Phụ trách Kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thành phố Hải Dương (Trang 34)

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức Agribank chi nhánh Thành phố Hải Dương

Chức năng và nhiệm vụ của một số Phòng ban.

Giám đốc:

Là người trực tiếp lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng theo đúng quy định của NHNN, Agribank Việt Nam, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quy định của mình. Quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc được quy định tại quy chế hoạt động của Agribank Việt Nam.

Phó giám đốc:

+ Tổ chức hướng dẫn hoạt động nghệp vụ của Ngân hàng, giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh hàng ngày thuộc lĩnh vực phân công và chịu tách nhiệm trước giám đốc và pháp luật trước những quyết định của mình.

+ Phân tích tình hình kinh tế, nghiệp vụ kinh doanh, đề xuất ý kiến phục vụ cho công tác tuần, tháng, quý, năm và thực hiện chương trình đã được duyệt.

Phòng Kế hoạch và Kinh doanh.

+ Xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi với từng loại khách hàng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

+ Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án có nguồn vốn trong và ngoài nước.

+Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, nợ xấu, tìm nguyên nhân nhược điểm và cách khắc phục.

Phòng Kế toán và Ngân quỹ.

+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương.

+ Thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Agribank Viêt Nam.

+ Tổng hợp, lưu hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán và báo cáo theo quy định. + Chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp thông tin theo quy định.

Phụ vụ nhu cầu giao dịch gửi, rút tiền và dịch vụ ngân hàng khác với Khách hàng ở một số khu vực trên địa bàn Thành phố Hải Dương.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh.

2.2.2.1 Tinh hình huy động vốn.

Chi nhánh đã xác định công tác huy động nguồn vốn có vai trò quyết định trong việc tăng trưởng dư nợ, trong đó nguồn vốn huy động dân cư là yếu tố cơ bản nhất cho sự tăng trưởng ổn định dư nợ.Hiểu được vị trí vai trò của việc huy động nguồn vốn nên chi nhánh đã thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn. Một mặt các phòng tự xây dựng chỉ tiêu huy động vốn cho phòng mình, mặt khác thực hiện biện pháp giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng cán bộ nhân viên đồng thời tăng cường giáo dục đội ngũ cán bộ nhân viên đổi mới tác phong giao dịch cải tiến quy trình giao dịch, tăng năng suất lao động, giảm bớt thời gian chờ đợi của khách hàng. Bên cạnh đó chi nhánh đã tích cực quan hệ với các tổ chức kinh tế lớn, có biện pháp hợp lý nhằm thu hút và giữ các khoản tiền gửi lớn. Qua số liệu từ năm 2009 đến 2013, có thể thấy tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Thành phố Hải Dương luôn đạt kết quả cao, tăng trưởng rõ rệt theo từng năm.

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn Agribank chi nhánh Thành phố Hải Dương từ 2010-2013 Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ST T về huy động vốn Tổng số

Tăng, giảm so với

2011 Tổng số số

Tăng, giảm so với 2012

+, - % +, - %

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thành phố Hải Dương (Trang 34)