệp có thời hạn sử dụng ngắn, khó bảo quản chính vì vậy cần có kinh nghiệm và đầu tư tài chính để có thể kinh doanh mặt hàng này.

Công ty đã kinh doanh mặt hàng này kể từ năm 2000, trải qua tròn 10 năm kinh nghiệm công ty đã chiếm lĩnh được thị trường buôn bán sản phẩm vật tư nông nghiệp trong địa bàn tỉnh Giang và đang từng bước vươn ra thị trường toàn miền Bắc.

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động bán hàng vật tư nông nghiệp của công ty trong 3 năm 2007-2009

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

2008/2007 2009/2008

Số tuyệt đối Số tương

đối Số tuyệt đối

Số tương đối

Doanh thu thuần 60.456.098.212 63.748.846.00 0 68.674.019.11 1 3.292.747.788 5.45% 4.925.173.111 7.73% Giá vốn hàng bán 54.876.278.000 56.090.129.64 9 59.198.068.222 1.213.851.649 2.21% 3.107.938.573 5.54% Lãi gộp 7.579.820.212 7.658.716.351 9.475.950.889 78.896.139 1.04% 1.817.234.538 23.97% Chi phí bán hàng 920.289.098 1.076.223.188 1.550.230.456 155.934.090 16.94% 474.007.268 44.04% Các chi phí khác 849.334.193 900.000.000 1.020.349.666 50.665.807 5.97% 120.349.666 13.37% Lợi nhuận trước thuế 5.810.196.921 5.682.493.163 6.905.370.767 -127.703.758 -2.19% 1.222.877.604 21.52% Lợi nhuận sau thuế 4.183.341.783 4.091.395.077 4.971.866.952 -91.946.706 -2.19% 880.471.875 21.52%

Qua bảng số liệu trên ta thấy được doanh thu bán hàng sản phẩm vật tư nông nghiệp tăng lên từng năm. Cụ thể năm 2008 tăng so với năm 2007 là 3.292.747.788 đồng tương ứng với 5.45% và năm 2009 tăng so với năm 2008 là 4.925.173.111 đồng tương ứng với 7.73%. Điều này chứng tỏ tốc độ tiêu thụ sản phẩm vật tư nông nghiệp là khá tốt. Tuy vậy tốc độ tăng còn chậm là do công ty chưa mở rộng được thị trường tiêu thụ và công ty bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến tình hình tài chính của công ty không thực sự tốt. Đầu năm 2008 giá cả của một số mặt hàng chủ chốt trong sản xuất và tiêu dùng tăng đột biến khiến giá vật tư nông nghiệp cũng tăng cao làm nhu cầu mặt hàng này có phần giảm xuống. Việc tăng giá của một số mặt hàng như xăng dầu, điện nước…làm chi phí bán hàng và các chi phí khác như chi phí vận chuyển, chi phí thuê kho bãi, thuê nhân công liên tục tăng lên. Cụ thể: với chi phí bán hàng thì năm 2008 tăng so với năm 2007 là 16,94%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 44,04%, với các chi phí khác thì năm 2008 tăng so với năm 2007 là 5.97%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 13.37%. Đối với lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty, năm 2008 giảm so với năm 2007 là 2.19%, nguyên nhân của sự giảm sút này là do năm 2008 doanh thu tăng chậm nhưng các chi phí lại tăng cao so với năm 2007, chủ yếu do những tác động tiêu cực từ nền kinh tế như lạm phát, khả năng huy động tài chính yếu kém từ hệ thống ngân hàng…Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 21.52%, bước sang năm 2009 nền kinh tế ổn định trở lại, hơn thế nữa sự tăng trưởng này được lý giải bởi hai yếu tố: thứ nhất, công ty mở rộng thị trường bán sản phẩm vật tư ra các tỉnh phía Bắc như : Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn…và đã từng bước chiếm lĩnh được một thị phần nhất định tai các thị trường kể trên. Thứ hai, nhà cung cấp chính của công ty là công ty Hóa chất và phân đạm Hà Bắc đã hoàn thành dây truyền sản xuất vật tư nông nghiệp mới và đưa vào sử dụng đạt năng suất cao. Chính bởi vậy mà nguồn hàng và số lượng hàng hóa cung cấp cho công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Bắc Giang luôn rất ổn định,theo nhu cầu của công ty và với giá cả ưu đãi hơn.

Từ các kết quả trên đã chứng tỏ hoạt động kinh doanh sản phẩm vật tư nông nghiệp của công ty đã có những kết quả rất đáng khả quan trong bối cảnh nền kinh tế bị khủng hoảng. Công ty cần cố gắng hơn nữa để tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác bán hàng sản phẩm vật tư nông nghiệp.

3.4.2.Quy trình xây dựng kế hoạch bán hàng vật tư nông nghiệp tại công ty

3.4.2.1.Dự báo bán hàng tại công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang

Công ty đã tiến hành dự báo bán hàng căn cứ vào một số chỉ tiêu: chiến lược phát triển: Đạt mức tăng trưởng từ 15% đến 20%/ năm, căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của những năm trước (lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 đạt 5.3 tỷ đồng, năm 2008 đạt 6.5 tỷ đồng và năm 2009 đạt 8.6 tỷ đồng) Căn cứ vào các quy định và pháp luật của Nhà nước về buôn bán và kinh doanh mặt hàng vật tư nông nghiệp. Ngoài ra công ty luôn theo dõi sát các chỉ số nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng(GDP), chỉ số lạm phát, chỉ số tiêu dùng, mật độ dân số…để có thể đưa ra được các dự báo bán hàng chính xác.

Kết quả dự báo bán hàng của công ty được thể hiện thông qua các chỉ tiêu: - Quy mô thị trường:

Sau khi chiếm lĩnh được thị trường tỉnh Bắc Giang, công ty đang cố gắng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm vật tư nông nghiệp ra toàn miền Bắc. Trong thời gian từ năm 2006 đến nay công ty đẩy mạnh việc tiêu thụ ra các khu vực thị trường mới như: Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương…Công ty chú trọng đặc biệt đến việc thâm nhập và mở rộng thị trường ra các tỉnh miền núi phía bắc vì đây được xác định là thị trường rất tiềm năng cần được khai phá.

- Sức mua của thị trường:

Do quy mô thị trường được mở rộng và nhu cầu thị trường đối với sản phẩm vật tư nông nghiệp tăng lên nên sức mua của thị trường cũng không ngừng tăng lên. Năm 2008 tuy trong bối cảnh khủng hoảng của nền kinh tế nhưng sức mua của thị trường với sản phẩm vật tư nông nghiệp cũng tăng 10% đến 13% so với năm 2007; năm 2009 tăng so với năm 2008 từ 15% đến 20%. Đây là những thông tin quan trọng giúp việc dự báo bán hàng chính xác và hiệu quả.

- Thị phần:

Năm 2006 thị phần của công ty trên thị trường Bắc Giang là 32%. Với chiến lược phát triển từ 15% đến 20%/ năm thì tính đến hết năm 2009 thị phần của công ty trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đạt 37%. Đây là một kết quả rất khả quan trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường như hiện nay.

- Dự báo yếu tố thời vụ:

Do đặc thù sản phẩm kinh doanh chính của công ty là sản phẩm vật tư nông nghiệp có tính thời vụ cao nên việc dự báo yếu tố thời vụ là hết sức quan trọng. Hàng năm vào các vụ nông nghiệp chính (vụ đông và vụ xuân) nhu cầu tiêu thụ sản phẩm vật tư nông nghiệp tăng rất cao. Ngoài ra tại các tỉnh miền núi phía bắc vào mùa hè và mùa xuân là 2 thời gian chính trong năm để chăm sóc các vườn, trang trại, đồn điền cây ăn quả… Chính vì vậy tại những khoảng thời gian này sản phẩm vật tư nông nghiệp của công thi đạt tốc độ tiêu thụ rất tốt. Mức tiêu thụ có thể tăng từ 150% đến 200% so với những tháng còn lại. Nắm bắt được tình hình này sẽ giúp công ty dự báo bán hàng hiệu quả.

- Dự báo yếu tố cạnh tranh: Cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay. Cạnh tranh xét theo chiều hướng tích cực lại là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của công ty. Kinh doanh sản phẩm vật tư nông nghiệp công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như: công ty Vật Tư bảo vệ thực vật I, II, công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Hoàng Dương, công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Bắc Ninh, các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp tư nhân…Dự đoán chính xác yếu tố cạnh tranh giúp công ty chủ động trong các hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 3.4: Tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng sản phẩm vật tư nông nghiệp của công ty trong 3 năm 2007-2009

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành Doanh thu bán hàng 59.000 60.456 102.46% 63.000 63.748 101.19% 66.000 68.674 104.05% Giá vốn hàng bán 54.800 54.876 100.12% 55.500 56.090 101.06% 59.000 59.198 100.33% Lãi gộp 6.500 7.579 116.6% 7.000 7.658 109.4% 9.000 9.475 105.28% Chi phí bán hàng 950 920 96.84% 950 1.067 112.32% 1.000 1.550 155% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận sau thuế 4.000 4.183 104.58% 4.200 4.091 97.40% 4.500 4.971 110.47%

Qua bảng số liệu ta thấy được trong các năm 2007 và năm 2009 công ty vượt được kế hoạch đề ra về lợi nhuận sau thuế. Các chỉ số chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán cũng tăng so với kế hoạch, nguyên nhân là do trong 3 năm 2007-2009 giá của tất cả các mặt hàng đều tăng cao do lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Riêng năm 2008 lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 97.40% so với kế hoạch, điều này là do năm 2008 nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng, lạm phát tăng cao, công tác bán hàng của công ty chưa thật tốt để có thể không bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán hàng sản phẩm vật tư nông nghiệp tại công ty cổ phẩn vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang (Trang 33)